3 kiếp trước làm lợn, kiếp này được mang thân người vì sao vẫn còn mang chân lợn?
Giữa động vật và con người sẽ có sự luân hồi chuyển thế, con người có thể đầu thai chuyển sinh thành thân lợn, lợn sau khi chịu đau khổ và trả nghiệp cũng có thể đầu thai chuyển sinh thành người. Trên thế giới có những người có chân lợn mang trên thân thể hiện quá trình luân hồi chuyển sinh giữa con người và động vật.
1. Tạo tội ở kiếp trước, đầu thai trên thân mang móng chân lợn
Lý khánh Thần, tác giả cuốn sách “Túy trà chí quái” có một người đồng hương ở Thiên Tân tên là Thẩm Duy Kính, trong một lần đến nghỉ chân ở một quán trọ ở Sơn Tây. Trong quán trọ, ông nhìn thấy một người đàn ông có bàn tay trái rõ ràng giống như chân lợn. Anh vừa sợ hãi, vừa hỏi người đàn ông nguyên do tại sao. Người đàn ông kia nói: “Đây là nguyên nhân của ác nghiệp mà tôi đã phạm ở kiếp trước”.
Người đàn ông đã kể về cuộc đời luân hồi tái sinh của mình. Ở một kiếp, anh là một quan chức nổi tiếng ở địa phương, nhưng anh đã làm một số việc bất nhân bất nghĩa. Sau khi chết, anh bị trừng phạt và đầu thai thành một con bò. Mặc dù chủ nhân trong kiếp sống đó rất tốt bụng, không bao giờ để bò làm việc nặng nhọc, nhưng người hàng xóm của chủ nhân thường đến mượn bò, nói rằng chỉ cần xay giúp ba đấu lúa mạch, nhưng thực tế là xay năm đấu, hơn nữa còn bắt nó làm rất nhiều việc nhưng lại không cho ăn chút gì.
Một ngày nọ, khi con bò quá đói nó đã ăn lúa mạch của người hàng xóm đó, điều này khiến người hàng xóm rất tức giận và dùng gậy đánh nó. Người chủ thấy người hàng xóm không trả bò đúng hẹn nên sang nhà hàng xóm hỏi thăm. Tình cờ bắt gặp việc người hàng xóm đang đánh con bò. Người hàng xóm độc ác đã đệ đơn tố cáo, nói rằng con bò đã ăn mất lúa mạch của mình và chủ con bò phải bồi thường.
Người chủ của con bò dù biết chắc chắn có sự khuất tất ở đây nhưng lại không có cách nào giải thích nên ông chỉ có thể đánh cho con bò một trận. Lúc này, con bò vì giận dữ mà đột nhiên nói ra tiếng người, kể lại sự tình cho người chủ biết. Lúc đó, mọi người chứng kiến đều sợ hãi, tưởng con bò là yêu quái nên đều bỏ chạy.
Con bò ăn số lúa mạch còn lại rồi trở về nhà, nó nói với chủ nhân: “Tôi đã nhận được sự yêu thương và chăm sóc của chủ nhân, tôi không phải là yêu quái. Xin chủ nhân đừng sợ”. Từ đó trở đi nó trở nên ngoan ngoãn hơn những con bò bình thường.
Vài năm sau, trước khi con bò sắp chết, nó nói với chủ nhân: “Sự trừng phạt ở âm phủ cho tôi sắp hết, tôi chỉ còn mấy ngày nữa để báo đáp ân tình của chủ nhân. Sau khi tôi chết, làm ơn hãy lột da tôi và đem đi bán. Nếu không, tôi e rằng quả báo của tôi vẫn chưa kết thúc”.
Người chủ nói với con bò: “Mày đã vất vả cả đời rồi, sao ta nỡ để mày kết liễu cuộc đời mình trong cái nồi ăn của người khác đây?” Sau khi con bò chết, ông chủ đã yêu cầu người hầu của mình dùng tấm màn cũ quấn xác con bò rồi chôn ngoài vườn.
Sau khi con bò chết, linh hồn của nó xuống âm phủ. Diêm Vương ra lệnh cho tiểu quỷ lột bỏ tấm da bò. Con bò thấy nó đang mang hình dáng một con người đàn ông trần trụi. Diêm Vương ra lệnh cho anh ta rời đi. Sau khi rời khỏi âm phủ nó không biết đi đâu, tình cờ nhìn thấy rất nhiều bộ quần áo lộng lẫy treo trên lan can ở cửa, có rất nhiều người đang tranh giành mà không có ai ngăn cản. Thế là anh thuận tay lấy một bộ quần áo màu xanh lá cây rồi đi theo những người khác lên xe.
Chạy được vài km, chiếc xe bất ngờ bị lật nhào. Trước sự bàng hoàng, anh đột nhiên phát hiện ra rằng mình đã biến thành một con lợn nhỏ. Hóa ra những người trên chiếc xe này đều đầu thai thành lợn.
Con lợn lớn rất nhanh, chỉ sau vài tháng nó trở nên béo tròn, chủ nhân liền đem nó đi giết thịt. Điều này có thể là do tội lỗi mà nó đã chịu ở kiếp trước vẫn chưa trả hết nên phải đầu thai tiếp thành một con lợn với kiếp sống ngắn ngủi, và kết thúc bằng cái chết đau đớn để trả tội.
Linh hồn của anh một lần nữa đến địa ngục. Diêm Vương ra lệnh cho tiểu quỷ cởi bỏ bộ lông lợn của hắn. Vì da lợn dính liền với cơ nên khi tiểu quỷ lột da, nó vô cùng đau đớn như xẻo tim khoan xương. Vì đau quá, nó đã bỏ chạy trước khi tấm da lợn trên tay trái của nó bong ra. Trong chốc lát, anh thấy mình rơi xuống đất và trở thành một em bé, nhưng tay trái của anh vẫn mang hình dáng cái chân lợn.
2. Người đàn ông ba kiếp đầu thai thành lợn
Việc một người đầu thai với chân lợn từ kiếp trước không phải là chuyện hiếm. Năm 1937, một cư sĩ Ký Minh, sống tại chùa Quang Phúc ở Lô Sơn, Tây Xương, Tứ Xuyên, vào một buổi sáng sớm khi xuống núi làm ăn đã gặp một cậu bé chăn cừu có bàn tay lợn trên thuyền. Hơn chục người đi cùng thuyền ngày hôm đó cũng nhìn thấy bàn tay phải của cậu bé chăn cừu là bàn tay của một con lợn với đầy lông lá. Người cư sĩ vô cùng kinh ngạc và tò mò bèn hỏi cậu bé để viết ra câu chuyện về sự tái sinh của linh hồn.
Cậu có một ký ức sâu sắc về nỗi đau khi vị giết thịt, cậu đã 3 lần mang thân lợn, mỗi khi bị giết con dao cứa vào cơ thể, linh hồn cảm thấy vô cùng đau đớn. Phải đến khi bán hết thịt lợn, cả da và xương lợn thì linh hồn mới có thể rời đi và đầu thai.
Thân lợn ở kiếp trước của cậu bị giết thịt đem ra chợ bán, cuối cùng chỉ còn lại một cái móng giò, nhưng rất lâu cũng không bán được. Sự đau khổ kéo dài thật sự nó không thể chịu nổi nên nó đã vùng vẫy, linh hồn nó chợt thoát ra khỏi móng giò lợn. Lần này anh được tái sinh và có được cơ thể con người. Tuy nhiên, ở kiếp trước anh vẫn còn nghiệp chướng chưa xong, vì cố thoát ra khỏi cái móng giò nên nó chưa chịu hết nỗi khổ đáng phải chịu, để đến nỗi liên lụy tới đời này. Kết quả là, cậu bé sinh ra đã mang theo chân lợn.
Quả đúng là nghiệp báo theo thân như bóng với hình! Những tội lỗi và đau khổ mà mỗi người phải gánh chịu chính là kết quả của nghiệp báo của chính mình đã tạo ra. Tuổi thọ ngắn và dài cũng có nguồn gốc của nó! Người quan chức trong câu chuyện đã làm việc bất nhân bất nghĩa nên đã đầu thai vào cõi súc sinh và chịu đau khổ giống như cậu bé chăn cừu trong ba kiếp làm lợn của mình.
Thân lợn trong cả hai câu chuyện đều không chịu đựng sự đau khổ cuối cùng nên kiếp này đã đầu thai thành người với chân lợn, không thể có được một hình người bình thường. Anh ta có một thân thể quái dị như thế này có thể khiến mọi người hiểu được nguyên lý nhân quả và luân hồi. Có thể giúp cho những người đã uống canh Mạnh Bà không còn chấp mê bất ngộ. Đối với họ mà nói, đó cũng là cơ hội tích âm đức để có một tương lai tốt đẹp hơn.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: epochtimes (Lý Mai)