Cổ nhân nói: “Khi trò chuyện với người khác, hãy bớt nói 4 điều này về bản thân”
“Thái Căn Đàm” là một cuốn sách kinh điển chứa đựng những bài học làm người quý giá, ẩn chứa trí tuệ cao thâm sâu rộng, giúp con người dưỡng đức và tu tâm.
Trong cuốn “Thái Căn Đàm” có câu nói rằng: “Hòa đồng với người khác và bớt nói về mình”, trong đó chỉ ra cách để chúng ta hòa hợp với nhau. Khi trò chuyện với người khác, hãy bớt nói 4 điều này về bản thân để giảm bớt rắc rối cho chính mình.
1. Ít nói về nỗi đau của bản thân
Ai cũng từng trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng có bao nhiêu người sẵn sàng lắng nghe khi bạn đang ở đáy vực thẳm?
Người xưa có câu: “Đời người, trong mười việc thì thường có đến tám chín việc là không như ý, tìm được người để nói cùng thì chẳng có đến hai ba người”. Mỗi người trong chúng ta đều sẽ gặp phải những đau khổ khác nhau, vậy nên đừng lúc nào cũng kể cho người khác nghe về nỗi đau khổ của mình.
Nếu bạn thường xuyên nói về những đau khổ của mình, ban đầu người khác sẽ cho rằng bạn thật đáng thương, nhưng nếu nghe quá nhiều họ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và muốn tránh xa bạn.
Tục ngữ có câu: “Một hữu kim cương toản, biệt lãm từ khí hoạt”, nghĩa là không có cái khoan kim cương thì đừng ôm đồm nghề đồ gốm. Việc mà mình làm không tới thì không dễ dãi nhận lời, sẽ khiến người nghe cảm nhận được bạn là người đáng tin cậy.
Một người muốn thành công thì phải học cách trở nên mạnh mẽ. Làm sao một người không thể vượt qua chính mình mà lại có thể đánh bại người khác?
2. Ít nói về trải nghiệm tình cảm của bạn
Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “Nói khuyết điểm của người khác là bảo vệ khuyết điểm của bản thân mình; nói điểm mạnh của mình là tránh điểm mạnh của người khác”.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp nhiều kiểu người và trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Trong những trải nghiệm đầy cảm xúc này, một số người sẽ chỉ nói về cảm xúc của bản thân, trong khi những người khác sẽ chia sẻ về cuộc sống của họ.
Nếu bạn chỉ nói về cảm xúc của mình, bạn đang cho người khác biết bạn buồn như thế nào. Nếu bạn chia sẻ cuộc sống của mình, bạn đang cho người khác biết bạn hạnh phúc như thế nào.
Đôi khi, một người luôn nói về những trải nghiệm tồi tệ trong mối quan hệ của mình. Sau một thời gian dài, người khác sẽ cho rằng bạn thật sự không tốt. Nếu bạn chia sẻ những trải nghiệm tốt đẹp về mối quan hệ của mình với người khác, người khác có thể cho rằng bạn là người có thể hòa hợp rất tốt trong giao tiếp.
Vì vậy, dù đang thân thiết với ai thì bạn cũng nên ít nói về những trải nghiệm tình cảm của mình.
3. Ít nói về những thất bại của chính bạn
Không ai có thể đảm bảo rằng cuộc sống của mình sẽ luôn thuận buồm xuôi gió. Sau khi một số người gặp thất bại, họ sẽ cho rằng nguyên nhân thất bại là do trải nghiệm nông cạn của bản thân, rồi đi khắp nơi kể cho người khác nghe về điều đó để tìm kiếm sự thông cảm từ mọi người.
Nhưng kết quả là họ lại bị người khác chế nhạo và coi như trò đùa. Vì vậy, chúng ta không nên đi khắp nơi kể về trải nghiệm thất bại của mình. Điều này sẽ chỉ khiến người khác cho rằng bạn là người không tốt và khiến bạn xấu hổ hơn mà thôi.
Quan trọng hơn, có một số người khi phát hiện ra, bạn liên tục nói về trải nghiệm thất bại của mình, điều đó sẽ phủ nhận mọi nỗ lực và cống hiến của bạn trong giai đoạn này.
Vì vậy, bạn phải luôn nhớ: “Hãy bớt nói về những trải nghiệm thất bại của bản thân”. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để một người ứng xử với người khác.
4. Ít nói về tài sản của bạn
Khi trò chuyện với người khác, tốt nhất bạn nên bớt nói về tiền bạc và tài sản của mình, vì điều này sẽ dễ khiến người khác ảo tưởng rằng bạn có nhiều tài sản, và chỉ dẫn đến sự ghen tị mà thôi.
Khi bạn tiết lộ tài sản của mình cho người khác, điều đó tương đương với việc vạch trần điểm yếu của bạn. Sau này, họ sẽ lợi dụng điểm yếu này để tấn công bạn. Vì vậy, khi trò chuyện với người khác, bạn nhất định hãy nhớ câu nói: “hòa đồng với người khác và bớt nói về mình”.
Đó là bốn trí tuệ về cách ứng xử trong cuốn sách “Thái Căn Đàm”. Hy vọng tất cả chúng ta đều có thể vận dụng trong cuộc sống để khiến mình hạnh phúc và thoải mái hơn.
Thùy Dung biên dịch
Nguồn: sohu