Blog
5 loài động vật thông minh tự ngăn ngừa và “điều trị” bệnh tật
Các nhà nghiên cứu phân tích 5 ví dụ trong “vương quốc động vật,” cho thấy các loài vật có những cách sáng tạo để chống chọi với bệnh tật và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Vượt qua bệnh ung thư bằng y học tự nhiên trong hơn 30 năm
- Rèn luyện sự chú tâm cho con trong thời đại số
- Bí mật sức khoẻ và trường thọ qua tần số năng lượng
Động vật biết sáng tạo?
Theo các nhà nghiên cứu, từ loài tinh tinh chăm sóc vết thương bằng “nước ép côn trùng” cho đến loài chim dùng thuốc lá để xua đuổi ve và chấy, các loài động vật có những cách sáng tạo để thích nghi và chống lại các mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 5 ví dụ về cách các loài trong “vương quốc động vật” chống chọi với bệnh tật và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sâu bướm thay đổi chế độ ăn để điều trị nhiễm trùng ký sinh
Vào tháng 8 năm 1993, khi ở trên một đồng cỏ phía Đông Nam Arizona, phía Nam Tucson, nhà sinh vật học Michael Singer lần đầu tiên quan sát thấy sâu bướm gấu lông – loài sâu bướm đen, mềm mại biến thành bướm đêm hổ – ông nhận thấy chúng gặm nhiều loại thực vật thay vì chỉ ăn một số ít loại.
“Đây là hành vi rất không giống sâu bướm” – Singer, hiện là nhà nghiên cứu tại Đại học Wesleyan, cho biết.
Hóa ra là những con sâu bướm bị bệnh: Chúng bị nhiễm ruồi ký sinh. Như thường lệ, ruồi ký sinh đẻ trứng bên trong cơ thể sâu bướm, phát triển bằng cách ăn phần bên trong của sâu bướm, sau đó bùng phát và giết chết vật chủ.
“Hành vi” của những con sâu bướm không phải là ngẫu nhiên – chúng tìm kiếm những loại cây độc như cây cúc dại, cây fiddleneck và cây rattlebox, có chứa ancaloit pyrrolizidine.
Singer ngay lập tức nghĩ đến việc sâu bướm tự dùng thuốc. “Khi tôi lần đầu nói chuyện với mọi người về điều này, họ nói ‘Không đời nào, một con sâu bướm sẽ không thể làm được điều đó, đúng không?’”
Nhưng một loạt các thí nghiệm đã tiết lộ rằng mặc dù những con sâu bướm này chỉ có bốn nụ vị giác, nhưng một nụ được điều chỉnh cụ thể với các ancaloit pyrrolizidine và nó được kích hoạt để làm cho các hóa chất độc hại có vị ngon hơn khi con sâu bướm bị nhiễm ký sinh trùng.
Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng việc những con sâu bướm bị ký sinh ăn các ancaloit pyrrolizidine sẽ tăng cơ hội sống sót của chúng – nhưng các ancaloit vẫn độc đối với những con sâu bướm khỏe mạnh.
Đây là một sự đánh đổi tương tự như tác dụng phụ trong y học đối với con người. Singer cho biết điều này đã thuyết phục ông rằng những loại cây này có giá trị trị liệu, y học và đây là một trường hợp tự dùng thuốc.
- Nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật, chữa bệnh từ gốc
Linh trưởng tự xát thuốc xua đuổi côn trùng
Một số loài động vật không muốn có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ve và muỗi gây ngứa, vì vậy chúng dùng loại thuốc xua đuổi côn trùng của riêng mình.
Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, nhiều loài khỉ mũ ở Nam Mỹ và một số loài vượn cáo ở Madagascar đã săn bắt loài rết Orthoporus dorsovittatus, cắn và nghiền nát con sâu trong tay, sau đó phủ lớp chất nhờn chảy ra từ bên trong lên lông của chúng.
Chúng làm điều này thường xuyên hơn vào những mùa có nhiều muỗi và các loài côn trùng khác. Và vào năm 2003, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những loài rết này tiết ra các hóa chất độc hại gọi là benzoquinone có tác dụng xua đuổi muỗi.
“Điều này có nghĩa là chúng biết mình đang làm gì không? – Không hẳn. Chúng có thể chỉ làm vậy vì cảm thấy dễ chịu” – nhà sinh vật học tiến hóa Jacobus De Roode của Đại học Emory cho biết. “Nhưng chúng ta biết rằng hành vi này giúp chúng chống lại vết cắn và nhiễm trùng.”
- Sau 12 năm chiến thắng ung thư, giáo sư y khoa chia sẻ 4 bí quyết
Tinh tinh này chữa vết thương bằng dịch côn trùng
Trong một nghiên cứu năm 2022 về tinh tinh ở Gabon, các nhà khoa học đã quan sát tổng cộng 76 lần tinh tinh vô tình tự làm mình bị thương. Trong 19 trường hợp đó, tinh tinh chăm sóc vết thương theo cách khác thường – bằng côn trùng “ép.”
Một con tinh tinh tên là Freddy, bị thương trên cánh tay trái, đã giật một chiếc lá và dùng miệng nhổ một con côn trùng không xác định, sau đó nhẹ nhàng ấn nó vào vết thương.
Tinh tinh cũng làm như vậy với nhau: Một con tinh tinh cái bắt được một con côn trùng và đưa cho một con tinh tinh đực, sau đó con tinh tinh đực này bôi nó vào vết thương hở của một con tinh tinh đực khác.
Những hành vi này không “chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên” – Simone Pika, một nhà nghiên cứu về nhận thức sinh học so sánh tại Đại học Osnabrück, cho biết. Nhưng họ không biết liệu hành vi này có thực sự giúp vết thương của chúng mau lành hơn hay không.
Bà cho biết có thể đây chỉ là một “tập quán xã hội” mà loài tinh tinh trong học được trong cộng đồng của chúng, nhưng xét đến “bối cảnh cụ thể” của vết thương, có lý do để tin rằng đây là một hành vi dùng thuốc.
Loài chim dùng đầu lọc thuốc lá để xua đuổi sâu bọ
Tại Mexico City, nhà sinh thái học hành vi Constantino de Jesús Macías García thuộc Đại học Quốc gia Mexico phát hiện ra rằng vật dụng nhân tạo phổ biến nhất mà các loài chim địa phương dùng để làm tổ là thuốc lá.
Vì nicotine, có nguồn gốc từ thuốc lá, đôi khi được dùng làm thuốc xua đuổi ký sinh trùng cho các loài gây hại trong vườn, nên nhóm của ông đã kiểm tra xem các loài chim có lót tổ bằng những mảnh thuốc lá cho mục đích này hay không.
Trong một thí nghiệm với hơn 50 tổ chim sẻ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những tổ có cellulose từ những mẩu đầu lọc thuốc lá đã thu hút ít chấy và ve hơn đáng kể so với những tổ “không hút thuốc.”
Họ cũng phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với những đầu lọc thuốc lá đó làm hỏng các tế bào hồng cầu của cả chim non và chim trưởng thành khi chúng sử dụng nhiều đầu lọc thuốc lá để xây tổ.
“Mặc dù độc hại, nhưng ‘lợi ích ròng’ nhiều hơn” – de Jesús Macías García cho biết, cho rằng đây là một hình thức phòng bệnh cho các loài chim ở thành thị. Ông cho rằng thuốc lá đã được những loài chim này sử dụng thay cho các loại cây thơm có sẵn trong tự nhiên.
Những con bướm “cho con cái uống thuốc” trước khi sinh
Khi bướm chúa mắc phải căn bệnh Ophryocystis elektroscirrha có khả năng gây tử vong hoặc biến dạng cánh, chúng sẽ ăn các loại cây bông tai có chứa hàm lượng cardenolide cao hơn, có độc đối với các bào tử của căn bệnh bên trong cơ thể chúng.
Trong các thí nghiệm, khi được “lựa chọn,” bướm chúa cái đã chọn đẻ trứng trên cây bông tai độc hơn và khả năng trứng của chúng bị nhiễm bệnh giảm xuống.
De Roode cho biết: “Về cơ bản, những ‘bà mẹ’ này đưa ra lựa chọn dựa trên khả năng lây nhiễm trong tương lai của con mình.
Điều này có nghĩa là chúng chủ ý như vậy không? – Không hẳn, nhưng nó đồng nghĩa nguyên nhân gây ra hành vi của chúng là do nhiễm trùng. Chúng có thể không biết mình bị nhiễm bệnh, cơ thể chúng có thể chỉ ‘thích’ những loại cây đắng hơn.”
De Roode cho rằng “thuốc” trong thế giới động vật “đã phổ biến từ thuở sơ khai.” “Ngay khi có động vật, ngay khi có ký sinh trùng, thì đã có cách để động vật chăm sóc [bản thân] chúng. Bức tranh toàn cảnh là việc động vật dùng ‘thuốc’ cực kỳ phổ biến, nhưng điều đó chưa được biết đến nhiều.”
- Bị bệnh có nhất thiết phải dùng thuốc? “Làm sạch mạch và máu”
Theo vietnamplus