Blog
3 mối nguy hiểm nhất trên thế gian là gì?
Trong “Hoài Nam Tử – quyển 18 – Nhân gian huấn” có câu như sau: “Thiên hạ hữu tam nguy”, tức là thế gian có ba mối nguy hiểm. Vậy cụ thể ba “mối nguy hiểm” mà Lưu An nhắc tới là gì?
“Hoài Nam Tử” là một tác phẩm do Hoàng tộc Tây Hán Hoài Nam Vương Lưu An đã tập hợp các học giả lại để biên soạn, nó chứa đựng nội hàm giá trị phong phú và trí tuệ tâm linh.
Ba mối nguy hiểm trên thế gian
Mối nguy hiểm đầu tiên: Đức hạnh có khiếm khuyết mà được tôn sủng.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Mối nguy hiểm thứ hai: Tài năng thì thấp mà chức vị thì cao.
Mối nguy hiểm thứ ba: Nhận bổng lộc hậu hĩnh mà không có đóng góp lớn.
Sau đó, Lưu An trích dẫn một câu trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử: “Cố vật hoặc tổn chi nhi ích, hoặc ích chi nhi tổn”. Đại khái là, hết thảy sự việc trong thiên hạ này, có lúc thấy là bị tổn thất nhưng trái lại lại có lợi ích; có lúc thấy như có lợi ích nhưng trái lại lại bị tổn thất.
Làm sao mà ông biết điều đó? Lưu An đưa ra một ví dụ: Xưa Sở Trang Vương đã chiến thắng Tấn quốc ở vùng đất Hà Ung, lúc đó lệnh doãn Sở quốc là Tôn Thúc Ngao, bất kể là thi hành quốc chính hay là quản lý quân binh, đều lập được công lao rất lớn. Sau khi quân Sở khải hoàn trở về, Sở Trang Vương liền muốn phong thưởng cho Tôn Thúc Ngao, nhưng Tôn Thúc Ngao khéo léo từ chối.
Sau này Tôn Thúc Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết đã nói với con trai rằng: “Nếu cha chết, Sở Vương nhất định sẽ ban thưởng cho con. Con phải từ bỏ những nơi đất đai màu mỡ, chỉ nhận nơi đất đá cằn cỗi. Có một nơi gọi là Tẩm Khâu nằm giữa Sở và Việt. Đất đai ở đó cằn cỗi, tên địa danh cũng nghe không may mắn. Người Sở vốn tin chuyện ma quái, còn người Việt thì nhút nhát sợ tai hoạ, vì thế đều ghét bỏ vùng đất ấy”.
Chẳng bao lâu sau, Tôn Thúc Ngao qua đời, sở Vương thực sự đã trao vùng đất màu mỡ và trù phú cho con trai của Tôn Thúc Ngao. Con trai của Tôn Thúc Ngao đã nghe theo lời của cha mình, từ chối lòng tốt của Sở Vương, chỉ nhận vùng đất Tẩm Khâu. Sau này chiểu theo luật lệ của nước Sở, những nơi màu mỡ là bổng lộc được phong cho công thần chỉ được truyền đến đời thứ hai. Duy chỉ có bổng lộc của Tôn Thúc Ngao là được truyền tiếp đến nhiều đời sau đó. Đây là “tổn chi nhi ích”, có khi tưởng chừng như mất đi nhưng cuối cùng lại thu được.
Vậy “Ích nhi chi tổn” là gì? Lưu An đưa ra một ví dụ khác: Xưa Tấn Lệ Công nam phạt Sở quốc, Đông phạt Tề quốc, Tây phạt Tần quốc, Bắc phạt Yến quốc. Tấn quốc đại quân tung hoành thiên hạ, uy chấn tứ phương, không gặp phải trở ngại cùng thất bại. Vì thế khi Tấn Lệ Công hội họp chư hầu ở Gia Lăng, vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng, tàn sát dân chúng.
Khi đó, Tấn quốc trong nước không có đại thần phụ tá quy tắc, ngoài nước cũng không có chư hầu viện trợ. Mà Tấn Lệ Công lại giết trung thần, thân cận tiểu nhân. Vào năm thứ hai khi hợp nhất chư hầu, Tấn Lệ Công đã bị Loan Thư và Trung Hành Yển bắt cóc và giam khi ông công du đến lãnh thổ của một sủng thần, Tượng Ly Thị. Tuy nhiên, không có chư hầu nào đến giải cứu, trong dân chúng cũng không có ai đồng tình với ông, Tấn Lệ Công đã chết sau khi bị giam cầm ba tháng.
Mỗi trận chiến đều phải thắng, mỗi cuộc tấn công đều phải chinh phục, sau đó mở rộng đất đai, tăng uy tín, đây là điều mà mọi người trên thế giới đều vui mừng khi có được. Nhưng vì những điều này mà Tấn Lệ Công lại rơi vào cục diện tử vong. Đây là ý nghĩa của câu nói “ích chi nhi tổn”, những gì ông có được dường như có lợi cho ông, nhưng cuối cùng lại mất tất cả và cũng làm hại chính mình.
Tôn Thúc Ngao bảo con trai nhận đất Tẩm Khâu, vì đất Tẩm Khâu cằn cỗi nên có thể truyền từ đời này sang đời khác; Tấn Lệ công ở Gia Lăng hội họp chư hầu để xưng bá thiên hạ, kết quả chết ở lãnh thổ của Tượng Ly Thị.
Người thường chỉ biết lợi là lợi, hại là hại, chỉ có thánh nhân mới hiểu được hại có thể chuyển thành lợi, lợi có thể chuyển thành hại.
Lưu An viết tiếp: “Cây một năm sinh hoa kết trái hai lần, rễ của nó chắc chắn bị tổn thương; kẻ trộm mộ người khác và lấy được của cải cũng nhất định gặp tai họa. Người ta nói rằng tham lợi lớn sẽ gây tai họa lớn”.
Khổng Tử cũng nói: “Đức hạnh kém mà nhận địa vị tôn quý, trí tuệ thấp mà lại mưu sự lớn, sức lực yếu ớt mà nắm giữ trọng trách, người như vậy không có mấy người là không gặp tai họa”.
Ví dụ về điều này trong lịch sử có rất nhiều, chẳng hạn như Ngụy Trung Hiền thời nhà Minh. Khi còn trẻ, ông xuất thân từ một gia đình nghèo khó, sống lang thang trên đường phố, không biết chữ nhưng lại rất giỏi bắn cung, biết cưỡi ngựa, thích cờ bạc, uống rượu, mại dâm và vui đùa với người khác. Sau này, vì nợ nần cờ bạc, phải bỏ vợ và bán con gái. Khi thấy thái giám tiêu rất nhiều tiền vào khu vui chơi, ông quyết định vào cung làm thái giám.
Tương truyền, Ngụy Trung Hiền lấy dao tự cung khi bị đòi nợ đánh đập tại sòng bạc. Dã sử tương truyền Ngụy Trung Hiền tìm người thông hòa, vào cung kết giao với thái giám Vương An, đã nhận được sự giúp đỡ. Sau đó, làm quen với vú nuôi của vua Hy Tông là Khách thị, nói lời nịnh nọt nên rất được Khách thị thương yêu.
Sau khi được trao quyền, ông tự xưng là thiên tuế, bài trừ những người bất đồng chính kiến, tùy tiện cai trị quốc gia, khiến mọi người “chỉ biết có Ngụy Trung Hiền, mà không biết có Hoàng Thượng”. Sau khi Minh Sùng Trinh lên ngôi, ông đã trấn áp và trừng phạt nhóm thái giám, trừng phạt Ngụy Trung Hiền vì mười tội lớn, đồng thời ra lệnh bắt và xử tội. Ngụy Trung Hiền này chính xác là quan điểm “Nhận bổng lộc hậu hĩnh mà không có đóng góp lớn”.
Sự tự hủy diệt của con người chỉ là bị hủy hoại trên một chữ tham, nếu người ta có thể vứt bỏ tham lam thì mới có thể sống an nhiên.
Bảo Châu biên dịch
Nguồn Secretchina