Học cách tiêu tiền của người xưa để “tiền sinh ra tiền” (Phần 1)

hoc-cach-tieu-tien-cua-nguoi-xua-de-tien-de-ra-tien-phan-1-1-2

Vào khoảng hơn 1000 năm trước, Tể tướng Trương Duyệt thời kỳ Khai Nguyên triều Đường Huyền Tông đã viết bài văn “Tiền bản thảo” hơn 200 chữ khi ông 70 tuổi, đã nói thấu đạo lý của “tiền”.

Trương Duyệt ví tiền bạc với thuốc, tiền có “vị ngọt, tính nhiệt, có độc”. Nó là món ăn trên mâm, là y phục trên thân, là nhà che mưa chắn gió, là những ngày tùy ý làm theo ý thích, do đó có “vị ngọt”. Người người đều thích nó, dễ khiến người ta say mê, điên cuồng vì nó, một lòng chỉ biết có tiền, thì sẽ bị “trúng độc”, người bị nặng sẽ bị nó đưa xuống mồ. Làm thế nào sử dụng tốt vị thuốc “tiền bạc” này? Trương Duyệt đã cho chúng ta 7 pháp bảo, dưới đây là 7 câu chuyện nói rõ chi tiết.

1. Đạo: Một tích một tán

Hơn 2000 năm trước có một bậc kỳ tài tên là Phạm Lãi, ông đã phò tá Việt vương Câu Tiễn 20 năm để khôi phục quốc gia, sau khi thành công, ông không cần bất kỳ sự ban thưởng nào, hai bàn tay trắng rời đi, đến nước Tề.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Ở nước Tề, Phạm Lãi tay trắng dựng cơ đồ, làm ăn buôn bán. Vì ông buôn bán rất tốt, được Tề vương chiêu mời làm tướng quốc. Nhưng ông lại phân cho đi hết gia tài, trả lại ấn tướng, lại hai bàn tay trắng ra đi, đưa cả nhà chuyển đến đất Đào. Ở nơi này, Phạm Lãi lại bắt đầu kinh doanh. Trong thời gian 19 năm, ông 3 lần tích lũy gia tài nghìn lượng vàng, rồi lại 3 lần phân tán, cho đi hết gia tài.

Lý Bạch có thơ rằng: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tận hoàn phục lai” (Trời sinh ra tài năng của ta ắt có chỗ dùng, ngàn vàng tiêu tán hết rồi lại có).

Câu thơ này chính là nói về câu chuyện của Phạm Lãi. Người đời sau tôn Phạm Lãi là Thương Thánh (ông Thánh về kinh doanh). Nhưng trong con mắt ông, cao quan hậu lộc, gia tài vạn quan đều là vật ngoại thân có thể tùy ý vứt đi, có từ bỏ mới đắc được.

Đại thương gia của Hàn Quốc thế kỷ 19 là Im Sang-ok, khi còn sống không để lại bất kỳ di sản nào, toàn bộ tài sản quyên tặng quốc gia.

Tiền bản thân là dùng để lưu thông, phục vụ xã hội, là lấy từ dân và để dùng cho dân, giống như chảy tuần hoàn, sinh sôi nảy nở không ngừng nghỉ.

2. Đức: Không coi tiền là báu vật

Xưa có một người tên là Lý Giác, ông buôn bán lương thực, để người mua tự cân đong, đó cũng là một chuyện lạ. Cuối cùng, vì đức hạnh của mình mà ông được Tiên vị.

Lý Giác là người Giang Dương, Quảng Lăng, nhiều đời cư trú trong thành, làm nghề buôn bán lương thực. Tính tình Lý Giác trang nghiêm cẩn thận, khác với người thường. Năm ông 15 tuổi thì cha ông đến nơi khác, giao việc kinh doanh lương thực cho Lý Giác quản lý.

Có người đến mua lương thực, Lý Giác đưa thăng và đấu cho người ta, để người ta tự đong, không tính giá đắt rẻ theo lương thực đương thời, mỗi đấu chỉ kiếm lời 2 xu tiền, dùng để nuôi dưỡng cha mẹ. Nhiều năm sau, nhà ông lại trở nên rất giàu có.

Cha ông cảm thấy rất kỳ lạ, hỏi ông tại sao, ông bèn kể lại mọi việc cho cha. Người cha nói: “Khi cha kinh doanh lương thực, người trong nghề đều dùng thăng và đấu khác nhau, bán ra thì dùng cái nhỏ hơn, mua vào thì dùng cái to hơn, dùng để kiếm được lợi lớn hơn. Tuy quan lại năm nào cũng 2 lần kiểm tra hiệu chỉnh thăng và đấu vào mùa xuân và mùa thu, nhưng vẫn không thể nào ngăn chặn được tệ nạn này. Cha chỉ dùng một loại thăng và đấu để mua bán, thời gian cũng rất lâu rồi, tự cho rằng không có sai lệch gì. Giờ đây con đổi thành mua bán tự cân đong, quả là cha không bằng con rồi. Nhưng để người mua bán tự đong mà lại trở nên giàu có, lẽ nào là Thần linh trợ giúp con chăng?”

Khi Lý Giác sống hơn 80 tuổi, cũng không thay đổi nghề nghiệp. Khi ông sống trên trăm tuổi, thân thể vô cùng nhẹ nhàng và khỏe mạnh. Một ngày nọ, ông đột nhiên nói với các cháu rằng: “Ta sống trên thế gian đã nhiều năm tu dưỡng chân khí rồi, đối với các cháu cũng không còn ích lợi gì nữa”. Một đêm nọ ông qua đời. Ba ngày sau, quan tài ông nứt ra một âm thanh. Mọi người xem, y phục của ông không cởi ra, giống như ve sầu thoát xác, thân thể bay lên thành Tiên ra đi.

3. Nghĩa: Lấy bỏ hợp lý

Thời kỳ giữa triều nhà Minh có một tú tài họ Chu, là người trang nghiêm chính trực, gia cảnh nghèo khó, ở trong một ngôi nhà thuê.

Một hôm, vợ anh phát hiện ra 2 nén bạc ở dưới viên gạch vuông trên bếp lò, cô vô cùng vui sướng. Tú tài Chu nói: “Đây là tiền bất nghĩa, sao có thể chiếm làm của mình được?”

Sau đó, anh lấy bút viết lên 2 nén bạc rằng: “Nếu là tiền bạc của tôi thì đưa cho tôi một cách rõ ràng minh bạch”.

Sau khi viết xong, Tú tài Chu bỏ 2 nén bạc vào tay áo rồi đi ra khỏi nhà, lên con đò. Khi đò đi đến giữa sông, anh ném 2 nén bạc xuống nước, sau đó quay về nhà.

Người lái đò thấy Tú tài Chu ném bạc xuống sông thì khởi lòng tham, tìm một ngư phủ đến để vớt. Sau khi ngư phủ mò vớt được bạc, anh ta lén giấu ở nơi khác, rồi nói dối là không mò được. Người lái đò không tin, kiện ngư phủ ra quan phủ. Quan Thái thú dùng hình tra khảo, hai người nói rõ sự tình. Ngư phủ bị nha dịch áp giải đi lấy bạc. Thái thú thấy trên 2 nén bạc có chữ, bèn đem nhập vào kho phủ.

Kỳ thi hương mùa thu năm đó, Tú tài Chu thi đỗ cử nhân. Theo lệ cũ, Thái thú sẽ mở tiệc khoản đãi tân cử nhân, và đặt bạc trước mỗi vị cử nhân làm quà tặng. Điều khiến người ta kinh ngạc là, 2 nén bạc đặt trước mặt Cử nhân Chu chính là 2 nén mà anh đã vứt đi, chữ trên đó vẫn còn. Sau này, Cử nhân Chu thi đỗ tiến sĩ.

“Người quân tử yêu thích tiền tài, dùng Đạo để lấy”. Câu nói của Tú tài Chu “đưa cho tôi một cách rõ ràng minh bạch”, nghe có vẻ cổ hủ, nhưng thực sự đó là sự lựa chọn tất nhiên của người quân tử. Anh thi đỗ tiến sĩ thuận lợi, có lẽ chính là phúc báo mà Thượng Thiên ban cho.

“Lã thị Xuân thu” có ghi chép câu chuyện “Tử Cống chuộc người” rằng: Đương thời nước Lỗ có một điều khoản pháp luật rằng, nếu người nước Lỗ làm nô lệ ở nước ngoài, người bỏ tiền chuộc họ trở về thì có thể đến kho bạc quốc gia lĩnh tiền chuộc. Một lần Tử Cống chuộc một người nước Lỗ làm nô lệ ở nước ngoài, Tử Cống từ chối lĩnh tiền chuộc của quốc gia, Tử Cống cho rằng, làm việc tốt mà lấy báo đáp thì dễ khiến người ta tăng cái tâm truy cầu lợi ích, từ đó sinh ra phong khí xã hội không tốt.

 

Học cách tiêu tiền của người xưa để “tiền sinh ra tiền” (Phần 2)

 

Nguồn: Sound Of Hope/Minhhue.org

Lan Hòa sưu tầm

 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: