Sau khi hoàng đế qua đời, phi tần phải tuẫn táng, nhưng 20 năm sau, một trong số họ đã có con với người lính canh lăng mộ
Tuẫn táng là một phong tục được con người ngày nay cho là man rợ. Nhưng sử sách từng ghi lại rằng, khi Chu Nguyên Chương băng hà hàng chục phi tần nguyện được chết theo ông.
Tục tuẫn táng
Dùng người để tuẫn táng theo người đã khuất được gọi là nhân tuẫn táng. Phong tục này bắt đầu từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Có rất nhiều ví dụ về việc các cung nữ, phi tần được chôn cất theo hoàng đế khi ông băng hà trong các tác phẩm văn học.
Ví dụ như Cát Hồng từng mô tả trong “Tây Kinh tạp ký” rằng trong lăng mộ của Chu U Vương (vị vua “vì một nụ cười của Bảo Tự” mà phóng hỏa 20 đài lừa chư hầu tứ phương)“người ta nhìn thấy hơn một trăm xác chết…có duy nhất một người đàn ông, những người còn lại đều là phụ nữ.”
Vào thời nhà Tần sau đó, tục hiến tế người trở nên phổ biến. Nhưng sau thời nhà Hán, phong tục này trở nên tương đối hiếm. Tuy nhiên, vào thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã khôi phục lại phong tục này. Thậm chí lễ nghi cũng vô cùng trang trọng và có một bộ thủ tục được thực thi nghiêm ngặt. Thế nhưng có một phi tần đã trốn thoát khỏi lăng mộ trước thời điểm tuẫn táng và thậm chí còn sinh ra một đứa con cùng với người lính canh lăng mộ.
Theo “Minh sử: Hậu phi truyền” có ghi: “Thời kỳ đầu, Thái Tổ băng hà và nhiều người trong cung đều chết theo sau người đã khuất.” Về con số, trong “Phụ lục lịch sử Thăng Chiều Đồng” ghi rằng: “Trong số đó, chỉ có 10 người nguyện ý tuẫn táng theo”. Nói cách khác, cũng có người bị ép phải chôn cất theo hoàng đế.
Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, phi tần của ông ngày đêm được canh giữ không cho trốn thoát. Hậu cung ngày nào cũng có tiếng khóc. Trong dân gian có tin đồn rằng, vào nửa đêm một ngày nọ, có một phi tần đang chuẩn bị đào thoát thì bị một người lính canh phát hiện. Người phụ nữ đã quỳ xuống đất, cầu xin và nói rằng, tiên hoàng yêu thương cô rất nhiều nên hứa sẽ để cô bí mật rời đi sau khi ông chết. Do đó, người lính canh bảo cô hãy quay về trước, vào ngày chôn cất sẽ tìm cách để giải cứu cô.
Trong nháy mắt, ngày an táng Chu Nguyên Chương đã đến. Binh lính chất tất cả người và đồ cần tuẫn táng lên xe ngựa. Đội hình gồm 50 xe nối đuôi nhau vào lăng. Toàn bộ đồ đạc được khiêng vào trong lăng mộ. Sau khi thu xếp xong mọi việc, mọi người rời đi, chỉ để lại một số lính gác.
Khi màn đêm buông xuống, một người lính canh mộ đi đến phía sau lăng, nơi cô gái đang đợi. Hóa ra trong lúc an táng, người lính đã bí mật thả cô ra và yêu cầu cô đợi ở đây. Để che giấu hoàng thất, lính canh không dám thả cô đi nên đã giấu cô ở chòi canh mộ.
Theo thời gian hai người yêu nhau, để trả ơn người lính, vị phi tần này đã cưới anh ta và sau đó sinh được một người con trai. 20 năm sau, sự việc bại lộ và được trình báo lên công đường.
Hoàng đế lúc đó rất tức giận và ra lệnh xử tử cả ba người. Nhưng, một vị lão thần trong triều khuyên can: “Nếu nàng còn sống, nhất định là ý của tiên hoàng. Nếu tiên hoàng đã đồng ý thì tại sao chúng ta lại ngăn cản? Nên để gia đình họ làm người bảo vệ cho lăng mộ hoàng thất thì tốt hơn“. Hoàng đế nghe những gì đã nói cảm thấy hợp lý nên tha chết cho họ. Dần dần không còn ai nhắc về câu câu chuyện này nữa.
Nguồn: Soundofhope (Lý Tĩnh Nhu).