Blog
19 cách giúp con yêu trở nên tự tin hơn
Sự tự tin có thể giúp trẻ dễ dàng đạt được những mục tiêu trong đời. Dưới đây là 19 cách giúp trẻ nâng cao sự tự tin
Nghiêm túc đối đãi những yêu cầu của con trẻ
Khi đứa trẻ đứng ở phòng khách, trong lòng vô cùng mong đợi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn chơi với mẹ một chút”.
Khi đó, bạn đang nấu ăn ở trong nhà bếp, không thể ngay lập tức đáp ứng mong muốn của trẻ, nếu bạn nói: “Mẹ đang rất bận, không thể chơi với con được”, như vậy trẻ sẽ cảm thấy bị hụt hẫng, khi người lớn thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu của trẻ, chúng sẽ dần mất tự ti vì cảm giác không được coi trọng.
Thay vì lập tức gạt đi cảm xúc của trẻ, mẹ hãy ân cần với trẻ: “Con đợi mẹ một chút, xong việc mẹ sẽ chơi với con”, như vậy trẻ sẽ có cảm giác được tôn trọng, tin tưởng.
Cho trẻ cơ hội lựa chọn
Cuối tuần bạn đưa con đi chơi, khi bạn muốn tham khảo ý kiến của trẻ, đừng chỉ hỏi: “Con muốn đi đâu?”, thay vào đó cha mẹ có thể hỏi như thế này “Con muốn đi sở thú hay viện bảo tàng”, cho trẻ giới hạn lựa chọn, khiến chúng tự đưa ra quyết định, như vậy có thể làm tăng sự tự tin của chúng.
Không chê cười con trẻ
Cha mẹ không nên cười nhạo trẻ, cũng đừng tạo thêm căng thẳng, áp lực cho trẻ. Khi con bạn đang học, sự chế giễu của bạn sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin và hứng thú học tập, ảnh hưởng đến tính cách sau này của chúng.
Nghiêm túc trả lời câu hỏi của trẻ
Khi trẻ đặt câu hỏi, bạn cần phải kiên nhẫn lắng nghe, nếu không trả lời được thì hãy nói thật lòng, không nên giả vờ biết.
Hãy cho trẻ biết rằng, không phải ai cũng có thể làm được tất cả mọi chuyện một cách hoàn hảo, và mỗi người đều có một quá trình từ cái chưa biết đến cái đã biết, từ đó tăng cường sự tự tin cho bản thân.
Khiến trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân
Cha mẹ có thể sử dụng giọng điệu “thương lượng” để yêu cầu trẻ làm những việc trong khả năng của mình, chẳng hạn như “Con có thể mang sách cho mẹ nghe không?”, “Con có thể cùng mẹ nhặt rau được không?”, sau khi hoàn thành, cha mẹ hãy khen và khích lệ trẻ, từ đó khiến con bạn biết rằng, bản thân chúng có giá trị.
Trưng bày các tác phẩm của con ở trong phòng
Bạn có thể dán các tác phẩm ví dụ như tranh vẽ của trẻ lên chỗ bắt mắt nhất của ngôi nhà, và làm giá trưng bày cho trẻ trên tủ để trưng bày các tác phẩm nhỏ của mình.
Cho con bạn một vị trí thuộc về chúng
Cho con bạn một căn phòng hoặc một phần của căn phòng để trẻ có thể tự do vui chơi, tự do sáng tạo và không bị gò bó. Bởi vì trong lòng mỗi đứa trẻ đều có “lãnh địa” đầy kiêu hãnh của riêng mình, điều đó sẽ mang lại cho chúng sự tự tin nhất định.
Sự bao dung của cha mẹ là mảnh đất ươm mầm cho sự tự tin của trẻ
Thay vì suốt ngày trách cứ, la mắng con bạn làm bừa bộn trong phòng hoặc trên bàn học, hãy dạy con tự dọn dẹp và cùng làm với mình.
Sự bao dung của cha mẹ là mảnh đất ươm mầm cho sự tự tin của trẻ. La mắng, trách móc sẽ khiến trẻ ngày càng mặc cảm, tự ti về bản thân.
Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác
Đừng nói với trẻ: “Em gái con đã biết làm toán rồi, con còn không biết, con thật là ngu ngốc”. Ngay cả khi bé thực sự học chậm hơn những đứa trẻ khác, thì việc cha mẹ luôn so sánh con với bạn khác cũng khiến con mất đi sự tự tin của mình.
Thi thoảng hãy để trẻ phụ trách việc nhà
Đưa trẻ đi siêu thị, cha mẹ nên giao khoản tiền đang chờ thanh toán cho trẻ. Dần dần sẽ giúp trẻ tự mình làm chủ tiền tiêu vặt.
Để trẻ tự chọn quần áo cho mình
Khi đi mua quần áo cho con bạn hãy để chúng tự chọn màu sắc, kiểu dáng phù hợp với chúng. Có thể bạn không thích màu sắc mà chúng chọn, nhưng đừng phủ nhận quan điểm và phong cách của chúng. Ý kiến của trẻ được tôn trọng là khởi đầu cho sự tự tin của trẻ.
Đối xử và giao tiếp với trẻ em bình đẳng
Cùng con xem các chương trình TV yêu thích, thảo luận về các nhân vật và lời thoại yêu thích với con, sau đó bày tỏ sự quan tâm đến ý kiến của con. Hòa đồng và giao tiếp bình đẳng là nấc thang mang lại cho trẻ sự tự tin.
Hãy để trẻ làm những việc chúng có thể làm
Hãy để trẻ tự giặt quần áo của mình một cách độc lập, ngay cả khi chúng giặt không sạch sẽ lắm. Sự tự tin của con bạn đến từ việc bạn tán thành con trong từng việc nhỏ.
Khuyến khích trẻ phát triển tài năng của mình
Khi con bạn đọc thuộc lòng các bài thơ, kể chuyện và hát các bài hát, hãy thể hiện sự khích lệ, tán dương của bạn. Rèn luyện sự bạo rạn, tự tin khi biểu diễn trước người khác chính là cách tốt nhất để rèn luyện sự tự tin cho bản thân.
Cho trẻ chơi nhiều hơn với các bạn cùng lứa tuổi
Hãy để trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ cùng trang lứa, tích cực khuyến khích trẻ tự do tiếp xúc với những người mọi lứa tuổi. Bổi dưỡng năng lực giao tiếp xã hội kì thực cũng là đang bồi dưỡng sự tự tin của trẻ.
Giúp con bạn lập kế hoạch và nhắc nhở con bạn làm theo
Ví dụ, giúp con bạn lập kế hoạch luyện tập piano và thương lượng với con thời gian lập kế hoạch. Khi đến thời gian thực hành, hãy nhắc trẻ: “Chúng ta bây giờ nên luyện đánh đàn đúng không?” Để trẻ có thói quen làm mọi việc theo kế hoạch. Khi làm việc theo kế hoạch đã định sẵn, làm gì cũng cảm thấy tự tin.
Đừng ngăn cản con bạn khám phá những điều chúng quan tâm
Trẻ chơi với chai coca, hộp giày và thậm chí là các loại chất thải khác, đừng tùy tiện ngăn cản bé. Đứa trẻ thích khám phá những gì chúng quan tâm, nếu bạn ngăn cản sự quan tâm và hứng thú của trẻ, điều đó sẽ dễ làm giảm sự tự tin cũng như khám phá của trẻ.
Giúp trẻ nhận ra điểm mạnh của ngoại hình ngay từ khi còn nhỏ
Ví dụ, hãy nói với trẻ rằng, tuy trẻ không có mắt to, nhưng mắt nhỏ cũng đẹp miễn là có thần thái. Sự thiếu tự tin thường bắt nguồn từ việc không ưa nhìn ngoại hình của bản thân.
Cố gắng để đứa trẻ thoát khỏi sự phụ thuộc trong cuộc sống
Đi học đúng giờ, và cố gắng để đồng hồ báo thức đánh thức trẻ thay vì mẹ gọi dậy. Những đứa trẻ có thể tự chăm sóc bản thân có thể tự tin trong môi trường không cần người hỗ trợ.
Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Aboluowang – Vương Hòa