Blog
4 quả báo của tội ‘phá thai’: Đọc xong ai cũng thấy sợ!
Nhiều người cho rằng phá thai là việc được pháp luật cho phép và cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống của họ. Tuy nhiên xét ở góc độ nhân quả, tâm linh, đó là việc tạo nghiệp rất lớn, là sát sinh hại mệnh, sớm muộn cũng phải gặp báo ứng, thậm chí tội phá thai còn nặng hơn cả tội giết người.
Trước hết, xin phân biệt rõ rằng: Sảy thai và phá thai là 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau. Sảy thai không phải là tội và không tạo nghiệp. Bởi vì sảy thai là việc không cố ý, mà là vì một nguyên nhân khách quan nào đó (sức khỏe, tai nạn,…) dẫn đến bị sảy thai. Nhưng phá thai là trường hợp cố ý, là tội giết chết con cái mình và phải gánh chịu quả báo.
Nguyên nhân
Nếu có liệt kê nguyên nhân dẫn đến phá thai thì 1001 lý do cũng không đủ… Các cặp đôi sống thử, hoặc các cặp vợ chồng thường biện minh với những lý do sau:
- Phá thai không có tội và được pháp luật cho phép?
- Chưa sẵn sàng hoặc chưa chuẩn bị cho việc có con
- Không muốn con gái, hoặc thai bị khuyết tật….
Tuy nhiên trong Phật giáo có giảng về nhân quả luân hồi, có nói đến kiếp trước kiếp này kiếp sau,… Khi một sinh mệnh chuyển sinh vào một gia đình thì đó là duyên phận giữa họ. Tùy theo đức và nghiệp mà sẽ chuyển sinh vào gia đình như thế nào, điều kiện, hoàn cảnh ra sao,…Tuy nhiên, nếu chỉ vì một lý do nào đó như: Pháp luật cho phép, chưa sẵn sàng, thai khuyết thật, dị dạng,.. mà phá thai thì chính là tội ác và sẽ phải gánh chịu quả báo.
4 quả báo mà người phá thai phải gánh chịu
Một số người hay nói thế này: “Có nhiều người phá thai mà, có thấy làm sao đâu?…” Xin hãy nhớ rằng luật nhân quả đời người không ai có thể thoát được. Thiện ác hữu báo, nhân quả tương ứng. Những điều tốt và xấu mà một người đã làm trong đời sẽ trở lại với chính họ dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo nhà tâm linh Thái Lan Riew Jitsampat, người phụ nữ phá thai sẽ phải chịu các quả báo sau đây:
- Nếu một người phụ nữ phá thai từ thời niên thiếu thì sẽ rất khó tìm được người yêu thật lòng và tôn trọng mình.
- Và nếu tìm được người yêu thật lòng thì sẽ khó có con cái. Người phụ nữ phá thai thường sử dụng các loại thuốc nguy hiểm nên cơ hội có con sẽ rất khó…
- Nếu ngày nào mà có con được thì những đứa con đó không bệnh tật liên miên thì cũng sẽ hư hỏng làm cho mẹ phải tức giận, phiền lòng. Làm cho người mẹ phải khốn khổ, buồn phiền trong lòng. Thậm chí, có trường hợp vì con hư hỏng mà tức giận đến chết.
- Cuối cùng, nếu tất cả những điều trên vẫn chưa xảy ra thì hãy đợi đến khi người phụ nữ đó viên mãn nhất trong chuyện gia đình. Đến ngày đó sự nghiệp, tiền bạc, tất cả mọi thứ được gây dựng nên sẽ đổ nát tan tành. Sống mà còn khổ hơn là chết.
Với người đàn ông đồng ý hay ép buộc người yêu/vợ đi phá thai thì cũng phải chịu quả báo. Vì theo luật nhân quả đây là tội giết người, hơn nữa còn là giết chết con cái mình. Họ thường sẽ phải chịu cả quả báo như sau:
- Hay gặp tai nạn, bệnh tật hoặc chuyện phiền phức. Chịu khốn khổ về mặt thân thể, thậm chí là mất đi sinh mệnh vì tai ba, bệnh tật, chuyện phiền phức.
- Khó tìm được người yêu thật lòng bởi vì chính bản thân họ đã không tôn trọng người phụ nữ họ yêu, cũng như không tôn trọng thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
- Nếu lập gia đình và có con cái thì hoặc con cái lắm bệnh tật, hoặc hư hỏng, làm họ phiền muộn. Thậm chí nếu họ có con gái thì con gái có thể phải chịu quả báo bị người yêu hoặc chồng đối xử tệ bạc….
- Cuối cùng, nếu tất cả những điều trên vẫn chưa xảy ra thì hãy đợi đến khi người đó viên mãn nhất trong chuyện gia đình. Đến ngày đó sự nghiệp, tiền bạc, tất cả mọi thứ được gây dựng nên sẽ đổ nát tan tành.
Ngoài ra, theo lời một số người phụ nữ phá thai hoặc những người đàn ông đồng ý, ép buộc người yêu/vợ đi phá thai, họ thường bị đau đầu và nghe thấy tiếng trẻ con khóc,… Những trường hợp này thường xuyên xảy ra, nhất là khi họ ở một mình.
Kì thực, không có cách gì có thể hóa giải nghiệp báo mà người phá thai gây ra, nghiệp mình đã tạo thì chỉ có thể tự mình gánh lấy. Sát sinh vốn dĩ đã là một đại tội… Huống chi đây là việc “tự giết chết con của mình”.
Tuy nhiên, việc sám hối, hành thiện tích đức, cải tà quy chính… cũng có thể giảm bớt phần nào tội lỗi, giống như sự an ủi, xoa diệu, nhưng không thể tiêu hết nghiệp.
Theo: Tinh Hoa tổng hợp