Vì sao “con hiếu thảo” lại ít được lòng cha mẹ? Các nhà xã hội học giải thích nguyên nhân
Người xưa có câu: “Dưỡng nhi phòng lão”, nhiều bậc cha mẹ mong con cái có thể ở lại bên cạnh mình, tận hưởng hạnh phúc gia đình khi về già. Nhưng không biết bạn có để ý rằng những đứa trẻ thường ở với bố mẹ và hiếu thảo với người lớn tuổi luôn là những đứa trẻ ít được cha mẹ ưu ái nhất.
Con cái báo đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ bằng cách ở bên cha mẹ để làm tròn đạo hiếu khi về già, đây là chuyện đương nhiên.
Thế nhưng cho tới nay, ở một số gia đình đông con thường xuyên xảy ra tình trạng khước từ, không muốn phụng dưỡng cha mẹ.
Dì Cao năm nay đã 70 tuổi, nhớ lại hồi còn nhỏ, nuôi hai đứa con đã vất vả như thế nào. Tuy nhiên, điều khiến dì Cao càng buồn hơn là con trai bà đặc biệt bất hiếu.
Dì Cao vốn muốn nuôi dạy con trai lên người, nếu đứa trẻ vào đại học, tìm được việc làm tốt, lấy vợ và có cháu, dì nhất định sẽ ở bên cạnh và trông cháu cho con đỡ vất vả. Thế nhưng không ngờ, con trai dì Cao lại nói với bà: Anh sợ bà không thích nghi được với cuộc sống thành phố và sẽ xảy ra mâu thuẫn với con dâu, thà để bà ở thôn quê còn hơn.
Nhưng sức khỏe của dì Cao mỗi năm càng ngày càng trở nên tồi tệ và cách đây một thời gian, dì đã bị gãy chân trong một cú ngã. Con trai dì chỉ gọi một cuộc điện thoại đơn giản và không có một sự chăm sóc nào khác. Ngược lại, con gái và con rể của dì Cao thỉnh thoảng lại đến thăm bà, hàng tháng sẽ chu cấp chi phí sinh hoạt cho bà, sau khi bà bị thương, họ còn đưa bà về nhà mình chăm sóc.
Điều này khiến dì Cao cảm thấy rất áy náy, bởi vì khi con gái còn nhỏ dì Cao không có đặc biệt yêu thương con gái mình, thậm chí bà còn cảm thấy con gái mình sớm muộn gì cũng sẽ lấy chồng và có tư tưởng “con gái là con người ta”. Không ngờ bây giờ đứa con gái không được bà sủng ái này lại hiếu thảo với bà.
Kỳ thật hiện tượng này rất phổ biến, vậy tại sao những đứa con hiếu thảo lại ít được ưa chuộng? Các nhà xã hội học đã tiết lộ nguyên nhân và thực tế thật đau lòng.
1) Cha mẹ bất công
Trong những gia đình có nhiều con, một số cha mẹ thiên vị con lớn, con nhỏ hoặc con trai, tóm lại là họ đối xử bất công với con cái mình, không như nhau.
Khi cha mẹ đặc biệt yêu quý một đứa con của mình, đứa trẻ không được lòng cha mẹ dù có làm việc chăm chỉ đến đâu, cố gắng như thế nào, cũng sẽ không được cha mẹ chú ý. Chúng sẽ chỉ nghĩ rằng, đây là việc nên làm, cho nên dĩ nhiên là sẽ không được cha mẹ ưu ái.
2) Không biết cách làm cha mẹ vui lòng
Trên thực tế, nhiều người con hiếu thảo có thiên hướng hành động và sẽ dùng những hành động thực tế của mình để thể hiện nội tâm, luôn làm những việc cho cha mẹ một cách thầm lặng như giặt quần áo, nấu ăn, làm công việc nội trợ…v.v.
Nhưng những đứa trẻ như vậy lại không bằng những đứa trẻ “khéo ăn khéo nói”, những đứa trẻ khéo ăn nói có thể khiến bố mẹ rất vui mà không cần phải làm gì cả.
3) Tính cách trung thực
Những đứa con hiếu thảo thường có tính cách trung thực hơn, không tranh không đoạt, không tranh luận ngay cả khi phải chịu thua thiệt. Theo thời gian, cha mẹ bạn sẽ coi việc bạn phải “chịu thiệt” là lẽ đương nhiên.
Những đứa con bất hiếu thường được cha mẹ chiều chuộng, bộc lộ tính nóng nảy, cha mẹ chỉ có thể làm hài lòng những đứa trẻ như vậy và mong con cái đối xử tốt hơn với mình.
4) Xa thơm gần thối
Những đứa trẻ có cha mẹ ưa thích thường có nguồn lực tốt hơn nên có nhiều khả năng tốt nghiệp và đến các thành phố lớn để phát triển.
Bởi vì khoảng cách tạo nên vẻ đẹp, nên những đứa trẻ ở gần bố mẹ dễ nảy sinh mâu thuẫn với bố mẹ, còn những đứa sống ở xa bố mẹ ở thành phố lại khiến bố mẹ thương yêu nhiều hơn.
Kỳ thật với tư cách là cha mẹ, dù con cái có hiểu chuyện hay không thì cũng nên quan tâm, chăm sóc như nhau, đừng đợi đến khi không còn người phụng dưỡng mới hối hận, đến lúc đó thì đã quá muộn rồi!
Kỳ Mai biên dịch
Diệp Tịnh Hàn – aboluowang