Truyện ngoài Tam quốc: Quan Vũ nói: Hổ nữ không thể gả cho khuyển tử, rốt cuộc “Hổ nữ” lấy ai?
Cuối thời Đông Hán, quần hùng phân tranh, thiên hạ chia làm ba chế độ Ngụy, Thục, Ngô. Vào thời điểm đó, vì chế độ Tào Ngụy dưới sự chỉ huy của Tào Tháo là hùng mạnh nhất, nên nhà Thục Hán và Đông Ngô đã liên minh chống lại Tào Ngụy.
Để đánh bại Tào Ngụy, 2 nước Thục và Ngô phải liên minh lại. Do đó có đoạn Tôn Quyền muốn liên kết với Thục và tạo mối quan hệ gắn bó, nên sai người đến hỏi cưới con gái Quan Vũ cho con trai mình, kết quả Quan Vũ nói: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử được?”
Tôn Quyền khi đó khá thành thật, nhưng đổi lấy câu nói này của Quan Vũ như sỉ nhục Tôn Quyền, và khiến Tôn Quyền vô cùng tức giận.
Thực ra, Quan Vũ chỉ là tướng dưới quyền của Lưu Bị, còn Tôn Quyền làm chúa một bên, Tôn Quyền chủ động phái người đến hỏi cưới con gái của Quan Vũ, đã cho Quan Vũ thể diện rất lớn, nhưng Quan Vũ chẳng những không cảm kích Tôn Quyền, ngược lại câu nói ấy còn làm hại người khác.
Quan Vũ đã tự ví con gái của mình là cao quý còn con trai của Tôn Quyền là hạng thấp kém không xứng để lấy con gái ông.
Có người cho rằng chính vì câu nói này mà xảy ra một loạt biến cố về sau này, gián tiếp khiến Kinh Châu bị mất, Quan Vũ cuối cùng bị giết.
Vậy tại sao lúc đó Quan Vũ lại nói những lời như vậy? Có phải Quan Vũ thực sự cho rằng con trai của Tôn Quân không xứng với con gái mình?
Con gái của Quan Vũ tên là Quan Ngân Bình, là con thứ ba của Quan Vũ nên mọi người đều gọi cô là Quan Tam tiểu thư. Quan Vũ đặc biệt yêu quý cô con gái bé bỏng này.
Tương truyền rằng, khi vợ của Quan Vũ mang thai Quan Tam thường mơ thấy một vị thần tiên cầm viên ngọc Như Ý đến bảo vệ bà. Khi bà sắp sinh, vị thần tiên đã mặc một chiếc váy ngọc bích cho bà và Quan Tam được sinh ra.
Khi Quan Tam được sinh ra, cô bé rất dễ thương, khi Trương Phi đến dinh thự của Quan Vũ để chúc mừng, ông vừa nhìn thấy Quan Tam đã vô cùng yêu quý cô bé, nên đã tặng cho Quan Tam một viên đá màu xanh, nghe nói viên đá này vốn được khảm trên vương miện màu tím của Hạ Hầu Thuần mà ông đã giữ bao năm, đồng thời đặt tên cho cô bé là Quan Ngân Bình.
Ban đầu, nó là báu vật gia truyền của gia đình Trương Phi, nhưng vì quá yêu quý Quan Ngân Bình, nên ông đã tặng cho cô.
Sau khi Quan Ngân Bình lớn lên, cô đã thể hiện sự xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nàng dung mạo tuyệt sắc, từ nhỏ đã theo Quan Vũ luyện võ, lại được sự chỉ dạy của Trương Phi, Triệu Vân và các tướng lĩnh khác nên võ công cao siêu, sử dụng thông thạo các vũ khí, tài năng dũng cảm không khác gì cha mình, đọc kinh thư càng uyên bác, đúng là anh hùng giữa thiên hạ. Ngoài ra, cô còn được Gia Cát Lượng dạy dỗ, nên khả năng sử dụng binh pháp rất giỏi.
Quan Vũ coi cô con gái thông minh dũng cảm như ngọc trong lòng bàn tay, xứng danh là “Hổ Nữ”. Khi đó, con trai cả của Tôn Quyền vốn là một tay ăn chơi không giỏi dang, cũng chỉ được coi là “khuyển tử”, so với con gái của Quan Vũ quả là không xứng đôi, nên Quan Vũ ngay lập tức từ chối cuộc hôn nhân này.
Tuy nhiên, tính cách của Quan Vũ quá thẳng thắn, lời nói ra không cẩn trọng nên một loạt rắc rối gián tiếp xảy đến.
Sau khi Quan Vũ để mất Kinh Châu và bị quân Tôn Quyền giết. Quan Ngân Bình gia nhập quân đội, theo Gia Cát Lượng trong các cuộc nam tranh bắc chiến, lập nhiều công lớn trên chiến trường và gặp được người yêu của mình. Người này là con trai cả của Lý Khôi, văn võ song toàn tên Lý Di.
Sau khi ở phía nam Trường Tử, Gia Cát Lượng cử Lý Di và Quan Ngân Bình về Du Nguyên để tuyển quân cho Thục Hán. Do đó, hai người họ ở lại Du Nguyên để chấn chỉnh người dân địa phương, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa người Hán và các dân tộc thiểu số, và có được sự ủng hộ của người dân địa phương.
Sau đó trong nhiều cuộc chiến, Quan Ngân Bình và chồng vô cùng dũng cảm đạt được những chiến công lớn. Sau khi Nam chiến kết thúc, Quan Ngân Bình định cư tại Du Nguyên (nay là Trừng Giang), hai vợ chồng rất yêu thương nhau. Sau khi 2 vợ chồng qua đời, người dân chôn cất mộ 2 vợ chồng bên cạnh nhau. Ngày nay ở Vân Nam Trừng Thành vẫn bảo tồn lăng mộ của Ngân Bình và Lý Di.
Nguyệt Hòa biên dịch
Theo Sohu