Blog
Đường Tăng trước khi thành Phật lưu luyến, không nỡ buông bỏ vật gì nhất?
Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân viết vào thế kỷ 16, là một câu chuyện kể về bốn thầy trò Đường Tăng và một con bạch long mã đi về Tây Thiên để thỉnh kinh. Rất nhiều người kính phục Đường Tăng vì không ngại mọi khó khăn, một lòng theo cầu chân kinh, nhưng mọi người có biết trước khi ông thành Phật ông nhớ vật gì nhất không?
Đường Tăng trên đường thỉnh kinh gặp phải nhiều yêu quái và những con đường nguy hiểm, điều này đã gây ra rất nhiều nỗi sợ hãi. Trước khi hoàn thành quá trình tu luyện từ người thành Phật, tâm sợ hãi của Đường Tăng phải được loại bỏ. Vượt qua trùng trùng gian hiểm, cuối cùng thầy trò Đường Tăng đã đặt chân đến Linh Sơn thánh địa.
Những tưởng từ đây có thể ung dung rước chân kinh về phương Đông, ngờ đâu bị A Nan, Ca Diếp “vòi tiền hối lộ”. Chi tiết này là một trong những tình tiết bất ngờ và gây thắc mắc nhất trong Tây du ký, mỗi người một cách hiểu khác nhau.
A Nan, Ca Diếp hai vị tôn giả của Phật Tổ Như Lai dẫn Đường Tăng và các đệ tử đi lấy chân kinh.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
A Nan, Ca Diếp hỏi Đường Tăng.
– Thánh Tăng từ Đông Thổ tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây, xong chúng tôi mới trao kinh cho.
Tam Tạng nghe xong nói: Đệ tử vượt đường sá xa xôi, không chuẩn bị được quà cáp gì cả.
Hai vị tôn giả cười nói:
– Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau chết đói mất!
Thế là A Nan, Ca Diếp đã đưa cho Tam Tạng chân kinh không chữ.
Đức Phật Tổ không muốn lãng phí hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng và các đồ đệ nên đã yêu cầu tôn giả Bạch Hùng cưỡi gió và dùng thần thông của mình để giật lấy chân kinh không chữ và ném chúng đi.
Tôn Ngộ Không nhìn thấy túi chân kinh bị rơi, bị gió thơm thổi bay, khi nhìn ra thì phát hiện bên trong sách kinh đều là màu trắng không có chữ nào. Đường Tăng lại quay lại gặp Phật Tổ Như Lai, còn báo việc tôn giả A Nan, Ca Diếp đưa kinh không chữ.
Đức Phật không hề trách cứ tôn giả A Nan, Ca Diếp, thậm chí còn mỉm cười nói:
Các ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người vòi lễ các ngươi ta đã biết rồi. Có điều kinh cũng không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được.
Trước kia các Tỳ Kheo thánh tăng xuống núi cũng đem kinh này tụng hết một lượt cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ, giúp cho nhà ấy người sống yên ổn, kẻ chết siêu thoát, thế mà chỉ lấy có ba đấu ba bơ vàng cốm của họ mang về thôi. Ta còn bảo họ bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà tiêu. Sau đó lại sai hai vị tôn giả lấy chân kinh có chữ, trong mỗi bộ lấy ra vài tập đưa cho Đường Tăng.
Hai vị tôn giả tiếp đón bốn thầy trò Đường Tăng tới Chân Lâu Bảo Các, tiếp tục hỏi Đường Tăng một số chuyện.
Để có được chân kinh có chữ, Tam Tạng không còn gì để nịnh nọt nên đành phải lập tức ra lệnh cho Sa Tăng lấy chiếc bát khất thực bằng vàng tím do Hoàng đế Đường Thái Tông ban tặng ra. Có vẻ như Đường Tăng chưa bao giờ nhận ra rằng dù chiếc bát khất thực bằng vàng tím được Hoàng đế Thái Tông cao cả của nhà Đường ban tặng nhưng nó vẫn bị coi là thứ thuộc về con người, vẫn là chấp trước dấu kín, tất yếu phải buông bỏ.
Tu luyện đến lúc cuối cùng, mỗi một chấp trước đều phải buông bỏ, mà những chấp trước cuối cùng này lại vừa đúng là chấp trước tồn tại lâu nhất, đó có thể là chấp trước được ẩn dấu, không rõ ràng nên người ta sẽ khó phát hiện ra.
Đăng Dũng biên dịch