Bài tập tốt cho người bị amip ăn não
1. Vai trò của tập luyện đối với người bị amip ăn não
Amip ăn não người có tên khoa học là Naegleria fowleri – một loại ký sinh trùng, thuộc ngành percolozoa. Đây là loại ký sinh trùng rất hiếm gặp và thường gây tử vong cho người bơi hoặc tham gia các môn thể thao dưới nước ở các hồ nước ngọt, sông và suối nước nóng.
Các amip này thường đi lên mũi qua các dây thần kinh dẫn truyền khướu giác đến não và gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở não, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng trong vòng một tuần sau khi mắc bệnh.
Những trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân cũng phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như tâm thần, thay đổi hành vi, ảo giác… ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh có thể là: Thay đổi về khướu giác, vị giác, sốt, đau đầu đột ngột, dữ dội, cứng cổ, nhạy cảm ánh sáng, buồn nôn và ói mửa, động kinh, ảo giác…
Để chẩn đoán bệnh amip ăn não hiện nay có ba phương pháp chính: Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chọc dò tủy sống.
Hiện nay chưa có phác đồ điều trị nào được cho là tối ưu nhất đối với bệnh nhân mắc amip ăn não. Bên cạnh đó các phác đồ đơn trị liệu hoặc phối hợp thuốc vẫn còn vướng nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, cho đến nay, đơn trị liệu hoặc phối hợp các thuốc diệt trừ amip vẫn đang là phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh amip ăn não.
Mặc dù amip ăn não người là một bệnh hiếm gặp nhưng một khi nhiễm loại ký sinh trùng này, bệnh nhân gần như tử vong nhanh chóng, hoặc một số ít sống sót được cũng sẽ đối mặt những biến chứng vô cùng nặng nề.
Cùng với một phác đồ điều trị bằng các thuốc diệt amip, một chế độ ăn uống và tập luyện tốt sẽ phần nào hỗ trợ, giúp cho người bệnh dần phục hồi và cải thiện được cuộc sống sinh hoạt của mình.
Đối với người bệnh mắc amip ăn não còn sống sót thì các biến chứng như đau đầu dai dẳng, ảo giác, rối loạn tâm thần, động kinh… gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người bệnh.
Các bài tập luyện thể dục giúp người bệnh giảm đau đầu hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, các bài tập còn giúp cơ bắp thư giãn tốt hơn, từ đó cải thiện chức năng vận động cho người bệnh amip ăn não.
2. Các bài tập cho người bị amip ăn não
2.1. Bài tập 1: Tư thế ngồi thả lỏng cổ
– Cách thực hiện:
+ Ngồi khoanh chân trên một tấm thảm, đặt bàn tay trái trên đùi trái, bàn tay phải úp trên đầu và từ từ nghiêng đầu sang bên phải.
+ Tiếp tục lấy tay phải ấn nhẹ đầu để kéo căng cơ cổ. Giữ nguyên tư thế đó trong 5 nhịp thở kết hợp với thở sâu.
+ Sau đó, ngẩng đầu lên và lặp lại động tác này nhưng lần này nghiêng đầu sang bên trái.
+ Nên thực hiện động tác xen kẽ như vậy mỗi bên 3 lần.
– Tác dụng: Bài tập này giúp người bệnh thư giãn các khối cơ cạnh sống cổ và cơ thang, giúp cho tuần hoàn máu lên não được cải thiện, từ đó hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả ở những người bệnh amip ăn não.
2.2. Bài tập 2: Tư thế gập người sát đất
– Cách thực hiện:
+ Quỳ gối trên sàn nhà, hai đầu gối mở rộng bằng hông và ngồi trên gót chân.
+ Sau đó từ từ hạ thân thấp xuống giữa hai đùi và trán chạm sàn.
+ Hai bàn tay đưa thẳng ra phía sau, đan vào nhau và nâng cao nhất có thể để giúp căng cơ.
+ Hít sâu vào để dồn trọng lượng về phía trước, rồi nhấc hông lên khỏi gót chân và đầu chạm sàn.
+ Tiếp theo, đẩy tay về phía đỉnh đầu sao cho chạm vào gần sàn nhất có thể.
+ Giữ nguyên tư thế này trong vòng ít nhất 5 nhịp thở và kết hợp hít thở thật sâu.
– Tác dụng: Với những người bệnh amip ăn não, gây tổn thương các vùng chức năng vận động của não, khiến các cơ toàn cơ thể co cứng. Bài tập này giúp thư giãn cơ toàn thân, đồng thời tăng cường lưu thông máu tới vùng đầu cổ rất tốt.
2.3. Bài tập 3: Tư thế chó úp mặt
– Cách thực hiện:
+ Nằm sấp thẳng bụng. Hai tay duỗi xuôi theo chiều dài thân và thư giãn.
+ Hai cánh tay gập lại, hai bàn tay đặt lên thảm để chống ngực, mắt nhìn thẳng về phía trước, cằm chống lên thảm, hít vào và nâng vai lên trên phía tai.
+ Nâng cao hai vai và thở ra rồi ấn tay xuống, trọng lượng cơ thể dồn xuống hai tay và ngón chân.
+ Kéo dài hai bên cơ thể và cổ dài ra. Đẩy vai về phía sau để đưa tim lên cao hướng về phía trước. Hít thở đều và giữ nguyên tư thế này khoảng một vài giây.
+ Sau đó thả lỏng người xuống thảm, duỗi dài cơ thể, hai tay xuôi theo chiều dài thân, ngửa lòng bàn tay, và nằm thư giãn.
+ Tiếp tục lặp lại tư thế này khoảng 7 – 8 lần.
– Tác dụng: Bài tập này giúp người bệnh giãn nở kích thước lồng ngực, từ đó lấy được lượng khí trong lành hít vào nhiều nhất, giúp trao đổi oxy máu và đào thải khí CO2 trong máu tốt hơn. Từ đó luôn có nguồn máu giàu oxy nuôi dưỡng cho não bộ, giúp cải thiện chức năng của các vùng não bộ bị tổn thương hiệu quả hơn.
2.4. Bài tập 4: Bài tập vặn người
– Cách thực hiện:
+ Ngồi thẳng lưng, chân trái đặt bên phải đầu gối phải ở tư thế dựng đứng.
+ Tay phải đặt qua bên trái của chân trái, rồi nắm bàn chân trái và kéo đầu gối trái áp sát vào ngực. Sau đó quay rốn về bên trái rồi đến đầu, cổ và mắt. Xoay hai vai về bên trái.
+ Tay trái vòng ra phía sau, ôm qua eo phải nắm lấy tay phải sao cho các ngón tay càng chạm gần rốn càng tốt, mắt nhìn sang trái. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây.
+ Cuối cùng lại quay về vị trí ban đầu, đổi chân và làm các động tác theo chiều ngược lại.
– Tác dụng: Bài tập vặn người giúp cho cột sống linh hoạt hơn, các khối cơ lưng và thắt lưng được căng giãn tối đa, từ đó giúp cải thiện chức năng vận động tốt hơn cho người bệnh.
2.5. Bài tập 5: Bài tập ngồi mở rộng lồng ngực
– Cách thực hiện:
+ Ngồi trên gót chân, lưng ngả ra phía sau và chống hai tay xuống sàn sao cho hai bàn tay cách chân khoảng 30cm.
+ Hai bàn tay ấn mạnh xuống sàn để tạo lực nâng cao ngực, cong lưng và đẩy hông vào gót chân.
+ Tiếp tục hạ thấp đầu ra phía sau, đẩy ngực và thân người về phía trước để kéo căng cơ.
+ Cuối cùng giữ nguyên tư thế này trong vòng ít nhất 5 nhịp thở kết hợp hít thở sâu.
– Tác dụng: Bài tập này giúp mở rộng lồng ngực, cải thiện lưu thông máu đến các cơ và cơ quan trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch. Bài tập này còn giúp thư giãn các cơ bắp, từ đó làm giảm căng thẳng và lo âu. Đồng thời cải thiện khả năng vận động của các khớp ở vùng ngực và vai.
3. Những lưu ý khi tập luyện
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện các bài tập thể dục, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
– Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi tập luyện. Khởi động các động tác đơn giản như: Xoay cổ tay, cổ chân, lắc hông, kéo căng cơ, cúi gập người… để giúp cơ thể quen dần với việc vận động.
– Bổ sung đủ nước cả trong và sau quá trình tập luyện. Nên uống nước từng ngụm nhỏ và tránh các loại nước có đường, có ga.
– Chọn mặc các loại quần áo rộng rãi, thoải mái.
– Nên luyện tập với cường độ và tần suất phù hợp. Với những người mới bắt đầu tập luyện, thì nên bắt đầu với một cường độ thấp và tần suất ít để cảm nhận về sự thay đổi của cơ thể sau mỗi buổi tập. Sau đó mới nâng dần cường độ và tần suất tập luyện lên để nâng cao hiệu quả.
– Nên thực hiện các bài tập vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Đây là hai thời điểm giúp phát huy tính hiệu quả của tập luyện.
– Không tắm ngay sau khi tập luyện thể thao, vì khi mới tập xong, cơ thể đang đổ nhiều mồ hôi, tắm ngay, các lỗ chân lông trên da co lại rất nhanh, hơi nóng trong cơ thể không thể thoát được ra ngoài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Bên cạnh chế độ tập luyện, cũng cần một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Tuyệt đối không nên để bụng đói khi tập luyện, sẽ dẫn đến các chấn thương hoặc rủi ro rất nguy hiểm.
– Kiên trì tập luyện thường xuyên mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm video đang được quan tâm: