Blog
15 câu cách ngôn kinh điển chứa đựng trí tuệ sâu sắc được truyền lại hàng ngàn năm
Từ xa xưa, cổ nhân đã có những câu nói chứa đựng trí tuệ sâu sắc được đúc kết từ những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống để truyền lại cho thế hệ sau.
1. Nước quá trong thì không có cá, người quá xét nét thì không có người đồng hành
Nguyên văn: “Thủy chí thanh tắc vô ngư nhân chí sát tắc vô đồ”.
Câu này cho thấy khi đối xử với người khác, bạn nên có thái độ bao dung. Nếu đòi hỏi quá cao, bạn sẽ khó phát hiện ra điểm mạnh của người khác và không thể hợp tác với người khác, cuối cùng sẽ dẫn đến sự cô lập bản thân.
2. Siêng năng dẫn đến sự xuất sắc trong công việc, còn vui đùa dẫn đến lãng phí
Nguyên văn: “Nghiệp tinh ư cần hoang ư hi”.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Việc học tiến bộ nhờ siêng năng, và lãng phí do vui chơi. Câu này cảnh báo mọi người rằng dù làm gì, nếu muốn đạt được điều gì đó thì phải làm việc chăm chỉ và không được lãng phí thời gian.
3. Trời vận động mạnh mẽ, người quân tử nên cố gắng không ngừng
Nguyên văn: “Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức”.
Các thiên thể chuyển động mạnh mẽ và liên tục, người có tài và có đức nên nỗ lực tự hoàn thiện mình giống như các thiên thể chuyển động. Đây là câu cách ngôn khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ và tiến bộ. Một người muốn thành công trong sự nghiệp thì không được ngại khó khăn, luôn động viên bản thân và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân.
4. Tài năng không ngừng được nâng cao nhờ sử dụng; tư tưởng không cạn kiệt vì được hướng dẫn
Nguyên văn: “Tài dĩ dụng nhi nhật sinh tư dĩ dẫn nhi bất kiệt”.
Câu này có nghĩa là tài năng và ý tưởng của con người chỉ có thể được nâng cao và hoàn thiện thông qua việc sử dụng liên tục nếu không có sự kích thích của việc luyện tập, tài năng và ý tưởng sẽ cạn kiệt.
5. Người không có hoài bão mạnh mẽ là không đủ sáng suốt
Nguyên văn: “Chí bất cường giả trí bất đạt”.
Những người có hoài bão không vững chắc sẽ không thể phát huy hết trí tuệ của mình. Câu này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự quyết tâm. Hoài bão vững chắc có thể mang lại cho con người động lực vô tận.
6. Bậc trượng phu chí ở bốn phương, xa nhau vạn dặm cũng như ở cạnh
Nguyên văn: “Trượng phu chí tứ hải vạn lí do bí lân”.
Những người có hoài bão lớn đều có khát vọng ở khắp nơi trên thế giới. Bằng cách này, dù có cách xa nhau hàng ngàn dặm, họ vẫn có thể giao tiếp với nhau, giống như những người hàng xóm rất thân thiết. Đây là bài thơ do Tào Chí và em trai Tào Bưu viết khi chia tay sau này, người ta thường dùng nó để động viên nhau, bày tỏ tinh thần phấn chấn.
7. Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường
Nguyên văn: “Hữu chí giả sự cánh thành”.
Những người có hoài bão lớn cuối cùng có thể đạt được sự nghiệp của mình. Thế hệ sau thường dùng câu nói này để chứng tỏ chỉ cần con người có lòng quyết tâm và kiên trì thì không có gì là không thể.
8. Phu nhân phải biết lễ nghi rồi mới cung kính, cung kính rồi nhường nhịn
Nguyên văn: “Phu nhân tất tri lễ nhiên hậu cung kính, cung kính nhiên hậu tôn nhượng”.
Người ta phải hiểu “lễ nghi” thì mới có được tấm lòng tôn trọng, và chỉ sau khi có tấm lòng tôn trọng thì mới có thể cung kính và nhã nhặn. Câu này thể hiện tầm quan trọng của việc “biết phép xã giao” và chỉ ra mối quan hệ của nó với “tôn trọng” và “nhường nhịn”. “Biết phép xã giao” là tiền đề, “tôn trọng” là phản ứng bên trong, “cung kính và nhường nhịn” chuyển thành hành động.
9. Không dùng khuôn thước thì không thành được vuông tròn
Nguyên văn: “Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên“.
Không thể vẽ hình vuông và hình tròn nếu không có compa và thước kẻ. Câu này sử dụng thực tế là những người thợ thủ công cần những công cụ nhất định để vẽ hình vuông và hình tròn, như một phép ẩn dụ rằng chúng ta nếu không được giáo dục lễ nghi và phép tắc thì chẳng thể nên người, vì vậy cần phải tuân theo những quy tắc nhất định trong cuộc sống.
10. Ăn mỗi bát cơm bát cháo phải hiểu có được chẳng phải dễ dàng; mặc tấm áo mảnh chăn luôn nhớ công sức làm ra thật khó
Nguyên văn: “Nhất chúc nhất phạn, đương tư lai xứ bất dị: bán ti bán lũ, hằng niệm vật lực duy nan”.
Dù là một miếng cháo hay một bữa ăn, dù là nửa mảnh lụa hay nửa sợi chỉ, bạn cũng nên nghĩ đến sự vất vả khi làm ra. Đây là câu nói nhắc nhở mọi người phải luôn chú ý tiết kiệm tiền và trân trọng thành quả lao động.
11. Tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình mình cũng như tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình người khác; chăm sóc trẻ em trong chính gia đình mình cũng như chăm sóc trẻ em trong gia đình người khác
Câu này thể hiện một lười chúc tốt đẹp. Mọi người nên đối xử với mọi người già và trẻ em như người thân của chính mình.
12. Sở dĩ con người cao quý hơn loài vật là vì họ có lễ nghi
Nguyên văn: “Phàm nhân chi sở dĩ quý ư cầm thú giả dĩ hữu lễ dã”.
Các thế hệ sau thường dùng câu này để minh họa tầm quan trọng của “nghi lễ” trong cuộc sống của chúng ta. Chú trọng “lễ phép” là biểu hiện của sự tu dưỡng, đạo đức bản thân.
13. Ai nói lòng tấc cỏ, báo được nắng ba xuân
Nguyên văn: Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy”.
Mạnh Giao khi đã ngoài năm mươi tuổi, đã có thể phụng dưỡng cha mẹ, “Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy” dường như muốn nói thay cho ông: Chút hồi báo như thế này có đáng kể gì so với công lao chăm sóc vô tư vô tận của cha mẹ? “Dục báo chi đức, hạo thiên võng cực” – công đức cha mẹ bao la như trời biển, muốn đền đáp cũng không có cách nào.
14. Qụa nhỏ còn biết nhả thức ăn cho bố mẹ, khi cừu con bú sữa vẫn biết quỳ xuống tạ ơn mẹ
Nguyên văn: “Từ nha thượng hoàn bộ cao dương do quỵ tú”.
Đây là bài hát nhằm khuyến khích mọi người thực hành lòng hiếu thảo. Từ khi một người sinh ra đến khi lớn lên, không biết người chăm sóc đã bỏ ra bao nhiêu công sức và vất vả! Tôn vinh những người thân đã nuôi dưỡng bạn là điều ai cũng nên làm.
15. Ta mỗi ngày tự xét bản thân mình về ba điều: Khi làm việc thay cho người khác đã tận tâm tận lực làm hay chưa? Cùng bạn hữu giao thiệp có giữ lòng trung tín không? Những điều thầy dạy đã học tốt và thực hành chưa?
Nguyên văn: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân, vi nhân mưu nhi bất trung hồ, dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ, truyền bất tập hồ”.
Đây là câu nói nổi tiếng của Tăng Tử, một học trò của Khổng Tử. Câu nói cho thấy rằng dù bạn đang học tập hay trau dồi bản thân thì bạn cũng phải luôn suy ngẫm về bản thân, để có thể duy trì những điểm mạnh, sửa chữa những khuyết điểm và không ngừng hoàn thiện bản thân ngày một tốt đẹp hơn.
Thùy Dung biên dịch
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)