30 điều gia quy hiện đại ai cũng nên tìm hiểu

untitled-1-16-2

Có một câu trong Tam Tự Kinh: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, nghĩa là: Có con mà chỉ biết nuôi mà không giáo dục, thì đây là lỗi của việc làm cha mẹ.

Trở thành một người cha, bạn có cảm thấy áp lực không? Phải kiếm tiền nuôi sống gia đình, bạn còn phải có trách nhiệm với cuộc sống của con cái? Trên thực tế, người Trung Quốc cổ đại đã tóm tắt một bộ phương pháp giáo dục con cái. Chúng ta hãy học tập một chút những giá trị kết tinh từ trí tuệ của cổ nhân để biết làm thế nào thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ.

Gia quy gia huấn là quy phạm trị gia của cổ nhân

Mạnh Tử viết: “Không giữ phép tắc, không thể vuông tròn”. Lời nói và hành động của cha mẹ tất nhiên là vô cùng quan trọng, tương tự như một bộ khuôn phép trọng yếu cho trẻ tuân thủ các hành vi chuẩn mực.

Ở Trung Quốc cổ đại, ngoài dạy đọc sách thánh hiền, mỗi gia đình đều có một bộ gia quy gia huấn khởi đầu từ Chu Công thời Tây Chu. Ông đã chế định ra một hệ thống chế độ lễ nghi, sau đó Khổng Tử luôn ủng hộ và khôi phục các hệ thống lễ nghi này, có ảnh hưởng lớn đến chính trị, văn hóa, nghệ thuật và tư tưởng của các thế hệ về sau. Khổng Tử cũng đồng thời hoàn thiện hai bộ gia huấn truyền thế, gọi chung là “Cơ đán gia huấn”, đây là văn bản gia huấn đầu tiên của Trung Quốc.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Ở Trung Quốc cổ đại, mọi gia đình đều có một loại gia quy gia huấn và là điều bắt buộc để cổ nhân trị gia.

Sau đó, rất nhiều danh nhân các triều đại đã lưu truyền lại cho hậu nhân quy phạm làm người và xử thế của mình. Ví dụ, thời Tam Quốc có “Giới Tử Thư” của Gia Cát Lượng, Nam Bắc triều có “Nhan Thị Gia Huấn” của Nhan Chi Thôi, Bắc Tống có “Gia Phạm” của Tư Mã Quang, Nam Tống có “Chu Hy Gia Huấn” của Chu Hy, Khang Hy Hoàng Đế có “Đình Huấn Cách Ngôn”, v.v.

Cận đại có 30 điều gia quy, bạn đã nghe qua?

Có lẽ những chuẩn mực trên đã quá xưa cũ và chúng ta cảm thấy rằng không thể hòa hợp với cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, 30 điều gia huấn của người xưa dưới đây đã được đúc kết và truyền lại vào thời cận đại, có nhiều lợi ích trong việc giáo dục gia đình chúng ta ngày nay. Nó bao gồm cách cư xử, cách ăn uống, kính lão, rót trà, làm khách, v.v. Bạn đã nghe qua chưa? Và hãy xem chúng ta đã làm được những điều nào?

  1. Không được liếm môi.

2. Không được bắt chéo chân.

3. Không được lườm, liếc.

4. Không được ăn trong nồi.

5. Không được gọi người lớn tuổi là “bạn” (phải gọi danh vị: chú, bác, anh…).

6. Không được xắn tay áo (hành vi của kẻ cướp).

7. Không được kéo ống quần.

8. Không được khuấy trộn đĩa thức ăn.

9. Không được cắm đũa vào bát.

10. Không được cắn môi, cắn lợi (hành vi làm môi méo mó).

11. Không được rung đùi, lắc chân, nhịp chân.

12. Không được nói chuyện mà không xưng danh phận với bề trên (tỏ sự khiêm tốn).

13. Không được trước mặt mọi người mà bàn tán thì thầm hay gào thét lớn tiếng.

14. Không được nói lung tung, bừa bãi, nói lời vô nghĩa.

15. Gắp thức ăn không quá đường giữa.

16. Không được cắn đũa khi ăn cơm.

17. Không được để miệng vòi ấm đối diện với người.

18. Khi ăn uống, con cháu không được phép ăn trước.

19. Trước khi ăn cơm phải mời người lớn, người lớn ngồi xuống bảo ăn cơm thì mới có thể ăn.

20. Khi làm khách, chủ nhà động đũa thì người làm khách mới có thể động.

21. Không được cầm muỗng đũa gõ chén bát.

22. Không được ngược tay làm đổ nước.

23. Khi ăn cơm không được nói lời than thở.

24. Không được đè vai người khác.

25. Rót trà không được rót đầy.

26. Làm khách không được ngồi trên giường người khác.

27. Làm khách không được vào phòng không có người.

28. Đứng không dựa cửa, nói không lớn tiếng.

29. Về nhà cần tìm chào trưởng bối báo cho biết.

30. Ra ngoài cần nói một lời.

Trên bàn trà, rót trà mời khách thì không được rót đầy, nếu không sẽ có ý là không hoan nghênh, không tôn trọng. Rót đầy dễ gây bỏng tay và không thể cầm cốc lên được, làm người khó chịu.

Các quy định trên có vẻ rườm rà, nhưng chúng là tiêu chuẩn trực quan nhất để xem liệu một người có gia giáo hay không. Trung Quốc cổ đại được gọi là “lễ nghi chi bang”, tư thái bề ngoài nho nhã và nội hàm giáo dưỡng của cổ nhân từng được những quốc gia láng giềng học hỏi, nhưng giờ đây đã trở thành một phần thiếu sót phổ biến của nhiều người.

Trên thực tế, bất kể nền tảng của bạn là gì, cho dù bạn có cảm nhận được tình yêu của cha mẹ hay không, chúng ta đều có trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn tư tưởng cho thế hệ tiếp theo, quy chính hành vi của họ. Chỉ khi chúng ta đủ thành ý, chính tâm, tu thân, mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Ngoài 30 điều đề cập trên, khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi cũng dạy rằng lúc ăn cơm thì không được kén chọn, không được lãng phí, phải ăn hết cơm trong chén, ăn hết cơm cũng không được rời đi, khi ai cũng ăn cơm xong thì mới được rời khỏi bàn. Ngoài ra còn có nhiều yêu cầu khác về đãi nhân tiếp vật, những thói quen này tôi vẫn luôn gìn giữ cho đến nay, giúp tôi thụ ích rất nhiều.

Gia đình bạn có gia huấn nào không? Bạn sẽ truyền lại cho thế hệ tiếp theo những gì?

Video minh hoạ:

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: etviet

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: