Sự diệt vong của Tây Tấn đã được thuộc hạ của Tư Mã Viêm biết từ lâu

du-an-moi-58
Câu chuyện đó như thế nào?

Tây Tấn có vị đại thần là Giả Sung (217-282). Ông có công giúp 2 quyền thần nhà Tào Ngụy là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu phát triển thế lực và trở thành công thần khai quốc nhà Tấn. Nhưng có một hôm ông đột nhiên mất tích rồi đột nhiên xuất hiện, khiến ông thần hồn điên đảo mất hôm mới tỉnh.

Câu chuyện đó như thế nào?

Khi Giả Sung được sinh ra, cha của ông là Giả Quỳ nói: Sau này Giả Sung lớn lên, gia tộc sẽ thịnh vượng, nên đã đặt tên cho ông là Giả Sung, tự là Công Lư.

Sau khi Giả Quỳ chết vì bệnh, Giả Sung ông được thế tập tước vị của cha. Sau đó, Giả Sung trở thành quan chức của Tào Ngụy, làm Thượng thư lang, soạn luật và sắc lệnh, đồng thời làm khoa thi, sau đó chuyển đến Hoàng Môn hầu thượng thư, cấp quận điển nông Trung lang tướng, v.v.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Khi Giả Sung lên ba tuổi, Tào Tháo qua đời, con trai ông là Tào Phi kế vị làm Ngụy Vương. Cùng năm đó, Hán Hiến Đế thoái vị, Tào Phi xưng đế, đặt quốc hiệu là Ngụy, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ.

Trước khi Tào Tháo qua đời, ông đã cảnh báo Tào Phi về con người của Tư Mã Ý, nhưng sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi phớt lờ lời khuyên của Tào Tháo và sử dụng Tư Mã Ý một lần nữa. Khi ông Tào Phi qua đời, Tư Mã Ý và Tào Chân cũng được lệnh làm phụ tá giúp Ngụy Minh Đế Tào Duệ.

Giả Sung trên màn ảnh
Giả Sung trên màn ảnh

Dưới thời Minh Đế, Tư Mã Ý nhiều lần giữ những chức vụ quan trọng như: Phiêu kỵ tướng quân, đại tướng quân, thái úy….

Sau khi Tào Duệ qua đời, ông giao Tào Phương cho Tư Mã Ý và Tào Sảng. Sau khi Tào Phương lên ngôi, Tư Mã Ý lấy Thái Vệ làm Thái phủ, điều binh khiển tướng, giám sát toàn bộ binh quyền như trước, điều này khiến nhà họ Tư Mã trong triều ngày càng có thế lực.

Năm 254, con trai cả của Tư Mã Ý, là Tư Mã Sư làm đại tướng quân đã phế truất Tào Phương năm đó 23 tuổi khỏi ngai vàng và phong cháu trai của Tào Phi là Tào Mao làm hoàng đế.

Tào Mao lúc đó mới 13 tuổi, quyền hành thực sự do Tư Mã Sư nắm giữ. Năm thứ hai, Tư Mã Sư mất, em trai Tư Mã Chiêu trở thành đại tướng, nắm toàn bộ thực quyền.

Về sau Gia Cát Đản làm loạn, Tư Mã Chiêu sai Giả Sung đi Dương châu thị sát. Khi trở về, Giả Sung khuyên Tư Mã Chiêu nên triệu tập Gia Cát Đản về kinh đô Lạc Dương phong chức Tư không.

Tư Mã Chiêu nghe theo bèn nhân danh Tào Mao phát lệnh gọi Gia Cát Đản. Gia Cát Đản biết mình bị nghi ngờ, năm 257 bèn khởi binh đánh Tư Mã Chiêu nhân danh phò nhà Ngụy, nhưng vì lực lượng không đủ mạnh nên bị Tư Mã Chiêu dẹp vào năm 258. Kể từ đó Giả Sung trở thành người phục vụ đắc lực cho họ Tư Mã, được phong làm Dương Lý đình hầu.

Năm Can Lộ thứ 5 (260), Ngụy đế Tào Mao phẫn nộ Tư Mã Chiêu chuyên quyền, dẫn quân đánh Tư Mã Chiêu, Giả Sùng dẫn quân kháng cự ở Nam Khuyết, Tào Mao rút kiếm xông vào.

Giao tranh giằng co, một vệ binh khỏe mạnh là Thành Tế hỏi Giả Sung nên làm gì, Giả Sung giục Thành Tế giết chết Tào Mao để lập công trả ơn nuôi dưỡng bấy lâu. Thành Tế xông ra đâm chết Tào Mao. Quân Tào Mao tan chạy.

Sau khi Tào Mao qua đời, cháu nội của Tào Tháo là Tào Huân lên làm hoàng đế.

Dư luận đòi trị tội Giả Sung và Thành Tế giết vua. Tư Mã Chiêu cân nhắc hơn 10 ngày rồi quyết định quy tội hết cho Thành Tế và xử tử, còn Giả Sung được phong làm An Dương hương hầu, chức Tán kỵ thường thị, thêm thực ấp 1200 hộ.

Khi Tư Mã Viêm xưng đế, Giả Sung đã trở thành trọng thần của triều đình, được phong làm Xa kỵ tướng quân, rồi thượng thư lệnh, Thị trung, ông được tấn phong tước Lỗ công.

Tháng 12 năm Hàm Ninh thứ 5 (279), Tư Mã Viêm quyết định tấn công nước Ngô, bắt đầu cuộc chiến giữa Tấn và Ngô. Khi Giả Sung dẫn quân đánh Tôn Ngô, ông đóng quân ở Hạng Thành. Một ngày nọ, Giả Sung đột nhiên biến mất.

Phủ công trách phạt Giả Sung, và cảnh báo về sự giệt vong của nhà Tấn cho ông ta nghe
Phủ công trách phạt Giả Sung, và cảnh báo về sự giệt vong của nhà Tấn cho ông ta nghe

Dưới lều của Giả Sùng, lúc đó có một viên quan tên là Chu Cần đang ngủ trưa, trong giấc mơ thấy hàng trăm người đang đuổi theo Giả Sung, dẫn vào một con đường nhỏ. Lúc này, Chu Cần tỉnh dậy sau giấc mơ, anh nghe tin Giả Sung mất tích nên ra ngoài tìm kiếm.

Khi đang đi, Chu Cần đột nhiên phát hiện ra một con đường mòn, đó chính xác là con đường mà anh đã nhìn thấy trong giấc mơ vừa rồi, vì vậy anh đi dọc theo con đường đó để tìm kiếm. Quả nhiên, anh nhìn thấy Giả Sung đi vào một tòa phủ, có rất nhiều thị vệ canh giữ.

Anh trông thấy 1 vị Chủ công, ngồi quay mặt về hướng nam, nghiêm giọng nói với Giả Sung:

Người quấy rầy chuyện nhà ta nhất định là ngươi và Tuân Úc, các người đã làm mê hoặc con cháu ta, lại gây họa cho con cháu ta. Lúc đó, ta đã để cho Nhậm Khải đuổi ngươi đi, nhưng ngươi không chịu rời đi, ta lại phái Dữu Thuần đến để khiển trách ngươi, nhưng ngươi cũng không hối cải. Hôm nay, người đi bình định Đông Ngô, nhưng ngươi lại dâng tấu chương chặt đầu Trương Hoa. Ngươi quá ngu muội. Nếu ngươi không năn và hối cải, sớm muộn gì ngươi cũng sẽ bị trừng phạt.

Nhậm Khải và Dữu Thuần và quan viên đề cập đến đều là những đại thần ngay thẳng và chính trực, và cả hai đều ghét hành vi của Giả Sung. Giả Sung và thuộc hạ của ông ta đã nhiều lần vu khống Nhậm Khải và Dữu Thuần, cuối cùng cả hai đã bị cách chức.

Chủ công trong dinh phủ lại nói: “Sở dĩ tuổi thọ và danh tiếng của ngươi kéo dài là vì ngươi đã bảo vệ triều đình và có công. Tuy nhiên, cuối cùng con cháu của ngươi sẽ chết trong chuông, con gái lớn của ngươi sẽ chết vì rượu độc, và đứa con gái nhỏ của ngươi sẽ chết dưới gốc cây.

Tuân Úc ( Trung Thư Giám, hầu bên trong ) kết cục cũng như ngươi, nhưng hắn từng tích một ít âm đức, cho nên hắn sẽ chết tại sau ngươi. Về sau Hoàng vị cũng có người thay thế”. Dứt lời, phủ công để Giả Sung rời đi.

Sau đó, Giả Sung bất ngờ xuất hiện trong doanh trại, ông ta phờ phạc, mê sảng và tâm thần rối loạn. Phải mất vài ngày Giả Sung mới hồi phục hoàn toàn. Sau đó, số phận của gia đình Giả sung đúng như lời viên quan nói.

Cháu trai của Giả sung là Giả Mật âm mưu với con gái của Giả Sung là Giả Nam Phong hãm hại hoàng tử, và cuối cùng bị Triệu Vương Tư Mã Luân giết chết dưới chuông.

Con gái của ông, Giả Nam Phong, là hoàng hậu của Tư Mã Trung, Giả Nam Phong là người ghen tuông bạo ngược, là người cầm đầu trong “Bát Vương chi loạn” thời Tây Tấn.

Bà đã cấu kết với cùng với Triệu Sán và em gái Giả Ngọ đã sát hại hoàng tử, cuối cùng bị Tư Mã Luân thảo phạt, giết chết bằng rượu độc. Em gái của bà, Giả Ngọ, đã tham gia vào vụ giết hoàng tử, cũng bị bắt và cuối cùng bị xử tử bằng gậy, và đã chết dưới cây.

Giả gia bị báo ứng, Tây Tấn vận mệnh đến tận cùng, Tư Mã gia cũng gặp đại họa, không lâu sau người thừa kế ngôi vị cũng thay đổi, hết thảy đều như lời của Phủ Công đã nói. Sự kiện kỳ ​​​​lạ này được mô tả chi tiết trong “Tần Thư”, có vẻ như tất cả những điều này đều là ý trời!

Nguyệt Hòa
Theo sound of hope

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: