Đát Kỷ tàn sát chúng sinh, chúng thần vì sao không tiêu diệt cô ta?
Phong thần diễn nghĩa là một câu chuyện thần thoại, cho dù vậy, bên trong cũng có rất nhiều đạo lý làm người. Tuy rằng Nữ Oa nương nương từng dặn dò “Đát Kỷ” (kỳ thật là hồ ly ngàn năm) không được tàn sát sinh linh, nhưng “Đát Kỷ” vẫn làm. Vậy tại sao các vị thần không quản? Có lẽ có những lý do khác.
Thứ nhất, Vân Trung Tử phá mê
Vân Trung Tử điểm đầu than thở: “Ta muốn đem gươm báu trừ yêu khí, giúp cơ nghiệp Thành Thang một thời gian nữa nào ngờ số trời đã định, khó nổi đổi dời, nên khiến gươm tùng bị đốt. Như vậy nhà Thương hết vận nhà Châu ra đời, thần tiên sẽ bị nạn. Ôi đã mất công xuống trần một phen lại không làm nên việc. Tiện đây ta cũng nên lưu lại 24 chữ để lại cho người đời sau thấy”. (Xuất từ “Phong Thần Diễn Nghĩa” hồi 6, Trụ Vương vô đạo tạo bào lạc).
Thứ hai, Thương Dung chết thảm
Thương Dung điểm mặt vua Trụ mắng lớn:
“Hôn quân vô đạo, mê Đát Kỷ hành hình Chánh Cung là lỗi đạo phu thê, nghe lời dua nịnh hại hai con là lỗi tình phụ tử, làm Bào Lạc hại tôi trung là bỏ đạo quân thần. Trung cương đổ nát, không sợ đất trời, không sợ tiếng nghĩa nhân nguyền rủa, không tiếc cơ nghiệp của tiên vương, mai sau chết đi còn mặt mũi nào mà thấy mặt tiên đế?”.
Trụ vương đập án mắng to: “Kéo đầu lão tặc ra đập chết cho mau”.
Thương Dung nạt bọn võ sĩ: “Ta không sợ chết! Ta làm tôi vua Đế Ất mà không cứu nổi giang sơn, chết cũng xấu hổ với tiên quân”.
Nói rồi đập đầu vào cột tự vẫn. Thương hại cho Thương Dung già bảy chục tuổi mà vẫn không thoát khỏi cái chết đáng thương. (Xuất từ “Phong Thần Diễn Nghĩa” hồi 9 Thương Thừa Tướng liều mình gián chúa).
Thứ ba, Chân tướng ngoài ý muốn đều có tiền căn
Trong tự thuật của Vân Trung Tử, ngay cả thần tiên cũng gặp đại nạn, huống chi là con người? Cho nên chúng thần không phải không quản, mà là đang vượt qua thảm họa. Là tể tướng trong thiên hạ, Thương Dung tưởng chừng như bị giết oan uổng, nhưng nguyên nhân thực sự chính là nhân quả kiếp trước của ông ta. “Cái chết của ngày hôm nay là do kiếp trước tạo ra” (Hồi 9 Thương Thừa Tướng liều mình gián chúa) trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” là bí ẩn chưa có lời giải của Thừa tướng Thương Dung. Nói cách khác, là gánh vác và quả báo của ông ta đối với những điều sai trái trong kiếp trước. Thần Tiên cũng bất lực, bất luận kẻ nào kể cả thần thánh, ai đã làm điều gì sai trái đều phải đền tội.
Người hôm nay sở dĩ dám làm chuyện xấu, là không tin thần linh, không tin có báo ứng, mà ôm một loại may mắn trong nội tâm. Nhưng hết thảy mọi thứ đi đến ngày hôm nay cuối cùng cũng nên tỉnh thức.
Kỳ Mai biên dịch
Dương Thiên Long – secretchina