Văn hóa

Trương Tam Phong từ cõi chết trở về và để lại lời tiên tri đã thành hiện thực

Trương Tam Phong hay còn gọi là Trương Chân Nhân (người tu chân), lịch sử và dã sử ghi lại rằng, ông tu luyện đã đắc đạo nên hành tung thần bí; người đời không dễ gặp; miệng không tuỳ ý, lời hễ nói ra đều có hàm nghĩa thâm sâu.

Vào thời nhà Nguyên, Trương Tam Phong lên núi Võ Đang tu luyện. Sau khi tu thành đại đạo, ông xuống núi và chu du khắp thiên hạ. Ông gặp Thẩm Vạn Tam ở  Kim Lăng và dạy anh ta thuật thuật giả kim. Sau đó, Trương Tam Phong trở về chùa Kim Đài ở Bảo Kê, Thiểm Tây sống ẩn dật trong nhiều năm. Vào cuối thời nhà Nguyên, Trương Tam Phong thọ 120 tuổi. 

Theo “Minh sử”, Trương Tam Phong đã chết, sau đó sống lại một cách thần kỳ

Chuyện xảy ra vào năm Nguyên Triều thứ 26 (năm 1366), một hôm Trương Tam Phong đột nhiên nói với đệ tử rằng mình sắp chết, và ông qua đời ngay sau đó. Thấy Trương Chân Nhân đã chết, đệ tử của ông đã mang thi thể của sư phụ vào quan tài đóng lại. Bảy ngày sau, khi chuẩn bị chôn cất, mọi người nghe thấy âm thanh phát ra từ quan tài nên vội mở nắp ra và thấy Trương Chân Nhân đã sống lại. 

Trương Tam Phong sau khi trở về đã để lại cho đệ tử Dương Quý Sơn một bài kệ, nguyên văn là:

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

“Nguyên khí mang mang phản Thái Thanh; hựu tuỳ Chu Tước hạ dao kinh

Bác sàng thất nhật hồn lai phục; thiên hạ tư khán nhật nguyệt minh”.

(Tạm dịch: Sống lại ở Thái Thanh / Theo Chu Tước xuống dao kinh/ Bảy ngày lột vỏ giường linh hồn quay lại/ Thiên hạ đều nhìn mặt trời, mặt trăng sáng)

Trong bài kệ này, câu nói Trương Tam Phong chết bảy ngày đã nằm liệt nhưng linh hồn quay trở lại thì dễ hiểu. Tuy nhiên những câu còn lại thì không dễ truy ra được? 

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, chim Chu Tước là tứ linh của bầu trời; theo ngũ hành nó tương ứng với hoả (lửa) đức. Chữ “Chu” trong Chu Tước chỉ người đỏ như lửa, cũng chỉ ra rằng nhà Minh là của họ Chu. 

tuoc chim
Hình ảnh Chu Tước (ảnh: kientrucvietas).

Theo nhiều tài liệu, sự thành lập của Nhà Minh luôn đi kèm với hỏa đức. Cha của Chu Nguyên Chương là Chu Thế Trân, mẹ của ông là Trần Thị, họ sống ở Chung Ly, Đông Hương, Hào Châu. 

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương 

Vào ngày 18 tháng 9 năm Thiên Lịch đầu tiên của Nguyên Văn Tông (năm 1328), thời gian từ 13:00 đến 15:00, Trần Thị hạ sinh một bé trai. Khi đó một ánh sáng đỏ rực xuất hiện chiếu sáng bầu trời, kèm theo tiếng sấm rền vang. Nó lớn đến nỗi những người trong vòng một ngàn dặm có thể nghe thấy. Chu Nguyên Chương sinh ra trong cảnh tượng thần kỳ như vậy.

Sau khi đứa bé chào đời, người nhà họ Chu ra sông lấy nước để tắm cho đứa bé, chợt thấy một dải lụa đỏ nổi trên mặt nước, bèn vớt lên choàng cho đứa bé. Vì kỉ niệm thời thơ ấu này, nơi ở của Chu Nguyên Chương sau này được đặt tên là “Hồng La Chướng”.

Gần nhà họ Chu có một ngôi chùa mang tên Nhị Lang, vào đêm Chu Nguyên Chương ra đời, một ngọn lửa xuất hiện, chiếu sáng cả bầu trời đêm. Khi cha mẹ của Chu Nguyên Chương đi ngủ, họ nhìn thấy một quả cầu ánh sáng, giống như một ngọn lửa đang cháy. Lúc đầu, gia đình họ Chu nghĩ rằng có hỏa hoạn, nhưng sau khi kiểm tra, họ phát hiện ra rằng chỉ có ngọn đèn trước sảnh đang phát sáng. 

chu to
Bức tượng long bào của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (ảnh: bức tranh thế kỷ 14, Bảo tàng Cố cung).

Sau khi Chu Nguyên Chương trưởng thành, ông tham gia quân đội Hồng Cân (khăn đỏ) và nổi dậy chống lại nhà Nguyên. Cờ hành quân, mũ chiến và y của ông ấy đều là màu đỏ. Màu đỏ cũng đại diện cho hoả đức.

Vào tháng 6 năm Hồng Vũ đầu tiên (năm 1368), Chu Nguyên Chương vừa lên ngôi không lâu, tháp Thiên Ninh tự nhiên chuyển sang màu đỏ. Ngọn tháp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều rực một màu đỏ, giống như sắt rèn vừa mới ra lò. Tòa tháp sáng đỏ chói như thể đang phát ra ngọn lửa. Điều kỳ lạ ​​này kéo dài từ canh hai đến canh năm. 

Chu Nguyên Chương từ khi sinh ra, đến khi tham gia quân đội, làm lãnh đạo khởi nghĩa, lập quốc và lên ngôi đều sử dụng màu đỏ.

Lại nói về câu “theo Chu Tước đến dao kinh”, Trương Tam Phong sử dụng hình ảnh Chu Tước để biểu thị họ Chu của nhà Minh, và đề cập đến hoả đức của Chu Nguyên Chương. Hai chữ dao kinh có nghĩa là kinh đô phồn hoa. 

Câu: “Nguyên khí mang mang phản Thái Thanh” ám chỉ nhà Nguyên rút lui khỏi Trung Nguyên và trở về Thảo Nguyên Mông Cổ.

Và câu “thiên hạ tư khán nhật nguyệt minh”, chỉ ra rằng triều đại sau nhà Nguyên là nhà Minh. Chu Nguyên Chương đã thống nhất quân nổi dậy ở phía nam, chinh phục nhà Nguyên ở phía bắc và thành lập triều đại nhà Minh thống nhất.

 Lời tiên tri Trương Tam Phong thốt ra vào năm thứ 26 của triều đại nhà Nguyên (năm 1366), chỉ hai năm sau đã trở thành hiện thực.

Minh Nguyệt biên dịch

Nguồn: Soundofhope (Lý Mục)

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *