Lời tiên tri của đạo sĩ Toàn Chân: Vào ngày niên hiệu thay đổi, cũng là thời điểm thiên hạ đại loạn

dao

Thiên hạ biến hóa đều có định số, sức người không thể chống lại được.

Đào Tôn Nghi, một học giả người gốc cuối triều đại nhà Nguyên và đầu triều đại nhà Minh, đã ghi lại một sự việc như vậy trong cuốn “Nam Thôn bỏ nghề nông” của mình. Vào cuối triều đại nhà Nguyên, có một chàng trai trẻ tên là Lý Mộng Dung, anh ta từng gặp một đạo sĩ Toàn Chân ở Đô Môn, người này trông khoảng năm mươi tuổi, thân hình cao lớn và tướng mạo bất phàm. Rất nhiều điều mà vị đạo sĩ Toàn Chân nói sau này đều ứng nghiệm. Lý Mộng Dung biết ông ta nhất định là dị nhân, vì vậy sau khi đến thăm nơi ở của ông ta, liền tiến bào kính thăm, và dự định hỏi về con đường làm quan của chính mình.

Sau khi Lý Mộng Dung nói xong mục đích đến của mình, đạo sĩ Toàn Chân nói với anh ta: “Con đường làm quan của anh không phải ở phía bắc, mà là ở phía nam. Và không phải bây giờ, mà là sau khi anh bốn mươi tuổi. Tốt hơn là anh nên đi về phía nam ngay bây giờ”.

Khi hai người cáo biệt nhau, Lý Mộng Dung lại hỏi về sự biến chuyển tình thế của thiên hạ. Đạo sĩ nói cho anh ta biết: Tương lai sẽ phát sinh niên hiệu thay đổi sự tình, niên hiệu mới là “Chí Nguyên”, lùi về phía sau nữa niên hiệu sẽ được đổi thành “Chí Trinh”, vào thời điểm đó thiên hạ rơi vào hỗn loạn.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Lý Mộng Dung đã rất ngạc nhiên khi nghe điều này, bởi vì Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đã dùng qua niên hiệu “Chí Nguyên” này, và theo lẽ thường mà nói, các hoàng đế của nhà Nguyên sau Hốt Tất Liệt tuyệt sẽ không lại dùng niên hiệu “Chí Nguyên” này nữa. Đạo sĩ Toàn Chân nói: “Đến lúc đó ngươi sẽ biết lời ta nói không sai”.

Sau đó không lâu, Lý Mộng Dung theo lời khuyên của Đạo sĩ di chuyển về phía nam, khi anh ta đi đến Quan Hà (Long Hồ, Sơn Tây ngày nay), có tin Nguyên Thuận Đế đã đổi niên hiệu thành “Chí Nguyên”, và lúc này anh ta mới thực sự tin vào lời tiên tri của đạo sĩ Toàn Chân.

Vài năm sau, Nguyên Thuận Đế đổi tên triều đại thành “Chí Chính”, lúc này ông nhận ra rằng lời tiên tri của đạo sĩ một lần nữa đã trở thành sự thật. Bởi vì “贞” (Trinh) có nghĩa là “正” (Chính), chẳng hạn như đại sư kinh học Trịnh Xuân vào cuối thời Đông Hán, đã từng nói: “vấn sự chi Chính viết Trinh”. Vị đạo sĩ nói “Chí Trinh” thực chất là ngầm nói với anh ta rằng, niên hiệu chính là “Chí Chính”.

Vào thời kỳ “Chí Chính”, quả nhiên thiên hạ đại loạn, cuối cùng nhà Nguyên diệt vong và nhà Minh thay thế. Đúng như dự đoán, bản thân Lý Mộng Dung đã được đề bạt làm sử quan phủ Nhiêu Châu sau khi anh ta bốn mươi tuổi. Lời tiên đoán của đạo sĩ đã hoàn toàn ứng nghiệm.

Trong ghi chép này, Lý Mộng Dung cho rằng hoàng đế không thể sử dụng niên hiệu lặp đi lặp lại như hậu quả của việc Nguyên Thuận Đế dùng lại niên hiệu “Chí Nguyên” mà tổ tiên đã sử dụng. Từ đó có thể hình dung, tình thế biến đổi của thiên hạ là có định số, quả thật sức người không thể chống lại được.

Kỳ Mai biên dịch
Lý Nghiễm Tùng – aboluowang

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: