Blog
3 bài học “hàng nghìn năm vẫn đúng” của vị Hoàng Đế vĩ đại Marcus Aurelius
Tại sao vị Hoàng Đế Marcus này lại rất đáng để tất cả chúng ta cùng xem cùng học, và cùng nghiên cứu? Các bạn sẽ thấy, ai mà biết Ông, nghiên cứu về Ông thì vô cùng may mắn.
Marcus Aurelius chính là 1 trong những Đại minh quân của La Mã. Và thậm chí là có ý kiến cho rằng Ông là một trong ba vị hoàng đế Vĩ đại nhất trong các thời kỳ cổ đại. Và danh sách những người mà ngưỡng mộ ông Marcus Aurelius này phải gọi là rất là nhiều, trong đó có những người nổi tiếng như Shakespear, tác giả của Romeo và Juliet đúng, và rồi Bill Clinton – tổng thống, rồi bà J.K.Rowling.
Theo lời nhận xét về Ông đến từ nhà sử học nổi tiếng Herodian: “Trong các vị hoàng đế thì ông là người duy nhất đưa ra bằng chứng về kiến thức thâm sâu của mình, không chỉ qua những lời nói hoặc hiểu biết đơn thuần về triết lý mà còn bởi nhân cách không chê vào đâu được. Cũng như lối sống giản dị của ông”.
Đừng có bất ngờ bởi những gì không đáng bất ngờ
Trong rất nhiều trường hợp khi bạn bất ngờ có nghĩa là các bạn đang bắt đầu phản ứng lại 1 cách hàm hồ, sai lầm và đau khổ với những vấn đề xảy ra với bạn.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Để cái sự bất ngờ đã xảy ra với cuộc sống của mình đã là tự nhiên mình hoang mang lắm, tự nhiên mình sốc lắm, tự nhiên mình không kịp trở tay. Và từ việc lớn tới việc nhỏ nếu có sự bất ngờ nó xảy ra thì cái sự căng thẳng nó tăng lên gấp bội.
Cụ thể lời dạy của Marcus Aurelius là: “Hãy nhớ, anh không nên ngạc nhiên rằng cây vả sinh ra quả vả. Cũng đừng ngạc nhiên rằng thế giới sinh ra cái gì. Một bác sĩ giỏi không ngạc nhiên khi bệnh nhân của ông ta lên cơn sốt. Người lái tàu không ngạc nhiên khi gió thổi thốc vào người anh ta”.
Ví dụ bây giờ bạn đi làm công ty đi
1 kiểu stress, một kiểu đau khổ mà các bạn phải chịu hàng ngày rất có thể nó sinh ra từ cái việc mà chúng ta bất ngờ bởi những gì cũ rích. Ví dụ bây giờ đồng nghiệp không hợp tác với bạn, gây khó dễ cho bạn. Và khi đó bạn phản ứng với một sự bực bội và lúc nào cũng bực bội cho dù nó xảy ra nhiều lần.
Có thể các bạn suy nghĩ: “Trời ơi sao mình phải làm việc với cái thứ tào lao gì như thế này, trời ơi sao lần nào nó cũng như vậy vậy? Tại sao làm việc ẩu vậy? Và lần nào các bạn cũng bực bội như thế”.
Tuy nhiên, cái này có gì mới không để mà chúng ta phải bất ngờ? Nó đã xảy ra trên 1 lần thì là cũ rồi. Sao lần nào mình cũng phản ứng như vậy? Sao lần nào mình cũng bất ngờ? Lần nào mình cũng bực bội lên vậy?
Nó cũng giống như là cái cây vả sinh ra trái vả. Cây sung sinh ra trái sung. Vậy thì có cái gì mà bất ngờ, đúng ko?
Chuyện cũ xì mà bất ngờ nó đau khổ lắm.
Ví dụ thứ hai về kẹt xe
Có những người, một tuần đi làm tới 6 ngày và sáng kẹt xe một lần, chiều kẹt xe một lần và lần nào cũng bực cả, lúc nào cũng bực cả. Sáng kẹt xe, trưa kẹt xe bực và thậm chí là đôi khi họ tâm sự với những người xung quanh kiểu như: “Trời ơi, hôm nay lại kẹt xe nữa, bực quá, bực quá, bực quá và nhiều khi đến những người xung quanh cũng thắc mắc theo”.
Thực tình, cái này đâu có gì mới, trước khi mà đi ra khỏi nhà mình đã biết là sẽ kẹt xe mà. Và mình lường trước được nó chứ và mình biết là cái đoạn đó sẽ kẹt xe. Thì có gì bất ngờ? Mình biết và mình đâm đầu đi. Mình gặp kẹt xe như đúng là những gì mình biết trước. Và tới đó mình lại bực: Sao lại kẹt xe nữa vậy!
Đừng bất ngờ bởi những gì không đáng bất ngờ. Tại vì, trong nhiều trường hợp, sự bất ngờ gây ra những phản ứng hàm hồ và đau khổ một cách không cần thiết. Vậy thì bây giờ, dựa theo nguyên tắc sống của Marcus Aurelius – một vị hoàng đế vô cùng vĩ đại thì chúng ta nên ứng dụng như thế nào?
Ứng dụng nguyên tắc sống của Marcus Aurelius
Hãy nhìn cuộc sống này bằng ý thức và bạn sẽ đoán được chuyện gì xảy ra. Và khi bạn đoán được chuyện gì sẽ xảy ra thì một là bạn chấp nhận nó hoàn toàn, hai là bạn nghĩ cách để ứng phó với nó. Đó là điều tuyệt vời nhất. Và đừng có để những cảm xúc chi phối mình. Nó làm cho mình giống như con rối cho cuộc đời này vậy.
Chúng ta quay trở lại với cái ví dụ về kẹt xe. Từ ở nhà, nếu bạn đã để ý, đã chú ý, đã ý thức thì bạn biết là đúng cái khung giờ đó sẽ kẹt xe. Thế thì bạn nên lường trước nó và chấp nhận vô điều kiện cái chuyện kẹt xe vì bạn đã biết nó rồi. Tại sao bạn lại hi vọng nó sẽ không kẹt xe? Không, nó sẽ kẹt xe. Nếu bạn chấp nhận nó, bạn không phản kháng gì với sự kẹt xe cả thì bạn sẽ không có bất hạnh, không bực bội.
Còn cái thứ hai, nếu không chấp nhận thì sao. Bạn sẽ lên phương án đi sớm xíu để né kẹt xe. Thế thôi và cuộc sống vẫn tươi đẹp!
Bạn đừng có coi thường tâm lý con người nha, tâm lý con người vi diệu lắm. Khi bạn chấp nhận rồi thì cái nỗi đau nó sẽ không còn đâu, hoặc là nỗi đau sẽ ít đi.
Các bạn thấy một cái hình tượng rất là dễ hình dung. Đó là hình tượng của người mẹ, người mẹ khi sinh con, có đau không?. Rất là đau nhưng sao người mẹ lại hạnh phúc. Là bởi người mẹ chấp nhận được cái nỗi đau này, không có cái nỗi đau nào đánh gục được người mẹ. Bởi vì cái sự chấp nhận nó rất là mạnh mẽ thậm chí các cơn đau này nó còn sinh ra niềm vui khôn xiết của người mẹ.
Làm việc với những đồng nghiệp mà họ cáu gắt, họ không hợp tác cũng như vậy. Đã xác định còn ở trong công ty này thì phải chấp nhận với việc làm việc với người đó. Mình gặp người đó và mình biết chắc luôn là họ sẽ cáu bẳn. Tại sao lại bất ngờ?. Mình đã lường trước được là người đó sẽ cáu bẳn. Và mình đi làm mình chấp nhận, chịu đựng sự cáu bẳn của người đó luôn, thậm chí không thèm phản ứng luôn bởi phản ứng có được gì đâu. Chấp nhận và ráng làm cho xong việc. Hoặc nếu bạn không muốn chấp nhận cái sự cáu bẳn của người đó. Bạn nghĩ cách đi, cách nào để người đó không còn cáu bẳn với mình. Có thể nói chuyện hòa nhã với người đó, có thể cố gắng nâng cao bản thân và làm việc hiệu quả hơn để người đó không dám nạt nộ mình nữa.
Đó là cách để mình không có bất ngờ với những gì không đáng bất ngờ, mình không phản ứng một cách thái quá.
Tin vào chính mình, đừng để người khác điều khiển như con rối
Lời dạy đầy đủ của Marcus: “Có người khinh thường tôi, đó là vấn đề của họ. Vấn đề của tôi là không nói, hay làm cái gì đáng bị coi thường”.
Miễn là bạn tin điều đó là tốt là không gây hại là được rồi. Và nếu được thì mình đừng có nghe những lời nói xung quanh. Thật ra những cái lời xung quanh cũng tốt, cũng hay, nhưng trong rất nhiều trường hợp, những lời xung quanh, những ồn ào xung quanh nó tác động tới hành vi, tới suy nghĩ của mình và nó đưa mình tới 1 cái trạng thái rất là kỳ cục. Nhiều khi mình làm đúng, nhưng vì những người xung quanh nói abc thế là mình đâm ra hoài nghi mình không còn tin tưởng mình nữa.
Cái linh hồn của các bạn, cái sự nhận thức của các bạn phải tới từ các bạn trước.
Thí dụ bây giờ, bạn bán một cái cửa hàng đồ ăn. Bạn bỏ những đồ gây bệnh vào để bán chạy. Bạn biết cái này là sai. Nhưng ai đó xung quanh nói:
“Ui, cái này cũng bình thường có gì đâu, không có chết đâu, cứ bỏ đi”.
Tự nhiên bạn lại thấy đúng, thấy thanh thản, không có làm gì sai cả. Người khác nói đúng cái mình nghĩ nó đúng. Vậy linh hồn mình ở đâu??.Chính kiến của mình ở đâu? Cuộc đời này ai làm chủ?
Và một cái hướng ngược lại. Mình làm cái điều mình biết chắc là tốt trăm phần trăm, ví dụ
Mình đang ở trong một cái khu nhà trọ chẳng hạn. Và mình phải ở chung với những người bạn xung quanh. Tự nhiên mình lấy sách ra mình đọc. Mình ngồi mình học mình nâng cao chuyên môn.
Mấy đứa bạn của mình nó cười mình nó nói: “Ui, bày đặt, làm màu!”.
Tự nhiên cái mình nghe người ta nói như vậy. Mình cũng thay đổi luôn. Mình bắt đầu dẹp không học nữa, bắt đầu chơi game cho giống người ta.
Mình làm cái điều mình tin chắc là đúng, người ta nói sai mình đồng ý là sai luôn, kì vậy?
Bạn hãy hỏi bản thân bạn, hỏi trái tim, hỏi cái lý trí của bạn. Nó có cho rằng cái đó đúng hay không?
Anh làm một cái việc mà anh cho là đúng. Thì người ta trách anh hay không thì cái việc đó bản chất nó không thay đổi. Chứ không phải người ta trách anh thì anh nghĩ cái việc anh làm từ đúng trở thành sai. Hoặc là người ta khen anh thì anh nghĩ một cái việc anh làm từ sai thành đúng. Cái đó gọi là không có lập trường.
“Cho dù ai làm hoặc nói bất cứ điều gì. Nhiệm vụ của tôi vẫn cứ là tốt giống như vàng, ngọc lục bảo”. Màu của tôi vẫn không phai.
Lời nói bên ngoài như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thay đổi được mình. Mình là mình. Anh khen thì tôi cám ơn. Anh chê thì tôi ghi nhận nhưng tôi có cái triết lý sống của tôi, có cái hệ thống quy chuẩn của riêng tôi.
Đó được gọi là thái độ sống bất khả chiến bại và chắc chắn thành công. Chắc chắn sẽ dẫn các bạn tới một thành công nào đó trong cuộc sống này. Vì những người này họ sống tốt và sống có lý tưởng và họ rất là kiên định.
Nên hãy nhớ, hãy bắt đầu bằng chính mình, mình làm những gì mình tin là đúng và kiên định với nó. Người khác nói ở bên ngoài, bạn có thể trân trọng. Bạn xem đó là dữ liệu để quán chiếu, để đối chiếu cuộc đời của mình, soi vào đó để coi, kiểm tra lại.
Tuy nhiên, nếu bạn sống ở 1 trạng thái mà hễ ai đó chê bạn thì ngay lập tức thay đổi quan điểm của mình. Bạn không kiểm tra, không đối chiếu, không có chính kiến lập trường thì bạn sống giống như thể con robot bị người ta điều khiển và giật dây vậy. Cuộc sống của bạn sẽ không đi tới đâu hết.
Viết vào cuốn sổ tự dạy bản thân mình (self help)
Ai là tác giả của của cuốn sách đó?. Chính là các bạn, bạn là tác giả của một cuốn sách self help của chính cuộc đời bạn. Nghĩa là một cuốn sách các bạn tự viết cho chính mình, tự răn dạy chính mình, tự rút ra những kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.
Nó không hẳn là nhật ký. Nó giống như là danh sách những điều mà chúng ta chỉ dạy chính bản thân mình sau khi trải qua việc a, việc b, việc c trong cuộc sống của mình.
Phần lớn những tư tưởng của Marcus được để lại trong thời đại ngày hôm nay đều đến từ một nguồn chủ yếu. Đó là quyển sách meditations.
Đây là quyển sách ông viết ra, và ông không bao giờ muốn người ta đọc. Sau này khi ông qua đời rồi, người ta tìm, người ta thấy thôi. Đây là một tài liệu hoàn toàn bí mật của ông vua này.
Ông không có nhu cầu dạy ai hết, ông dạy bản thân ông thôi. Ổng thấy một ngày xảy ra có điều gì cần lưu ý, ông ghi vô cuốn sách đó để tự răn dạy bản thân ông. Ông thấy có cái triết lý hay ông ghi lại. Ông nhắc bản thân mình hãy áp dụng triết lý đó. Ông cảm thấy mệt mỏi vì cuộc sống, ông ghi lại những lời răn dạy bản thân nên sống tốt hơn như thế nào.
Và bản thân mỗi chúng ta cũng nên có một cuốn sách self help của riêng mình. Hễ cuộc đời có vấp ngã, có thất bại gì đó. Viết nó ra và nhìn lại, rồi tự dạy bản thân sẽ biết mình nên làm gì.
Nguồn: Web5Ngay