Thái hậu dị nhất lịch sử, khi sinh tóc dài đến gáy, 3 tuổi dài đến gót, sau đẻ con rồng vàng bao quanh

untitled-1-87

Lịch sử sau thời Tam Quốc được gọi là “Ngụy Tấn Nam Bắc triều”. Tại phía bắc Trung Quốc có “Ngũ Hồ thập lục quốc”. Vị quân chủ kiến lập Bắc Chu tên là Vũ Văn Thái, sinh được một người con gái là Tương Dương trưởng công chúa, sau này gả cho Đậu Nghị.Đậu Nghị là một trong tám vị đại thần quyền uy nhất trong triều, làm quan tới chức Thượng trụ quốc. Năm 569, Tương Dương trưởng công chúa sinh cho Đậu Nghị một người con gái, gọi là Đậu Thị.

Đậu Thị vừa sinh ra tóc đã xòa xuống cổ, lên 3 tuổi tóc dài đến gót chân, trông rất mực xinh đẹp. Cậu của nàng là Bắc Chu Vũ Đế vô cùng yêu quý cô cháu gái đáng mến này, khi Đậu Thị còn nhỏ ông đã đưa nàng vào cung chăm sóc. Vì thế, Đậu Thị từ nhỏ đã học rộng biết nhiều, tri thức vô cùng uyên thâm.

Hoàng hậu của Bắc Chu Vũ Đế là A Sử Na Thị, công chúa nước Đột Quyết, cuộc hôn nhân giữa họ không xuất phát từ tình yêu, mà là vì mục đích chính trị. Thực tế, Bắc Chu Vũ Đế rất thờ ơ lạnh nhạt với hoàng hậu.

Lúc ấy Đột Quyết là một đại quốc hùng mạnh ở phương bắc, có ý nghĩa chiến lược trọng yếu, vì thế vương triều Bắc Chu mới kết thông gia với hoàng thất của Đột Quyết. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Đế và A Sử Na Thị sẽ quyết định mối liên minh chính trị giữa hai nước.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Mặc dù vậy, hoàng đế vẫn cố chấp làm theo ý mình, vẫn tỏ ra xem thường hoàng hậu. Các đại thần thấy vậy nhưng không ai dám khuyên nhủ, chỉ còn cách nghị luận sau lưng.

Tiểu cô nương Đậu Thị vốn là cô bé thông minh lanh lợi, nàng không ngại khuyên nhủ Hoàng đế: “Bốn bề vẫn chưa an định, chỉ có Đột Quyết là mạnh hơn cả, cháu mong cậu kìm nén tình cảm cá nhân để vỗ về hoàng hậu, lấy muôn dân trăm họ làm trọng. Nếu được Đột Quyết trợ giúp thì Giang Nam và Quan Đông sẽ không thể gây họa cho chúng ta được”. Bắc Chu Vũ Đế nghe lời khuyên của cháu gái, từ đó thay đổi cách ứng xử với hoàng hậu.

Bắc Chu có một võ tướng nổi tiếng với biệt danh “nhất tiễn song điêu” (một mũi tên trúng hai đích) tên là Trưởng Tôn Thịnh. Ông là vị tướng vô cùng uy dũng thiệt chiến, đã đóng góp nhiều công lao trong việc giữ quan hệ giao hảo giữa Bắc Chu và Đột Quyết.

Sau khi nghe câu chuyện về Đậu Thị, ông đã hết lời khen ngợi cô gái nhỏ thông minh xuất chúng này. Ông nói: “Cô bé này bất phàm như thế, chúng ta nên kết thông gia với nhà họ”. Hơn 20 năm sau, con gái của Trưởng Tôn Thịnh quả nhiên trở thành con dâu của Đậu Thị, và đó là một câu chuyện khá thú vị sau này.

Năm 578, Bắc Chu Vũ Đế băng hà, con trai của ông lên kế vị, xưng là Tuyên Đế, phong con gái lớn của Tùy quốc công Dương Kiên làm hoàng hậu. Sau này Tuyên Đế băng hà và truyền ngôi cho con trai là Tĩnh Đế. Khi ấy Tĩnh Đế vẫn còn là đứa trẻ, ông ngoại của cậu là Dương Kiên lên làm đại thừa tướng phò trợ cho tiểu hoàng đế.

Năm 581, Dương Kiên ép cháu ngoại phải nhường ngôi cho mình và tự xưng là Tùy Văn Đế. Tùy Văn Đế lấy niên hiệu Khai Hoàng, lập ra Đại Tùy. Sau khi đoạt hoàng vị của cháu ngoại, vì để tránh hậu hoạn Dương Kiên đã “nhổ cỏ tận gốc”, giết rất nhiều người trong hoàng tộc Bắc Chu.

Đậu Thị chứng kiến đại kiếp nạn của gia đình nhà cậu, nàng vô cùng phẫn uất nói: “Chỉ hận ta không phải nam nhi, không thể cứu được nhà cậu khỏi nạn này”. Đậu Nghị vội vàng che miệng con và nói: “Con chớ nói xằng, nếu không sẽ gây họa diệt cả gia tộc nhà ta đó”. Tuy nhiên, câu nói ấy đã toát lên hào khí anh hùng của tiểu cô nương Đậu Thị.

Lịch sử như một vở kịch, sau này chồng và con trai của Đậu Thị đã đoạt lấy triều Tùy mà Dương Kiên kiến lập, ứng với lời thề của nàng năm xưa.

Bình phong chim công kén rể

Khi Đậu Thị mười tám đôi mươi, nàng vô cùng xinh đẹp mỹ lệ, tính cách rộng rãi hào phóng. Các vương tôn công tử thuộc danh gia vọng tộc và những người mến mộ nàng đều lũ lượt kéo đến cầu hôn. Cha của nàng là Đậu Nghị đặt một tấm bình phong ở giữa sân, trên đó vẽ hai con chim khổng tước.

Đậu Nghị thách những người đến cầu hôn: Ai có thể đứng ngoài cửa mà bắn trúng vào mắt hai con khổng tước này thì ta sẽ gả con gái cho. Rất nhiều trai tráng thấy vậy đành giũ tay ra về, duy chỉ có một trang nam tử dám bước lên phía trước, hai tay kéo căng cây cung, mũi tên lao đi vun vút, chỉ trong chớp mắt đã bắn trúng vào mắt hai con chim khổng tước.

Vị trang nam tử này quả là bậc anh hùng thiện xạ khiến ai nấy đều trầm trồ ngưỡng mộ. Đây chính là câu chuyện “Tước bình trạch tế” (bình phong chim công kén rể) nổi tiếng trong lịch sử.

Vậy chàng trai may mắn ấy là ai? Đó chính là Lý Uyên, cha của Đường Thái Tông sau này.

Dòng họ Lý là một gia tộc thượng võ, đứng trong hàng ngũ quý tộc ở Tây bộ Quan Lũng. Quan Lũng là địa khu Cam Túc, Thiểm Tây ngày nay. Lúc ấy có tám đại quý tộc hiển hách được gọi chung là “tập đoàn quân sự Bát trụ quốc” nhà Tây Ngụy.

Mẹ của Lý Uyên là Độc Cô Thị, xuất thân trong danh gia vọng tộc, thân phận cao quý. Chị của bà là Minh Kính hoàng hậu của Bắc Chu Minh Đế, còn em gái bà là Văn Hiến hoàng hậu của Tùy Văn Đế. Do đó Lý Uyên là anh em họ với Tùy Dạng Đế, là bậc hoàng thân quốc thích nhà Tùy.

Năm 16 tuổi Lý Uyên đảm nhậm chức “Thiên ngưu bị thân”, tức võ quan cấm vệ của hoàng đế. Vị hoàng đế này không ai khác chính là người cậu của ông – Tùy Văn Đế.

Chức vụ “Thiên ngưu bị thân” có ý nghĩa như thế nào? Thông thường, các võ sĩ cảnh vệ của nhà vua phải mang theo bên mình một thanh bảo đao, tên gọi của thanh bảo đao này là “Thiên ngưu”. Vì sao gọi là “Thiên ngưu”? Do bảo đao sử dụng chất liệu đặc biệt và chế tác bằng kỹ thuật đặc thù, nên cho dù chém hàng ngàn đầu trâu cũng không mất đi độ sắc bén, thế nên mới gọi là “Thiên ngưu”.

Thiên ngưu bị thân” là một chức vị rất quan trọng. Người nắm giữ vị trí này cần phải là bậc thân tín của hoàng đế, hơn nữa phải có võ công cao cường, dung mạo khôi ngô, dáng vẻ đường hoàng. Lý Uyên có đầy đủ tất cả đặc điểm này.

Tùy Văn Đế Dương Kiên(Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Boston)
Tùy Văn Đế Dương Kiên(Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Boston)

Dưới thời Tùy Văn Đế, Lý Uyên làm Thứ sử Tiều Châu, Lũng Châu, Kỳ Châu, ngoài ra ông còn làm Thái thú quận Huỳnh Dương và một chức vụ quan lại tại địa phương. Đến năm 613, Lý Uyên được thăng lên làm Tứ phẩm Vệ úy Thiếu khanh, quản lý quân trang và binh khí trong kinh thành.

Tuy nhiên, Tùy Dạng Đế Dương Quảng lại không coi trọng người em họ Lý Uyên này. Thấy Lý Uyên giỏi kết giao hào kiệt, Dương Quảng lại càng đố kỵ, nghi ngờ. Lý Uyên thích ngựa, nuôi rất nhiều ngựa quý trong nhà, Dương Quảng biết được và cảm thấy rất khó chịu. Vợ của Lý Uyên là phu nhân Đậu Thị tinh ý phát hiện ra, bà bèn khuyên chồng tặng cho Dương Quảng con ngựa quý nhất của mình, như vậy mới khiến ông ta vui lòng.

Lý Uyên luôn cảm kích trước trí thông minh và sự hy sinh hết lòng của vợ, nếu không có bà thì tiền đồ quan lộ của ông đã gặp rất nhiều gian hiểm.

Sau khi kết hôn, Đậu Thị sinh cho Lý Uyên bốn người con trai và một người con gái. Bốn người con trai lần lượt là Lý Kiến Thành, Lý Thế Dân, Lý Huyền Bá, Lý Nguyên Cát. Nhị lang Lý Thế Dân chính là đứa con tâm huyết nhất của bà.

Đường Thái Tổ Lý Uyên(Ảnh: Bảo tàng Cố cung Quốc gia - Đài Loan)
Đường Thái Tổ Lý Uyên(Ảnh: Bảo tàng Cố cung Quốc gia – Đài Loan)

Khi sinh Lý Thế Dân hai rồng nghênh đón

Trên đường theo chồng đến Lũng Châu nhậm chức, phu nhân Đậu Thị từng trú tại một công quán ở huyện Võ Công, Thiểm Tây. Tòa công quán nằm ở thôn Kiến Tử Câu, khu Dương Lăng, gần chùa Ân Nghĩa. Kỳ thực đó là một hang động, cũng là nơi Lý Thế Dân chào đời.

Đêm mà Lý Thế Dân chào đời, đột nhiên từ trong động tỏa ra thứ hương thơm thanh khiết, thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Đậu phu nhân nhễ nhại mồ hôi, một sinh mệnh mới chào đời.

Lúc ấy trời vẫn còn chưa sáng, bên ngoài là một màu xám xịt. Tiếng khóc của đứa bé mới ra đời làm kinh động đến Vương Mẫu Nương Nương trên thiên đình. Nương Nương vội lệnh cho Thái Dương Thần ra nghênh đón.

Chỉ một loáng, chân trời rực rỡ sắc màu, hào quang vạn trượng, sắc tía rực rỡ thăng lên làm tan băng tuyết. Bên ngoài động hoa tươi khoe sắc, chim hót líu lo. “Vương Mẫu ban thánh quang, anh nhi phi phàm”. Người ta hào hứng báo tin cho nhau, kể cho nhau nghe những chuyện truyền kỳ.

Vào ngày Mậu Ngọ, tháng 12 năm Khai Hoàng thứ 18 của nhà Tùy (tức ngày 23 tháng 1 năm 599), phu nhân Đậu Thị đã sinh hạ đứa con trai thứ hai, sau này đặt tên là Lý Thế Dân. Cậu bé này rất đặc biệt, lặng lẽ từ bụng mẹ sinh ra, không quấy cũng không khóc.

Cựu Đường Thư – Thái Tông Thượng” ghi chép: “Lúc ấy có hai con rồng chơi đùa ngoài cửa quán, ba ngày mới rời đi”.

Thiên Thượng ban điềm lành, dùng phương thức thần kỳ để chiếu cáo thiên hạ: Chân long Thiên tử đã giáng phàm! Vợ chồng Lý Uyên khi hay tin đều không khỏi vui mừng, nhưng cũng lo sợ thiên cơ bất khả lộ, nên đã khuyên mọi người trong nhà nên nhẹ nhàng khẽ tiếng, không được khoe khoang ra bên ngoài.

Quyển thứ nhất của “Văn sử tư liệu huyện Võ Công” chép rằng:

Người trong thôn gọi đó là Đường Vương Động, vì là nơi Đường Thái Tông xuất sinh. Tấm biển gỗ treo ở động có một mặt in hình huyện trưởng huyện Võ Công tên là Ôn Nhi, vào năm Dân Quốc thứ 33 ông đã cầm trong tay cuốn sách “Thái Tông huyền hồ xứ”. Tương truyền, cây cột buộc ngựa ở bên ngoài chùa Ân Nghĩa là nơi Thái Tông từng buộc ngựa, cây không cành không lá, hơn ngàn năm vẫn không mục nát, hình dáng rất kỳ lạ khác thường”.

Đường Thái Tông(Ảnh: Tranh vẽ thời Đường, Bảo tàng Cố cung Quốc gia - Đài Loan)
Đường Thái Tông(Ảnh: Tranh vẽ thời Đường, Bảo tàng Cố cung Quốc gia – Đài Loan)

Năm 603 khi Lý Uyên được điều đến Kỳ Châu làm thứ sử, một vị thư sinh đến thăm nhà Lý Uyên. Người này vốn có thuật xem tướng, vừa nhìn thấy cậu bé 4 tuổi Lý Thế Dân liền nói: “Mặt mũi như rồng phượng, tướng mạo như mặt trời, cậu bé này đến 20 tuổi tất sẽ có thể tế thế an dân”.

Điều này đã tiết lộ rằng nhị lang tương lai sẽ vô cùng xuất sắc, nói không chừng còn có thể làm hoàng đế! Lời này nếu truyền rộng ra ngoài, chẳng phải sẽ mắc họa diệt tộc sao? Lý Uyên cho rằng thiên cơ bất khả lộ, liền lập tức phái người đi bắt vị thư sinh kia, nhưng đi khắp nơi vẫn không thể tìm ra tung tích. Lý Uyên tin rằng đó chính là Thần nhân, là Thần đã cho ông biết thiên cơ! Sau đó vợ chồng Lý Uyên đã đặt tên cho đứa con này là Lý Thế Dân, ý nghĩa là “tế thế an dân”.

Trước khi sinh Thế Dân, Lý Uyên đã có một cậu con trai tên là Kiến Thành. Từ khi nhị lang ra đời, hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Phu nhân Đậu Thị giỏi về thư họa, thường ngày vẫn luôn dẫn theo nhị lang, chỉ bảo cậu đọc sách, viết chữ, kỳ vọng cậu bé sẽ trở thành bậc dũng tướng văn võ song toàn, sau này có thể gánh vác trách nhiệm lớn lao “tế thế an dân”.

Vào năm Đại Nghiệp thứ 9 thời Tùy Dạng Đế (năm 613), phu nhân Đậu Thị qua đời ở Trác Quận (nay là Trác Châu, Hà Bắc), hưởng thọ 45 tuổi. Bà được an táng tại Võ Công Biệt Nghiệp bến Vị Thủy. Sau khi nhà Đường làm chủ thiên hạ, bà được truy thụy hiệu “Thái Mục hoàng hậu”. Mộ của bà được gọi là Thọ An Lăng. Sau khi Lý Uyên qua đời, bà được chuyển đến hợp táng cùng ông ở Hiến Lăng tại Tam Nguyên.

Đậu Thị từng sinh sống tại huyện Võ Công và có rất nhiều ký ức đẹp nơi đây. Dưới đây là một bài thơ do chính tay bà sáng tác:

Sông Vị sáng, sông Tất trong.

Hai sông hội tụ sáng một dòng.

Bờ trái hòe, bờ phải liễu.

Vài chiếc thuyền sông Vị thong dong.

Tướng công nào biết nhà ta đẹp.

Chỉ khi cư trú mới tỏ tường.

Sau này khi trở về thăm ngôi nhà cũ, Hoàng đế Đường Thái Tông cũng đề thơ rằng:

Lục nhất – Qua ngôi nhà cũ ở Võ Công

Xe ngọc đỗ Tân Phong.

Tiều Ấp tiếng kèn vang.

Vườn hoang lối mòn đứt.

Đài cổ nửa thềm nghiêng.

Ao trước nước xưa cạn.

Cây xưa nở hoa nay.

Một mai đây từ giã.

Bốn biển cũng thành nhà.

Nguyệt Hòa biên tập
Theo NTDVN

Chia sẻ bài viết: