Blog
4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng
1. Trà nghệ
Nghệ đã được sử dụng trong y học Ayurvedic trong nhiều thiên niên kỷ để giúp điều trị các bệnh viêm. Curcumin, thành phần hoạt tính chính của nghệ, “có thể là liệu pháp an toàn, hiệu quả để duy trì sự thuyên giảm ở người viêm loét đại tràng khi được dùng kết hợp với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn”, theo một bài đánh giá được công bố vào tháng 7 năm 2020 trên Nutrients.
Hầu hết các nghiên cứu về curcumin trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét đại tràng đều xem xét liều lượng lớn, cô đặc như được tìm thấy trong một số chất bổ sung, thay vì lượng nhỏ hơn của chất này có trong trà nghệ. Vì vậy, mặc dù có thể thấy trà nghệ có tác dụng thư giãn hoặc làm dịu nhưng không có nhiều bằng chứng cho thấy lượng curcumin trong trà sẽ góp phần làm thuyên giảm bệnh.
Hãy thử công thức pha chế nhẹ nhàng từ nghệ kết hợp gừng và mật ong hoặc xi-rô cây phong để tạo nên một loại trà đậm đà, có hương vị thơm ngon.
2. Trà thì là
Hạt thì là được sử dụng cho một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón , đầy hơi và chứa các hợp chất hoạt tính có thể giúp giảm co thắt, chuột rút.
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Mặt khác, thêm gừng có khả năng làm giảm các triệu chứng buồn nôn, theo một đánh giá có hệ thống được công bố trên Tạp chí Khoa học và Dinh dưỡng Thực phẩm Hoa Kỳ.
3. Trà cây du đỏ (du trơn)
Du đỏ còn có tên gọi khác là du trơn, tên thường gọi là Orme glissant hoặc tên Slippery elm, có khoa học là Ulmus rubra, thuộc họ Du (Ulmaceae).
Theo nghiên cứu, vỏ bên trong của cây du trơn đã được nghiền thành bột và được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Bắc Mỹ để điều trị các tình trạng từ vết thương và vết bỏng đến các vấn đề về tiêu hóa. Du trơn chứa chất chống oxy hóa có thể giúp làm giảm tình trạng viêm loét đại tràng và các tình trạng viêm ruột khác. Nó cũng kích thích tăng tiết chất nhầy trong đường tiêu hóa, có thể giúp bảo vệ chống lại các tổn thương liên quan đến tình trạng acid dư thừa.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về cây du trơn nhưng một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hỗn hợp các loại thảo mộc và chất dinh dưỡng – bao gồm cây du trơn cũng như curcumin và tinh dầu bạc hà – giúp làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy và đầy hơi khó chịu khi dùng trong bốn tuần.
Lưu ý, theo y học cổ truyền, cây du trơn có thể gây sảy thai và do đó bất kỳ ai đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh dùng.
4. Trà xanh gừng bạc hà
Trà xanh đã được sử dụng cho mục đích y học cổ truyền trong hàng ngàn năm. Trà có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và chứa các thành phần chống viêm, được gọi là polyphenol, mà nghiên cứu cho thấy có thể giúp điều trị các bệnh viêm như viêm loét đại tràng.
Điều đáng chú ý là các polyphenol được gọi là catechin có trong trà xanh cũng được tìm thấy trong trà đen và trà ô long. Thực tế, một tách trà thường chứa ít caffeine hơn nhiều so với một tách cà phê nhưng không nên uống quá nhiều. Có thể thêm gừng và bạc hà giúp làm dịu cơn đau dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa tốt.
Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của mình như uống trà cũng nên trao đổi với bác sĩ và đừng mong đợi uống một tách trà xanh có thể chữa khỏi bệnh. Do đó, hãy tuân thủ quá trình điều trị, thay đổi lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ có lợi cho người bệnh viêm loét đại tràng.
Uống trà thảo mộc có thể giúp làm dịu các triệu chứng của viêm loét đại tràng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các loại trà như nghệ và gừng, hạt thì là, cây du trơn và trà xanh với gừng, bạc hà có chứa các đặc tính có thể làm giảm viêm, giảm khó tiêu. Hãy thử thêm các loại trà này vào thói quen ăn uống và theo dõi loại nào có lợi nhất cho đường ruột khỏe mạnh hơn.