Họa sĩ thời nhà Thanh tuyên bố đã nhìn thấy “ma” và những bức họa của ông đã được lưu truyền hơn 200 năm
Theo tín ngưỡng truyền thống, linh hồn ly thể sau khi chết, đó là lý do tại sao người ta tin vào sự tồn tại của ma.
Thời cổ đại, ma được coi là sự trở về của linh hồn người chết. Vì ít người tận mắt nhìn thấy ma nên mọi người thường có tâm lý sợ ma, xét cho cùng, những điều chưa biết thường rất đáng sợ.
Tuy nhiên, La Sính, một họa sĩ thời nhà Thanh, khẳng định đã tận mắt nhìn thấy ma quỷ, và cũng vẽ lại chúng, và các tác phẩm của ông vẫn được ca ngợi rộng rãi cho đến ngày nay.
La Sính là một họa sĩ thời nhà Thanh, sinh ra ở huyện Hấp, tỉnh An Huy, sau đó chuyển đến Dương Châu. Mẹ ông đã rất vất vả cần cù để chăm sóc và bồi dưỡng ông trở thành một họa sĩ, ông cũng đã bái Kim Nông làm thầy ở Dương Châu và trở thành một trong những “Dương Châu bát quái”, những nghệ sĩ này rất sáng tạo và thú vị. La Sính cũng rất giỏi trong việc khắc họa ma quỷ.
Có người nói rằng La Sính là một thiên tài nửa người nửa ma. Kỷ Hiểu Lam mô tả những con ma mà La Sính nhìn thấy trong “duyệt vi thảo đường bút ký”.
La Sính thích vẽ ma, hơn nữa rất am hiểu phương diện này. Ông từng viết: “Vào lúc chạng vạng cuối thu, tôi đang ngồi dưới ngọn đèn đọc sách thì có mấy con ma vươn cổ lên, khom lưng nhe răng nghiến lợi trợn mắt đi về phía tôi”.
Ở tuổi trung niên, La Sính rời Dương Châu đến Bắc Kinh để bán tranh, nhưng gặp phải khó khăn. Ông nhận ra bản thân mình khác biệt và tuyên bố rằng bản thân có thể nhìn thấy ma quỷ, và bắt đầu vẽ những con ma mà ông ta nhìn thấy.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Quỷ thú đồ”, bao gồm nhiều bức họa rời rạc được kết nối với nhau, mỗi bức họa có kích thước khác nhau. “Quỷ thú đồ” tổng cộng có tám bức họa ma, thông qua sử dụng kỹ pháp sáng tạo để tạo ra một bầu không khí kỳ dị đa biến. Những hồn ma trong tranh bao gồm có nam có nữ, có quan viên và cũng có dân thường, có bạch cốt ở nơi hoang dã và những con ma đầu to đi xuyên qua các đám mây.
Tranh ma của La Sính có phong cách độc đáo, sống động và tuyệt không đáng sợ chút nào. Cả người lớn và trẻ em đều yêu thích tác phẩm của ông.
Một trong những bức họa vẽ một nhóm ma du hành cùng nhau, tuy trên người chúng lộ ra bạch cốt, nhưng lại mặc váy da hổ, một số hồn ma đang vui vẻ đi về phía trước với chiếc túi trên lưng. Mấy con ma nhỏ ngồi trên đòn gánh của con ma lớn, như đang ngồi trên “ghế kiệu miễn phí”, con ma váy da hổ quay lại nói chuyện vui vẻ với con ma đội mũ quan, trong khi những con ma khác nhìn xung quanh. Toàn bộ bức họa sống động và thú vị, khiến mọi người bật cười.
Trong một bức họa khác, hai bộ xương đang trò chuyện giữa đám cỏ dại trong khu rừng hoang. Một bộ xương đứng trước tảng đá lớn, một tay chống hông, một ngón tay chỉ xuống đất, dường như đang thầm kể một câu chuyện. Một bộ xương khác quay lưng về phía người xem, một chân đặt trên đá, và một tay kia làm cử chỉ. Hình ảnh trong tranh tuy là hai bộ xương nhưng vẫn gây được sự hứng thú rất lớn.
Và trong một bức họa khác, một bóng ma giấu mình trong mây và sương mù, hình ảnh lờ mờ, chuyển động cường điệu, hắn đang cố gắng tiến về phía trước trên nền đầy mây đen, nhưng hắn dường như không thể nhìn thấy con đường phía trước rõ ràng.
La Sính thích tạo hiệu ứng mực thấm vào giấy vẽ, sau đó dùng lượng mực thích hợp để vẽ nền, đồng thời dùng nét vẽ thích hợp để khắc họa hình ảnh ma quái và quái vật nhằm tạo ra bầu không khí huyền bí và kỳ dị.
Vì sự nổi tiếng của mình, La Sính đã khơi dậy sự ghen tị và thù địch của nhiều người. Đồng hương của ông, một thương nhân buôn muối nổi tiếng ở quê nhà, rất thông minh, nhắc nhở La Sính sớm ngày hồi hương, để tránh bị người hãm hại.
Vì vậy, La Sính vội vã quay lại ngõ hẻm Di Đà ở Dương Châu để đoàn tụ với vợ con. Lần này, ông trở về quê hương mang theo danh vọng và tài phú, người nhà ông cũng nhờ đó mà có một cuộc sống sung túc giàu có. Đây cũng trở thành động lực để ông quay trở về kinh thành.
Vài năm sau, một người bạn từ Bắc Kinh mời La Sính đến kinh thành một lần nữa để sáng tác thông qua những tin tức do đồng hương của ông mang đến. Tuy nhiên, vào lúc này, vợ ông là Phương Uyển Di vì bệnh tật mà suy yếu, La Sính đã lên kinh thành gom góp một số tiền lớn để trị liệu cho vợ, hy vọng gia đình có thể sống sung túc. Tuy nhiên, thật không may, Phương Uyển Di đã qua đời ngay sau khi La Sính đến kinh thành.
Cái chết của Phương Uyển Di đã ảnh hưởng rất lớn đến La Sính. Từ đó trở đi, ông không ngừng vẽ ma quỷ nơi trần thế và bắt đầu vẽ tượng Phật của tương lai, với hy vọng khắc họa được ánh sáng rời xa trần thế.
Phương Uyển Di là vợ của ông, nhưng vợ ông đã không còn nữa, La Sính rời bỏ quê hương và lưu lãng tứ xứ. Cuộc hành trình của ông kéo dài đến mười năm và ông không có nơi ở cố định.
10 năm sau, vì thiếu tiền, La Sính lại quay lại Dương Châu và kiếm sống bằng nghề bán thư pháp và tranh vẽ. Trong thời kỳ này, các tác phẩm có chủ đề Phật giáo của ông đã đạt đến đỉnh cao và một lần nữa được mọi người tán thành.
Năm 1790, La Sính trở lại Bắc Kinh cùng con trai thứ hai La Duẫn Toản, và các quan lại quyền quý nguyện ý trả giá cao để mua các bức tranh và tác phẩm thư pháp của ông. La Sính một lần nữa đạt được khối tài sản kếch xù, nhưng đối với ông, tiền bạc đã mất đi ý nghĩa khi không có Uyển Di. Ông ta chi tiêu hoang phí và không còn một xu dính túi.
Cuối cùng, với sự giúp đỡ của một người bạn thương nhân buôn muối, La Sính đã đưa cậu con trai nhỏ của mình trở lại “Chu thảo thi lâm”. Năm Gia Khánh thứ tư, La Sính qua đời, thọ 67 tuổi.
La Sính là thành viên trẻ tuổi nhất trong “Dương Châu bát quái”, ông ấy đã truyền sức sống cho nhóm nghệ thuật này trong 30 năm. Những bức tranh độc đáo của ông sử dụng màu sắc nhẹ nhàng và trang nhã, đồng thời kết hợp gu văn chương và kỹ năng văn chương của người thầy Kim Nông. Sau khi trải qua nhiều thăng trầm, mỗi giai đoạn của cuộc đời ông đều cảm động. Có lẽ chính những trải nghiệm độc đáo và cuộc sống đầy biến động này đã hình thành nên di sản văn hóa sâu sắc của La Sính và để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật xuất sắc.
Truyền kỳ phong phú của ông đã khơi dậy sự quan tâm lớn và trở thành một cảnh quan sáng ngời trong lịch sử văn hóa.
Kỳ Mai biên dịch
Sở Thiên – aboluowang