Blog
8 bài học “giáo dục” giúp con: Sống tự lập, ngoan ngoãn, tử tế và có ý chí!
Từ xưa đến nay, sự trưởng thành của trẻ nhỏ luôn đi kèm với sự giáo dục của cha mẹ. Nhưng dạy con đúng cách luôn là trăn trở của tất cả các bậc phụ huynh. Quản lý tốt 8 điều dưới đây, chắc chắn con bạn sẽ nên người!
8 mẩu chuyện nhỏ giữa cha và cậu con trai dưới đây khiến rất nhiều bậc phu huynh thức tỉnh:
1. Chuyện gì cũng từ từ nói, không được tùy tiện nổi nóng: Bài học về cảm xúc
– Vừa nãy khi mẹ bảo con dọn dẹp đồ chơi, tại sao con lại phản ứng như vậy?
– Con không biết nữa, khi nãy con chỉ cảm thấy rất phiền phức, nhịn không được nên mới quát lên.
– Ồ, vậy thì có thể là do “con ma” trong cơ thể con đang giở trò đó.
– Hả?
– Trong cơ thể mỗi người đều có một thiên sứ đáng yêu và một ác ma xấu tính. Khi con nổi nóng tức là ác ma đã chiến thắng. Cho nên, lần sau khi con cảm thấy ác ma sắp xuất hiện, con có thể giúp thiên sứ đánh thắng ác ma được không?
– Dạ được ạ!
– Ừm, thực ra ác ma chính là mớ cảm xúc không thoải mái trong mỗi chúng ta, khi chúng ta cảm thấy tức giận thì có thể chọn cách hít thở thật sâu, đợi 10 giây, sau đó tiếp tục nói chuyện, như vậy là con đã có thể khống chế được nó rồi. Cái này gọi là năng lực quản lý cảm xúc.
2. Không nói tục, không làm việc sai trái: Bài học về giáo dục
– Cha ơi, hôm hay bạn Hùng chen hàng giành đồ chơi, con không nhường, bạn còn dùng từ tục tĩu mắng con.
– Sau đó thì sao?
– Sau đó con đã rất tức giận, cũng chửi tục lại, cả hai suýt chút nữa là đánh nhau luôn rồi.
– Con trai, người khác không đúng, con biết chỉ ra cái sai của họ là rất tốt. Nhưng con dùng cách không văn minh như vậy để giải quyết vấn đề sẽ chỉ khiến bản thân bị hạ thấp giá trị xuống bằng cậu ta mà thôi. Con nhìn xem, một giọt mực có thể làm đen một cốc nước sạch, nhưng một thùng nước sạch lại không có cách nào làm sạch được một ly mực. Làm người cũng vậy, hướng thiện thì khó như leo núi, nhưng hướng ác thì lại dễ như từ trên núi nhảy xuống chân đồi. Con phải học cách quản lý cảm xúc của bản thân, không được để người khác ảnh hưởng mình, phải biết cẩn trọng trong lời nói và hành động, như vậy mới là một người có giáo dục.
3. Không trốn tránh sai lầm của bản thân: Bài học về phạm sai
– Cha ơi, con kể cho cha nghe một chuyện rất thú vị. Hôm nay khi đi siêu thị, lúc cha đang lựa rau thì con đã lén trộn đậu xanh và đậu đỏ ở khay kế bên lại với nhau đấy.
– Vì sao con lại làm thế?
– Tại con cảm thấy chơi như vậy rất vui.
– Vậy con có biết chỉ vì một phút ham chơi của con mà đã hại người khác phải bỏ ra rất nhiều thời gian để lựa đậu lại hay không? Đi, bây giờ chúng ta sẽ đi đến siêu thị để xin lỗi người ta, đồng thời mua lại hết mớ đậu lộn xộn đó.
– Cha ơi, con biết lỗi rồi, dù sao cũng không có ai nhìn thấy, hay là lần này bỏ qua đi, lần sau con không dám nữa đâu.
– Con trai, phạm sai lầm không có gì đáng sợ, sai lầm không biểu thị con là một đứa trẻ hư, cũng không ảnh hưởng đến tình yêu của cha dành cho con. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải dám đối diện với lỗi sai của mình, dám nhận lấy trách nhiệm. Đó là một loại đảm đương, có đảm đương thì mới có trưởng thành.
4. Kiên trì ngủ sớm thức sớm: Bài học về kỷ luật
– Cha ơi, vì sao ngày nghỉ mà con cũng không được ngủ đến trưa vậy ạ?
– Ngủ nướng quả thật rất thoải mái, nhưng con nên biết, phàm cái gì khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu thì đều là những thứ khiến ta đau khổ. Con có còn nhớ mấy lần học thuộc thơ không? Ban đầu, con cảm thấy một ngày học thuộc một bài thơ là quá cực khổ, nên đã đổi thành ba ngày một bài, sau này lại đổi thành một tuần một bài, một tháng một bài… Thời gian trôi qua, người khác đã học thuộc được mấy trăm bài, còn con thì chỉ thuộc được có mấy bài, từ đó các con đã thua xa các bạn học một khoảng vô cùng lớn.
Thức sớm cũng vậy, ngày nghỉ con ngủ nướng thêm 2 tiếng, nhưng kỳ nghỉ hè có 60 ngày thì đã thành 120 tiếng rồi. Khoảng thời gian đó con có thể xem 60 bộ phim, đọc 10 quyển sách, còn có thể đi đá bóng hoặc làm những việc mà mình thích để rèn luyện bản thân. Đó chính là lợi ích của kiên trì và kỷ luật!
5. Mỗi lần chơi điện thoại không được quá 1 tiếng: Bài học về nắm và buông
– Cha ơi, vì sao thời gian học thì nhiều như vậy, nhưng thời gian chơi điện thoại chỉ được có chút ít thế ạ?
– Cha trước tiên sẽ nói con nghe về hiệu ứng thùng rỗng nhé! Thùng chứa rác thì người ta sẽ gọi là thùng rác, thùng chứa nước sẽ gọi là thùng nước, thùng chứa rượu sẽ gọi là thùng rượu. Việc này nói lên điều gì?
– Trong thùng chứa cái gì thì gọi là cái đó ạ?
– Đúng vậy! Làm người cũng thế. Trong đầu con chứa tri thức, nghĩa là con là một người có giá trị. Nếu đầu con chỉ có điện thoại, những thứ vô bổ, vậy thì con chẳng đáng một xu. Cho nên con phải biết tự mình khống chế dục vọng của bản thân. Nắm lấy những gì hữu ích và buông bỏ những thứ vô ích.
6. Bất cứ lúc nào, làm bất cứ chuyện gì cũng nên lấy an toàn làm đầu: Bài học về an toàn
– Con à, nghe dì hàng xóm nói thấy con chạy xe đạp bằng một tay. Con có biết làm thế rất nguy hiểm không?
– Con không nghĩ tới. Chỉ là bạn con nói nếu không biết chạy xe bằng một tay thì là một thằng hèn nhát, nên con…
– Cha hiểu. Nhưng con có còn nhớ tối qua cha đã kể con nghe câu chuyện gì không?
Biển nổi lên một đợt sóng to. Trên thuyền của bạn Chu có một giương vàng, một giương lương thực và một giương nước ngọt, con nói xem cậu ta nên ném bỏ rương nào xuống biển để bảo vệ tính mạng đây?
– Đương nhiên là giương vàng ạ.
– Đúng rồi, vàng bạc giống như là thể diện của con vậy, tuy rằng quan trọng nhưng có chết cũng không bỏ thì sẽ làm nguy hại đến tính mạng của con. Ra ngoài đường con nên nhớ, vĩnh viễn cũng không được vì giữ thể diện mà làm điều nguy hại đến tính mạng, càng không nên vì nghĩa khí giữa bạn bè với nhau mà gắng gượng. Bất cứ lúc nào cũng vậy, nhiệm vụ lớn nhất của con chính là bảo vệ tốt bản thân.
7. Mỗi tuần học một loại kỹ năng lao động: Bài học về công việc nhà
– Cha ơi, con giúp mẹ rửa chén xong rồi!
– Vì sao lại nói là ‘giúp” chứ? Con không có dùng những cái chén đó hay sao?
– Nhưng mà ngày thường đều là do cha mẹ rửa.
– Con trai, việc nhà không phải là nghĩa vụ của riêng ai, mà là nhiệm vụ chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Lúc trước cha mẹ chăm sóc con, không muốn con làm là vì thương con, một phần cũng là do con còn quá nhỏ, không thể làm được việc nhà. Nhưng hiện tại con đã lớn và mạnh mẽ hơn, nên có một vài chuyện con phải học cách tự mình làm lấy. Có thế thì sau này khi ra riêng con mới có thể tự chăm sóc bản thân. Đó gọi là tự lập!
8. Mỗi ngày vận động 30 phút: Bài học về vận động
– Cha ơi, sau này con có thể không cần đi chạy bộ nữa không?
– Vì sao thế?
– Con cảm thấy cực khổ quá, vừa mệt vừa nóng, ngồi ở nhà sướng hơn nhiều!
– Vậy con có biết vì sao cha muốn con kiên trì tập luyện không?
– Con không biết ạ!
– Cơ thể của chúng ta giống như quả trứng gà vậy, va chạm một chút liền vỡ, rất yếu. Nhưng một khi được đun sôi thì trứng gà sẽ trở nên cứng cáp hơn nhiều. Vận động cũng vậy, tuy rằng rất khó khăn, nhưng nếu con kiên trì được thì tâm hồn và thân thể của con sẽ trở nên rất khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp con có được năng lượng và trí huệ trên con đường học tập mà không thấy mệt mỏi, bồi dưỡng cho con một trạng thái tốt để đột phá các bước ngoặc cuộc đời. Đó chính là ý nghĩa của vận động.
Nguồn: CafeBiz