Nhiều bậc cha mẹ có lẽ không biết 4 lời phê bình mà trẻ dễ nghe nhất
Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Là chuyên gia giáo dục gia đình, tôi biết rằng những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ. Sau đây là bản tóm tắt phân loại của năm phương pháp phê bình, bao gồm cả ưu điểm và tình huống áp dụng.
1. Con hy vọng, lời phê bình sẽ được giữ kín
Ưu điểm: Bảo vệ lòng tự trọng của trẻ và tránh làm cho trẻ lúng túng hoặc bị tổn thương ở nơi công cộng. Môi trường riêng tư giúp trẻ dễ dàng cởi mở và tiếp thu ý kiến của cha mẹ hơn.
Tình huống áp dụng: Khi hành vi của trẻ gây bất tiện ở nơi công cộng hoặc cần lập tức uốn nắn, hãy đưa trẻ ra một nơi để trao đổi riêng.
2. Con hy vọng, lời phê bình cũng có thể kèm theo lời khen ngợi
Ưu điểm: Cân bằng giữa phê bình và khuyến khích, cho phép trẻ nhận ra lỗi lầm của mình đồng thời cảm nhận được giá trị và sự ghi nhận của bản thân. Giúp phát triển sự tự tin của trẻ.
Tình huống áp dụng: Khi một đứa trẻ đã đạt được những thành tích nhất định nhưng vẫn còn khuyết điểm, trước tiên hãy ghi nhận những nỗ lực của trẻ, sau đó chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện.
3. Con hy vọng, lời phê bình là nhẹ nhàng và không chói tai
Ưu điểm: Truyền tải thông tin một cách ôn hòa, không gây hấn, giảm tính phòng thủ của trẻ. Giúp duy trì sự hài hòa trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Tình huống áp dụng: Đối với những đứa trẻ nhạy cảm hoặc dễ bực bội, những lời phê bình nhẹ nhàng có thể tránh khơi dậy những cảm xúc tiêu cực và khiến trẻ sẵn sàng hợp tác và thay đổi hơn.
4. Con hy vọng, những lời phê bình sẽ mang tính hướng dẫn
Như vậy, loại phương thức phê bình nào là hữu hiệu nhất? Tôi cho rằng điều đó phụ thuộc vào tính cách của trẻ, tình cảnh và phong cách câu thông của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu phải chọn một, tôi khuyên bạn nên yêu thích những lời phê bình. Bởi tình yêu thương là nền tảng giáo dục của gia đình, nên chỉ khi con cái cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ thì chúng mới sẵn sàng chấp nhận những lời phê bình và cải biến. Hơn nữa, những lời phê bình yêu thương có thể đồng thời đáp ứng nhu cầu bảo vệ lòng tự trọng của trẻ, mang lại sự hướng dẫn, động viên và duy trì sự hòa hợp trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Tóm lại, phê bình là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục gia đình, nhưng phê bình như thế nào cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Bằng việc hiểu rõ ưu điểm và tình huống áp dụng của các phương pháp phê bình khác nhau, cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp này một cách linh hoạt hơn để giúp con phát triển lành mạnh.
Kỳ Mai biên dịch
Vương Hòa – aboluowang