Người sống lâu là người có chừng mực trong mọi việc và không làm theo ý muốn của riêng mình. Vì sức lực và thể lực của người già có hạn nên làm việc cần vừa phải. Thay vì chăm chỉ như thời trẻ, người già nên dành thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, thong thả, không nên tùy tiện để rồi kiệt quệ. Chính xác thì “lười biếng” là gì?
1. “Lười” ăn nhiều
Ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Nếu nạp thức ăn quá nhiều trong thời gian dài dễ làm tổn thương đường tiêu hóa và dẫn đến bệnh tật.
Nếu ăn quá nhiều và ăn nhiều bữa trong một ngày sẽ dẫn đến béo phì. Đây là một nguyên nhân có thể gây ra các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ.
Những người sống lâu hơn thường có thói quen cắt giảm khẩu phần cho mỗi bữa ăn. Họ chỉ ăn no từ 70% đến 80%, không ăn quá nhiều, không ăn để thỏa mãn vị giác, và ăn uống đúng giờ.
Nhất là người già, thực đơn của họ nên nhẹ nhàng, ưu tiên nhiều rau củ quả, hạn chế thịt, ít muối và thêm dấm, đồ ăn phải chín mềm và giàu chất dinh dưỡng.
Người già nên ăn ít hoặc không ăn những thức ăn cứng, gây khó chịu, không ăn những thức ăn ôi thiu, ẩm mốc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa.
2. “Lười” tức giận
Cảm xúc và sức khỏe có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người thường xuyên mất bình tĩnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi tức giận, cơ thể người sẽ tiết ra enzim có hại đến chức năng của gan, dẫn đến tăng huyết áp, tăng mỡ trong máu.
Người sống lâu thường lười tức giận, giữ thái độ điềm đạm, duy trì sự lạc quan, ôn hòa mỗi ngày.
3. “Lười” lo nghĩ
Áp lực cuộc sống trong xã hội ngày nay ngày càng gia tăng, con người sẽ phải suy nghĩ đến nhiều vấn đề hơn. Nhưng chất chứa quá nhiều lo lắng dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ và thiếu ngủ. Nếu người già không ngủ đủ giấc sẽ tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Do đó, người già nên bớt suy nghĩ, bớt lo lắng và để những điều gây khó chịu qua đi. Hãy lạc quan và rộng lượng, không quan tâm đến được mất, giữ tâm hồn thanh thản để có được giấc ngủ ngon.
Nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu hơn, người già nên bớt lo nghĩ đến các vấn đề vĩ mô và ngủ đủ giấc.
4. “Lười” nhanh nhẹn
Sau khi con người bước vào tuổi trung niên, họ già đi, chức năng của xương cốt suy yếu. Nếu người già đi nhanh hoặc làm việc vội vàng rất dễ bị ngã và va đập vào những vật khác.
Xương của người già đang lão hóa, không còn khả năng thích nghi với việc đi lại nhanh nhẹn. Người già nên suy nghĩ kỹ trước khi ra ngoài, giữ vững chân trên mặt đất và đi những bước vững chắc để tránh bị ngã và bị thương.
Người trẻ bị thương cơ thể có thể phục hồi, nhưng người già bị thương rất có thể đó sẽ là những tổn thương vĩnh viễn. Vì vậy, khi đến tuổi trung niên nên đi lại chậm rãi.
Ngoài bốn thứ lười biếng ra thì vận động phù hợp cũng là chìa khóa không thể thiếu để người già để giữ gìn sự dẻo dai và kéo dài tuổi thọ.
Người già nên hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày, thông qua các bài tập như thể dục dụng cụ, đi bộ, luyện khí công, vv. Các cử động nhẹ nhàng có thể giúp kích thích mỡ nội tạng tiết ra adiponectin nhiều hơn.
Kana Maruta, bác sĩ sản phụ khoa người Nhật Bản cho biết, adiponectin là một hormone protein và adipokine, có liên quan đến việc điều chỉnh nồng độ glucose và phân hủy axit béo. Trên thực tế, adiponectin chủ yếu được tổng hợp từ các tế bào mỡ. Nhưng quá nhiều chất béo sẽ cản trở quá trình sản xuất adiponectin. Do đó con người cần có một vóc dáng chuẩn và lượng mỡ vừa đủ để sản xuất adiponectin.
Bác sĩ Maruta cho biết thêm,nụ cười cũng có thể thúc đẩy quá trình tiết adiponectin, tăng khả năng miễn dịch, kích hoạt các tế bào trong cơ thể, đạt được tác dụng chống bệnh tật và các loại ung thư.
Sức khỏe và tuổi thọ là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nhất là những đang người dần đi về điểm cuối cuộc đời. Vì vậy dù bận rộn đến đâu người già cũng nên chú ý duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống tích cực, điều độ. Đồng thời nên bỏ một số thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt.
Bình thường người già nên chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể. Điều này có thể thúc đẩy quá trình đào thải độc tố một cách hiệu quả, giúp cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh hơn. Bằng cách này, tuổi thọ tự nhiên sẽ dài hơn.
Lười ăn, lười tức giận, lười lo lắng và lười nhanh nhẹn là bốn thứ người già nên cho phép mình “lười biếng” và trên đây cũng là một số phương pháp để người già áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe, duy trì tuổi thọ.
Nguồn: Secretchina (Tiểu Phương).