Trải qua 4 lần ‘buông’ mới thực sự trưởng thành
Một người trưởng thành thật sự không nằm ở số năm tuổi tăng lên mà là quá trình không ngừng buông xả trên mỗi bước đi mà từ từ thanh tỉnh.
Sống trên đời nếu cố chấp quá mức sẽ phải đối diện với tai nạn liên hồi. Buông xả mới là tiêu chí đánh giá sự trưởng thành.
1. Buông xuống chấp niệm lấy lòng người khác
Trong “Võ lâm ngoại truyện”, nữ bổ khoái Chúc Vô Song vì muốn giữ lấy tình bạn hữu nghị dài lâu mà cố gắng làm hài lòng bạn bè. Cô ấy chấp nhận làm cả công việc bẩn thỉu, và khi bạn bè nhờ giúp đỡ, cô liền nhận lời mà không phản bác một câu. Câu cửa miệng của cô ấy là “Hãy để tôi!”. Thế nhưng tình bạn mà cô cực khổ gìn giữ lại mỏng manh dễ vỡ như thủy tinh.
Khi cô và Tiểu Quách tranh tài, trước tiên đánh cược là người nào thua sẽ phải từ bỏ nhà trọ bình dân. Bạn bè đều hướng ánh mắt về Tiểu Quách, họ đã quên hết những việc mà cô từng vì họ mà làm giúp trước đây. Cảnh tượng này thật khiến người xót thương. Bởi vì quá mong muốn người khác yêu mến, cô đã biến mình thành kẻ nịnh nọt.
Cố gắng làm hài lòng ai đó, nhìn bề ngoài có thể khiến mối quan hệ với mọi người tỏ ra hài hòa, nhưng tình cảm đó không thể chịu đựng được khảo nghiệm của thời gian và sẽ ngày càng trở nên phai nhạt. Cố tình làm hài lòng người khác sẽ chỉ làm tổn hại đến phẩm giá cũng như sự tôn nghiêm của chính mình.
Những người thực sự sẵn sàng hòa hợp sẽ luôn đánh giá cao thái độ độc lập và chủ kiến riêng của đối phương hơn là thái độ xu nịnh và chà đạp thanh danh của chính bản thân mình.
Sự trưởng thành của một người là buông bỏ những nỗ lực lấy lòng người khác và nhân nhượng vì lợi ích toàn cục. Thà rằng cô độc cũng không làm việc trái lương tâm. Chỉ khi đối đãi với nhau một cách bình đẳng thì chúng ta mới có thể trân trọng quý tiếc và không bao giờ bỏ rơi đối phương.
Có một tỷ dụ thú vị thế này, người ta liệu có thể cố gắng hết sức để giúp đỡ người ăn xin hay không? Cho nên, cầu xin và ép buộc để có được thì đó không phải là thứ tốt nhất.
2. Buông xuống kỳ vọng quá cao
Một người sẽ dần hiểu được tại sao cảm thấy cuộc sống của bản thân không hạnh phúc, bởi vì họ luôn mong đợi một kết quả, hơn nữa đó còn là kết quả quá cao.
Kỳ vọng quá cao thường mang lại thương tổn cho chính bản thân mình. Đôi khi, mong muốn càng lớn thì thất vọng càng nhiều, vậy sao lại không chọn buông? Bạn có thể đặt niềm tin và hy vọng đối với một người hay một sự việc nào đó, nhưng cần phải có mức độ nhất định.
Buông xuống những kỳ vọng quá cao đối với cha mẹ, không oán trách họ vì đã cho mình quá ít, mọi việc nên dựa vào nỗ lực của bản thân nhiều hơn.
Chớ kỳ vọng quá cao đối với con cái. Hãy lý trí khi thực hiện các mục tiêu để không lưu lại những tổn thương không thể xóa nhòa trong lòng con trẻ.
Đối với bạn bè cũng đừng mong chờ quá nhiều. Giúp người là tình cảm, không được giúp là do phận của mình không có, chớ oán trách đối phương khi họ khoanh tay đứng nhìn.
Không nên chờ mong quá nhiều ở đối tác của mình. Con người không hoàn hảo, ở cùng nhau thì khó tránh khỏi gập ghềnh, chỉ có thông cảm bao dung mới không bao giờ rời xa.
Một niệm chấp nhất, tất cả sẽ biến thành điều đáng tiếc. Một niệm buông, tất cả sẽ tự tại.
Ôm giữ một trái tim bình thản, được mất thuận theo duyên, sống đạm bạc an nhiên, đó mới là thái độ tốt nhất để sống chung với một người, mới có thể giúp cho bản thân thật sự trưởng thành.
3. Buông xuống tâm thái sợ mất mặt
Yêu thể diện là một đức tính cố hữu của con người và ai cũng có. Sở dĩ có sự khác biệt là do có người nhờ buông sĩ diện mà trở thành người có thể diện, có người vì cố giữ thể diện mà làm bản thân mất hết ‘mặt mũi’.
Trong mắt một số người, vấn đề ‘mặt mũi’ đã trở thành ưu tiên hàng đầu.
Họ thường sợ gặp phải trở ngại mà không tìm việc làm. Họ sợ bị coi thường, sợ bị cười nhạo mà không dám đặt ra câu hỏi khi bản thân chưa hiểu rõ.
Người có trình độ càng thấp thì càng coi trọng thể diện và sợ đầu sợ đuôi, khó thành đại sự. Còn người thông minh nhìn xa trông rộng lại không quá xem trọng ‘mặt mũi’.
Vì muốn được Gia Cát Lượng phò tá mà Lưu Bị đến nhà tranh thăm hỏi 3 lần. Việt Vương Câu Tiễn vì để báo thù mà không tiếc nằm gai nếm mật.
Đừng để chuyện ‘mặt mũi’ trở thành gánh nặng cho bản thân. Thể diện của mình dù quan trọng đến đâu cũng không bằng cuộc sống. Triết gia Santayana đã nói: “Phẩm giá của chúng ta không nằm ở việc chúng ta làm cái gì mà nằm ở việc chúng ta hiểu được bản thân đang làm gì”.
Cúi đầu không có nghĩa là nhượng bộ mà là lựa chọn buông xuống sau khi thấu hiểu tất cả. Nuốt xuống những ấm ức thì mới có thể gánh vác được trách nhiệm. Khi một người hiểu được buông xuống ‘mặt mũi’ và làm tăng thêm những bộ quần áo mặc trên thân thì ‘mặt mũi’ cũng sẽ dần khởi sắc sáng rõ.
4. Buông xuống chấp niệm về cuộc sống hoàn mỹ
Sống trên đời không thể có được cái gọi là thập toàn thập mỹ, bởi vì không hoàn hảo mới là cuộc sống. Đời người có tới tám chín phần là không như ý. Một người dù xuất sắc đến đâu thì trong đời cũng sẽ có lúc gặp phải đau khổ và tủi nhục.
Nếu cứ chấp nhất vào cuộc sống hoàn mỹ thì sẽ chỉ làm tiêu hao tinh lực của bản thân mà thôi.
Một người trưởng thành là bắt đầu từ việc chấp nhận những điều không hoàn hảo trong cuộc sống. Thay vì buồn bã bởi “cầu mà không có được” thì hãy học cách buông xuống, tìm niềm vui và hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt.
Hãy nhớ rằng: Hiện tại là thời khắc tốt nhất trong cuộc đời, thân thể khỏe mạnh, người thân mạnh khỏe, không có chiến tranh, không có động đất hay lũ lụt, giờ khắc này chính là bạn đang gặp may mắn.
Thay vì truy cầu mọi việc phải hoàn hảo thì hãy nỗ lực để mỗi một việc làm ra đều không thẹn với lòng.
Sao cứ phải vì bản thân không có sự khác biệt mà cảm thấy buồn lòng.
Bạn và tôi đều là những con người bình thường. Hãy tu dưỡng bản thân từ những điều nhỏ nhặt, ngoài tài năng thiên phú, thường ngày chúng ta có thể làm tốt những điều nhỏ nhặt thì cũng có thể đạt được thành tựu phi thường. Người bình thường có thể không tỏa sáng vạn trượng; tuy nhiên, có thể thông qua việc cảm thụ tốt về cuộc sống, trưởng thành về tâm hồn, chúng ta sẽ cảm nhận được đời mình tràn đầy ánh sáng và ấm áp.
Nguồn: dkn