Võ Tòng là một nhân vật rất quan trọng trong tác phẩm kinh điển “Thủy hử” của Trung Quốc, và là nhân vật mà Thi Nại Am rất ưu ái.
Võ Tòng là một người rất thuần khiết, không để ý đến thế giới phức tạp ở bên ngoài, chỉ thích sống một cuộc sống giang hồ đây đó của riêng mình.
Những câu chuyện về Võ Tòng đầy sắc thái và rất thú vị. Anh tay không đả hổ ở trên đồi Cảnh Dương, giết Tây Môn Khánh trả thù cho anh trai, giết Tây Môn Khánh, say rượu đánh Tưởng Môn Thần, đại náo Phi Vân Phổ, huyết tiên uyên ương lâu, dạ tẩu Ngô Công Lĩnh…
Có thể thấy rằng tính khí của Võ Tòng vô cùng thẳng thắn cương nghị. Nhưng xuyên suốt tác phẩm, có ít nhất hai điều hối tiếc nhất trong cuộc đời của Võ Tòng, đó là giết nhầm mỹ nữ, nhận nhầm huynh đệ mà ân hận cả đời.
Võ Tòng đã giết Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh, và sau này bị đày đến Mạnh Châu được Thi Ân chiếu cố, nên anh đã giúp Thi Ân đánh bại Tưởng Môn Thần giành lại nơi làm ăn.
Lúc này Tưởng Môn Thần tức tối câu kết với Trương Đoàn Luyện và Trương Đô Giám để bày mưu hại Võ Tòng.
Trương Đô Giám mời Võ Tòng về phủ của mình và mời Võ Tòng ở lại tư gia bảo vệ tư gia cho Đô Giám. Đô Giám thiết đãi Võ Tòng vô cùng hậu đãi. Còn coi Võ Tòng như người trong nhà, khiến Võ Tòng vô cùng xúc động như đã tìm được người thân của mình, cảm tạ ân đức ấy của Trương Đô Giám mà làm việc không hề trễ nải vô cùng cẩn thận.
Được một thời gian ở phủ Trương Đô Giám, Võ Tòng được nhiều người biết đến nói nhờ việc quan, Trương Đô Giám đều thuận tình cho cả. Chính vì vậy mà các đồ kim ngân của dân gian tặng đãi Võ Tòng rất nhiều, Võ Tòng liền mua một cái hòm để cất.
Một hôm, vào lễ hội trung thu, Trương Đô Giám mời Võ Tòng uống rượu, rồi gọi một cô gái tên là Ngọc Lan đến đàn hát một bài, rồi Trương Đô Giám ngỏ ý muốn hứa hôn Võ Tòng cho Ngọc Lan.
Cô gái Ngọc Lan này trời sinh mặt như cánh sen, môi như quả anh đào, bài hát “Trung thu bối nguyệt”, tiếng hát của nàng như chim hoàng anh từ trong thung lũng bay ra. Nhìn thấy cô gái như vậy, Võ Tòng không dám ngẩng đầu, chỉ cúi đầu uống cạn hơn chục ly trong bữa tiệc rồi mới vội vàng cáo lui. Trở lại phòng, trái tim của Võ Tòng dao động, anh không thể ngủ được.
Trong lòng Võ Tòng lúc ấy lâng lâng, cũng vì hương rượu nồng mà lòng chàng cảm mến thêm người con gái Ngọc Lan, anh hy vọng tương lai sẽ có một cuộc đời hạnh phúc, cảm thấy vô cùng ấm áp trước tấm lòng của Trương Đô Giám dành cho anh.
Không ngờ, ngay trong đêm hôm ấy, một việc đã xảy ra khiến Võ Tòng đau đớn đến cùng cự, khi nhận ra bộ mặt thật của Trương Đô Giám. Tất cả những hành động và lời nói của Trương Đô Giám từ trước đến nay đối với Võ Tòng chỉ là giả tạo, mà chính đã chuẩn bị một màn kịch để lừa Võ Tòng để hại anh, lừa vào vai một tên ăn trộm.
Trong cơn thịnh nộ, Võ Tòng đã thực hiện một vụ thảm sát đẫm máu tại tòa nhà Uyên Ương của Trương Đô Giám, giết chết 19 thành viên của gia đình họ Trương, nam nữ, già trẻ, trong đó có Ngọc Lan, vị hôn thê của anh. Trên thực tế, Trương Đô Giám giả hứa hôn cho Võ Tòng với Ngọc Lan, nhưng khi ấy Võ Tòng và Ngọc Lan lại nghĩ rằng đó là sự thật và hai người đã cảm mến với nhau.
Ngọc Lan là người ngoài cuộc, cô không hề biết kế hoạch của Trương Đô Giám, cô là một cô gái ngây thơ trong sáng, ngay cả khi Võ Tòng bị bắt, cô cũng chỉ làm theo lệnh của chủ nhân mà không hiểu rõ chủ nhân muốn làm gì.
Sự xuất hiện của Võ Tòng khiến trái tim của Phan Kim Liên rung động ngay khi nhìn thấy anh, còn Ngọc Lan lại được hứa hôn với anh thì sao? Tuy nhiên, Võ Tòng vì đã chịu nỗi nhục nhã nên không muốn nghĩ đến, chỉ muốn giết người để trút giận.
Thấy Ngọc Lan đến, anh cầm con dao đâm thẳng vào trái tim của Ngọc Lan, người con gái xinh đẹp duy nhất trong anh. Lỗi tủi nhục và uất hận đã lên đến đỉnh điểm, nó đã biến anh thành một kẻ khát máu, mất lý trí.
Trên thực tế, trong toàn bộ “Thủy hử”, Võ Tòng là người đầu tiên đề xuất việc “chiêu an”. Trước từ biệt Tống Giang ở trên núi Nhị Long, Võ Tòng đã nói lời từ biệt: “Xin ca ca cứ mặc cho tiểu đệ sang núi Nhị Long rồi sau đấy, may ra trời có thương lại, mà được triều đinh xá tội chiên an, thì bấy giờ sẽ xin tìm ca ca cũng được.”
Tống Giang nghe xong lời này, liền đồng ý động viên Võ Tòng: “Nếu Nhị đệ có lòng quy thuận triều đình, thì có phen tất trời kia trông lại mà bảo hộ giúp cho. Vậy nay Nhị đệ hãy ở lại chơi đây mấy hôm rồi sẽ tùy lòng tự tiện, tôi không dám can gián làm chi.”
Trên thực tế, có một số mâu thuẫn giữa Võ Tòng và Tống Giang. Khi Tống Giang chuẩn bị chấp nhận việc chiêu mộ của triều đình, Võ Tòng không đồng ý với cách xử lý của Tống Giang, thậm chí còn có một cuộc cãi vã gay gắt với Tống Giang.
Tuy nhiên, chỉ có một số anh hùng ngay thẳng như Lỗ Chí Thâm ủng hộ Võ Tòng, còn lại hầu hết các anh hùng Lương Sơn đều im lặng, vì họ đều bị lời nói của Tống Giang làm cho mờ mắt và chìm đắm trong mộng đẹp sau khi được triều đình “chiêu an”.
Vì vậy, trong sự bất đắc dĩ tột cùng, Võ Tòng đã theo Tống Giang Nam chinh Bắc chiến, hết trận này đến trận khác, khiến binh sĩ của Lương Sơn Bạc hao tổn nặng nề, cuối cùng hơn 70 anh hùng Lương Sơn đã bị giết trên đường viễn chinh phương nam.
Võ Tòng bị gãy tay và trở thành một người đàn ông tàn tật, và anh đã sống phần đời còn lại của mình trong Lục Hòa Tự.
Sau khi ‘Thiên Cô Tinh’ Lỗ Trí Thâm viên tịch ở chùa Lục Hòa, Võ Tòng mang thân tàn không muốn về kinh hầu hạ triều đình, để rồi lại bị cuốn vào hồng trần cuồn cuộn. Ông gặp Tống Giang lần cuối tại chùa, từ đây chính thức xuất gia tu hành ở chùa Lục Hòa, năm 80 tuổi ông viên tịch.
Nguyệt Hòa
Theo sound of hope