Chứng kiến thần tích, Tôn Quyền cho xây tháp A Dục Vương để thờ xá lợi Phật

befunky-design-6-1

Chùa Đại Báo Ân (Trung Quốc) được xây dựng từ thời Tam Quốc trên lãnh thổ Đông Ngô để lưu giữ xá lợi Phật. Tuy nhiên để Tôn Quyền ủng hộ việc xây chùa tháp cũng như hoằng dương Phật Pháp, sư đồ Khương Tăng Hội đã phải trai giới suốt 3 tuần lễ, khi đó thần tích xuất hiện. Lúc bấy giờ Tôn Quyền mới tin vào Phật Pháp

Phật giáo truyền vào Đông Ngô

  Vào thời Tam Quốc, Phật giáo được du nhập vào Đông Ngô. Tuy nhiên, theo ghi chép trong “Kim Lăng phạm sát chí”, khi Tôn Quyền lên nắm quyền Đông Ngô, Phật giáo vẫn chưa hưng thịnh. 

  Vào năm 248, hoàng đế nước Đông Ngô là Tôn Quyền đang xử lý việc triều chính trong cung Kiến Nghiệp thì có một vị đại thần đến bẩm cáo rằng, có một người Hồ gần đây đã vào lãnh thổ Túc Châu, ông ta tự xưng là sa môn, hình dáng và trang phục rất kỳ lạ, nên lệnh cho người tra nghiệm. 

  Lần đầu tiên Tôn Quyền nghe nói đến sa môn, ông đã hỏi nó có nghĩa là gì. Một số quan chức cho rằng, ông ta đã dựng tượng Phật trong túp lều do mình xây dựng và truyền ra bên ngoài rằng, Đức Phật là bậc đại giác ngộ, vượt qua sinh tử và đã thoát khỏi mọi đau khổ của thế gian. Nhưng ông ta có chiếc mũi cao, đôi mắt sâu, đầu cạo trọc nên không có nhiều người dám tin. 

  Tôn Quyền nói: “Khi Hán Minh Đế mơ thấy một vị thần. Vị thần tự xưng là Phật. Chẳng lẽ tín ngưỡng của người này cũng giống như ông ấy? Hãy đưa người này đến gặp ta”.

Chứng kiến thần tích, Tôn Quyền cho xây tháp A Dục Vương để thờ xá lợi Phật
Ảnh: Epailive.

Theo ghi chép trong lịch sử, Khương Tăng Hội xuất gia khi cha mẹ ông qua đời và ngay sau khi tang lễ kết thúc. Ông tuân thủ nghiêm ngặt giới luật Phật giáo, là người rộng lượng, hiền lành và sâu sắc. Để quảng bá Phật Pháp, ông đã đến Đông Ngô, Tôn Quyền nhìn thấy dáng vẻ uy nghiêm và đôi mắt sáng ngời của người này, trong lòng vui mừng nên trước tiên hỏi tên và quê quán của ông.

    Nhà sư tự giới thiệu mình tên là Khương Tăng Hội, tổ tiên của ông là người nước Khương Cư và đã sống ở Thiên Trúc qua nhiều thế hệ, nhưng ông lớn lên ở Giao Chỉ (nay thuộc Việt Nam).

   Tôn Quyền hỏi Phật có tác dụng gì, Khương Tăng Hội trả lời: “Đã hàng nghìn năm trôi qua kể từ khi Đức Phật nhập niết bàn. Khi đó người ta hỏa táng Đức Phật thì thấy có xá lợi, ánh sáng thần thánh chiếu rọi. Vua A Dục (tức vua Asoka hay A Dục Vương) đã dựng 84.000 ngôi chùa để cất chứa và thờ cúng chúng. Người đời sau cũng tiếp tục xây dựng chùa tháp để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của Đức Phật là hoằng dương Phật Pháp. Tôi hy vọng bệ hạ sẽ giúp đỡ.” 

  Tôn Quyền nói rằng, trong vòng 7 ngày, nếu Khương Tăng Hội có thể lấy được xá lợi về cho ông xem. Khi tận mắt chứng kiến di vật, Tôn Quyền sẽ dựng chùa tháp cho họ. 

  Trở về túp lều, Khương Tăng Hội kể cho đệ tử nghe câu chuyện. Sau đó ông cùng chúng đệ tử đi tắm và thay y áo. Họ thành tâm trai giới trong căn phòng yên tĩnh và đặt một chiếc bình đồng trên bàn hương án. Ngày đêm đốt hương, lễ bái nghênh thỉnh xá lợi giáng lâm.

Chứng kiến thần tích, Tôn Quyền cho xây tháp A Dục Vương để thờ xá lợi Phật
Minh Họa Hương Tăng Hội (ảnh: Viennghiencuuphathoc).

  Đáo hạn 7 ngày nhưng trong bình vẫn không có gì. Khương Tăng Hội xin gia hạn thêm 7 ngày nữa, Tôn Quyền đồng ý. Tuy nhiên, 14 ngày đã trôi qua mà vẫn không có hạt xá lợi nào xuất hiện, Tôn Quyền có chút tức giận.

   Khương Tăng Hội cho rằng, có lẽ một số đệ tử của ông kinh sợ trước quyền lực của hoàng đế khiến tâm không tịnh, nên ông đã xin gia hạn thêm 7 ngày. Tôn Quyền đồng ý. 

Thần tích xuất hiện

  Khương Tăng Hội bảo các đệ tử của mình phát thệ ước: “Nếu không được nữa sẽ đi chết”. Vì thế mọi người đã thành tâm cầu nguyện hơn. Đến ngày thứ 7, từ sáng, đến trưa, cho đến tối, bình đồng vẫn trống rỗng. Nhưng đến canh năm, trong bình vang lên một âm thanh lớn, Khương Tăng Hội đích thân đến xem và thấy xá lợi. Đây là nguồn gốc của câu chuyện cảm ứng xá lợi Phật.

  Sau khi bình minh, Khương Tăng Hội đến gặp Tôn Quyền với chiếc bình đồng trên tay. Các văn võ bá quan trong triều cũng đến xem xá lợi. Họ nhìn thấy năm màu ánh sáng chiếu lên chiếc bình đồng, tất thảy đều kinh ngạc. 

  Tôn Quyền cầm bình đồng đổ xá lợi ra chiếc đĩa đồng. Xá Lợi rơi xuống, đĩa đồng lập tức vỡ tan khiến Tôn Quyền kinh ngạc: Dù trễ hẹn nhưng đó là sự thật. Tôn Quân thở dài: “Đây là một sự kiện tốt lành hi hữu”.

  Khương Tăng Hội nói với Tôn Quyền rằng, xá lợi của Đức Phật rắn chắc đến mức “lửa không thể đốt cháy và chày kim cương không thể giã”.

 Tôn Quyền nghe nói vậy liền ra lệnh đặt xá lợi lên đe và cho các chiến binh dùng búa đập mạnh. Đến khi đe và búa đã nứt thành các rãnh nhưng xá lợi Phật vẫn còn nguyên vẹn. Từ đó Tôn Quyền rất khâm phục.

 Không thất hứa, Tôn Quyền lập tức ra lệnh xây dựng chùa tháp và cho phép sư đồ của Khương Tăng Hội truyền dương Phật Pháp.

Chứng kiến thần tích, Tôn Quyền cho xây tháp A Dục Vương để thờ xá lợi Phật
Từ Hiển Khanh hoạn tích đồ – Lộc Minh triệt ca – sau kỳ thi hương ở Ứng Thiên Phủ tranh của Từ Hiển Khanh vào năm Long Khánh thứ 2, ở phần hậu cảnh có vẽ chùa Đại Báo Ân ở Nam Kinh (ảnh: Aboluowang).

Tháp A Dục Vương tiền thân của chùa Đại Báo Ân

   Vì đây là ngôi chùa đầu tiên ở Giang Đông nên được đặt tên là chùa Kiến Sơ. và khu tự viện được gọi là Phật Đà. Ngoài ra, Tôn Quyền còn xây dựng tháp A Dục để lưu giữ xá lợi cảm ứng. Tháp này là tiền thân của chùa Đại Báo Ân sau này, được xây dựng bởi Minh Thái Tổ Chu Đệ. 

  Vào tháng 8 năm 2008, một loạt di tích văn hóa tầm cỡ thế giới được phát hiện, trong đó có Thất Bảo trong tháp A Dục Vương được phát hiện trong một bức thư được khai quật từ cung điện ngầm của khu chùa Đại Báo Ân. Trong đó có xương của Đức Phật. Chứng tỏ việc Tôn Quyền đã xây dựng tháp A Dục để thờ xá lợi Phật là chuyện chính xác. 

Tôn Hạo từ phỉ báng Phật Pháp chuyển sang kính tin

  Hơn 20 năm sau khi Tôn Quyền qua đời, Tôn Hạo, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Đông Ngô lên ngôi. Ông ta bạo ngược vô độ, hạ lệnh phế bỏ nhiều nghi lễ tế tự ở địa phương, và không tin vào sự tồn tại của Thần Phật.

  Khi đó nhiều ngôi chùa đã bị phá bỏ. Nhiều đại thần khuyên ông không nên làm điều này, nói rằng chùa là do tiên vương xây dựng, nếu dễ dàng phá bỏ sẽ bị trời trừng phạt, hối hận cũng không kịp. Tuy nhiên Tôn Hạo vẫn không quan tâm.

  Ông ta còn cử Trương Dục Dục, một người cũng không tin vào thần Phật và có tài ăn nói lưu loát, đến chùa Kiến Sơ để cật vấn Khương Tăng Hội.

  Trương Dục và Khương Tăng Hội đối đáp qua lại. Từ sáng đến tối, Trương Dục vẫn không thể khiến Khương Tăng Hội khuất phục. 

  Về sau, khi Tôn Hạo nghe Trương Dục nói Khương Tăng Hội tài trí minh đạt, không phải hạng phàm phu thô tục, nên đã đón ông vào triều để hỏi về quả báo thiện ác. 

  Khương Tăng Hội dùng ngôn ngữ đơn giản để nói cho Tôn Hạo dễ hiểu rằng: “Kẻ làm điều ác tự lập địa ngục cho mình, người làm điều thiện tự lập thiên đường cho mình. Thiên đường hay địa ngục là tự mỗi người chiêu mời lấy. Dùng điều này để khuyến thiện và trừ ác, đồng thời xác định mức độ chịu khổ và hưởng thụ để biết trước”.

 Tôn Hạo không thể phản bác Khương Tăng Hội nên đã ngừng phá hủy chùa tháp, nhưng ông ta vẫn không tin Phật Pháp.

Vào một ngày nọ, vệ binh đang tu sửa hoa viên trong hậu cung thì đào được một bức tượng vàng từ dưới đất. Họ mang trình lên Tôn Hạo. Ông ta đã đổ đầy phân bất tịnh lên tượng và cho các quần thần vui đùa chế nhạo.

Chứng kiến thần tích, Tôn Quyền cho xây tháp A Dục Vương để thờ xá lợi Phật
Ảnh: Zhihu.

 Ngay sau đó toàn thân Tôn Hạo sưng lên, vùng kín đặc biệt đau đớn. Ông ta vì quá kinh hãi nên dùng tay lật ngửa bàn, ngã khỏi ghế và hét lên điên cuồng. Thái sử Chiêm Bốc nói: “Đây là do đã mạo phạm đến đại thần”.

 Sau khi Tôn Hạo đến chùa thắp hương sám hối, cơn đau nhức trên cơ thể ông nhanh chóng biến mất. Từ đó, ông đã loại bỏ hoàn toàn mọi ý nghĩ xấu xa về Phật Pháp, đồng thời nhờ Khương Tăng Hội đến thuyết pháp và hỏi chi tiết về nguyên nhân của họa phúc.

 Tôn Hạo đã có ngộ tính nên nghe xong liền cảm thấy có thiện cảm, sau mười ngày liền khỏi bệnh. Sau đó Tôn Hạo ra lệnh cho mọi người trong cung đều phải tin vào Phật Pháp. Sự ủng hộ và hoằng dương của Tôn Quyền, cũng như sự thay đổi tư tưởng của Tôn Hạo đã thúc đẩy quá trình truyền bá của Phật Pháp ở vùng Giang Nam. 

 

Nguồn: Aboluowang (Lý Quảng Tùng).

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: