Văn hóa

Vì sao trong sổ sinh tử, ai tử vong tên đều có 5 chữ?

Trong dòng sông dài của lịch sử nhân loại, triều đại thay đổi, thế đạo thịnh suy, chiến tranh, thiên tai nhân họa cũng giống như một vở kịch nối tiếp lần lượt hết màn này đến màn khác. Một số người có thể nghĩ, liệu những điều này có thể tránh được không? Nhất là sau mỗi cuộc chiến tranh, có biết bao sinh linh đồ thán!

Trong ‘Tử Bất Ngữ’, nhà văn học thời nhà Thanh – Viên Mai – từng tường thuật một câu chuyện, có lẽ sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Dù là người hay vật, số mệnh đều đã được định trước

Trong cuộc chiến mà triều đình đưa quân đi chinh phạt Miến Điện (chiến tranh Thanh – Miến Điện ở thế kỷ 18), có một người nha dịch họ Diệp ở huyện Côn Minh. Anh này được xác nhận đã tử vong, nhưng ba ngày sau lại sống lại một cách thần kỳ. Khi tỉnh lại, anh ta khẳng định rằng mình đã bị quỷ sai câu hồn dẫn xuống âm phủ.

Theo như câu chuyện của người này, nơi âm phủ cung điện nguy nga lộng lẫy, cửa son to lớn, rất giống vương cung. Bên ngoài cửa có rất nhiều tiểu quan đang ngồi, trên tay họ đều cầm một cuốn sổ nhỏ, không ngừng ghi ghi chép chép. Sau khi việc ghi chép kết thúc, cuốn sổ liền bị một đám khí đen bao phủ.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Một số quan viên thì xoa trán, một số lại đấm lưng, miệng lẩm bẩm: ‘mệt chết đi được, mệt chết đi được’, vô cùng náo nhiệt. Mà họ Diệp vì dương thọ chưa hết, cũng không có tên trong danh sách tử trận, cho nên y đã được đưa trở lại dương gian.

Trên đường trở về dương gian, họ Diệp thấp giọng hỏi quỷ sai dẫn đường: “Cuốn sổ trên tay những quan viên kia là sổ gì vậy?”

Quỷ sai nói: “Ba quyển sổ là dành cho người và năm quyển là dành cho loài cầm thú.”

Y lại hỏi: “Những cuốn sổ nhỏ đó mục đích chính là để làm gì?”.

Quỷ sai trả lời: “Từ xưa tới nay, tất cả các cuộc chiến tranh tại nhân gian đều là kiếp số do Trời định trước nên không thể vãn hồi. Mà những người đã định phải chết trong chiến tranh, đều được viết vào những cuốn sổ nhỏ này, không đúng, cuốn sổ ghi chép tên người chết này phải gọi là “Hắc Vân Kiếp Bạc” mới đúng.

Cho dù là một con lừa, một con ngựa đều không thể sai sót. Suy cho cùng đánh trận là bằng vũ khí, bởi vậy động vật bị chết nhiều hơn người. Nên sổ ghi chép về động vật đương nhiên là nhiều hơn. Vậy mới có cách nói “Nhân tam thú ngũ” (ba người năm thú).

Diệp mỗ lại truy hỏi tới cùng: “Vậy kiếp nạn này, trong những người bị chết đã được ghi chép, có quan chức của các tỉnh không?”

Quỷ sai cười đáp: “Trong sổ, đứng đầu bảng là Tổng đốc đại nhân nhà anh!

Khi ấy, tổng đốc phía nam Vân Nam là Lưu Tảo. Ông là một học giả trong Bác Học Hồng Từ Khoa vào năm Bính Thìn (1731) (một chức quan được đề cử bởi thống đốc; tri phủ địa phương bổ sung bên ngoài trình tự thi cử thông thường của triều đình). Về sau, quả nhiên ông ta tự vẫn trong kiếp nạn này.

Dù là người hay vật, số mệnh đều đã được định trước
Dù là người hay vật, số mệnh đều đã được định trước

Ai tử vong đều có tên 5 chữ trong sổ sinh tử

Không chỉ có câu chuyện trên; trước khi bùng nổ biến cố “28 tháng Giêng” (chiến tranh Trung – Nhật), cư sĩ Chu Kính Trụ cũng kể lại một câu chuyện tương tự. Chu Kính Trụ là con rể của Trương Thái Viêm. Năm 1931, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc của một ngân hàng. Khi rảnh rỗi ông thường cùng một vài người bạn chơi bài và tán gẫu.

Trong số đó có một người làm việc dưới âm tào địa phủ vào buổi tối; chức vụ của ông ta không cao, chỉ phụ trách truyền công văn; làm người hầu cho Thành Hoàng của thành Tô Châu (tại âm gian, Thành Hoàng của Thượng Hải là do Thành Hoàng của thành Tô Châu quản lý).

Bao nhiêu sinh mạng đã bị xóa sổ trong một cuộc chiến? (Ảnh: Tranh vẽ "Trận chiến Đài Loan" thời nhà Thanh)
Bao nhiêu sinh mạng đã bị xóa sổ trong một cuộc chiến? (Ảnh: Tranh vẽ “Trận chiến Đài Loan” thời nhà Thanh)

Ông ta nói: ngày nọ ông ta tiếp nhận một lượng lớn “Sổ sinh tử” từ miếu Thành Hoàng của Thượng Hải trình báo cho Thành Hoàng của thành Tô Châu. Lấy làm hiếu kỳ, ông mở ra xem là những người nào. Kết quả làm ông ta thấy khó hiểu đó là, những người trong đó đa số tên đều có 5-6 chữ.

Hôm sau, khi nói lại chuyện kia với mọi người, ai ai cũng đều không nghĩ ra tại sao lại như thế. Nguyên nhân chính là vì tên người Trung Quốc nhiều nhất chỉ có bốn chữ (họ kép), họ nghĩ thế nào cũng nghĩ mãi không ra lý do.

Ba tháng sau, ngày 28 tháng 1 năm 1932, lính Nhật phát động cuộc chiến ở Thượng Hải. Lúc đó họ mới chợt nhận ra những cuốn sổ sinh tử được gửi từ Thượng Hải về trước đó chính là danh sách binh lính Nhật tử vong trong chiến dịch 28/1.

Người xưa thường nói: “Sống chết có số”. Ngay cả đối với những người thiệt mạng trong chiến tranh, ba tháng trước đó bảng danh sách đã được gửi đến Thành Hoàng của thành Tô Châu.

Điều này nói lên rằng kỳ thực là số mệnh đã được an bài; chết khi nào và chết ở đâu đều đã được định trước. Thật đúng là “Nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định”, nghĩa là: Một miếng ăn, một hớp uống, chẳng gì là không được định sẵn.

Theo DKN

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *