Vì sao người xưa ví: “Giường ngủ bừa bộn, gia đình khó làm ăn phát đạt”?
Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình, đồng thời cũng là nơi quan trọng trong nhà nên cần đặc biệt chú ý khi trang trí. Theo phong thủy nhà ở, phòng ngủ mang lại ý nghĩa đặc biệt đối với sức khỏe, cuộc sống cũng như vận hạn. Do vậy, chúng ta cần chú trọng về phong thủy phòng ngủ.
Người xưa ví: “Giường ngủ bừa bộn, gia đình khó làm ăn phát đạt”. Đừng bao giờ đặt đồ lộn xộn trong phòng ngủ, như vậy không tốt. Giống như quần áo cũ hay giày dép cũ và các thiết bị điện, tốt nhất bạn nên giữ cho phòng ngủ ở nhà luôn gọn gàng, ngăn nắp, cả về mặt phong thủy lẫn góc độ cuộc sống.
Hãy nói về văn hóa giường ngủ nội thất cổ điển trong nhà, thông qua cách chọn giường ngủ của người xưa, chúng ta sẽ hiểu thêm những ý nghĩa sâu xa và những thông điệp mà cổ nhân gửi gắm. Dưới đây là 3 gợi ý về phòng ngủ dành cho mọi lứa tuổi trong gia đình:
Giường của con cháu
Vào thời cổ đại, có sự khác biệt lớn giữa giường của con cháu (chưa đến tuổi vị thành niên) và giường của những thành viên khác trong gia đình. Thông qua việc chọn giường mà người xưa chuẩn bị cho con cái, chúng ta có thể thấy được triết lý giáo dục con cái của người xưa.
Giường của con trẻ phần lớn là giường có khung, giường có khung được người xưa coi là loại giường thích hợp nhất cho con cháu ngủ trong giai đoạn phát triển về chiều cao. Vào thời xưa, phòng ngủ của con cháu (chưa tới tuổi vị thành niên) tương đối nhỏ, vì vậy bố trí một chiếc giường có khung đơn giản là thích hợp nhất.
Thân giường chủ yếu là cứng, không chỉ tốt cho sự phát triển xương của trẻ mà còn giáo dục trẻ làm người phải “thẳng thắn”, chính trực, cư xử tế nhị, thầm lặng, đây cũng là sự mong mỏi thiết tha của người xưa dành cho con cháu.
Ngoài ra, loại giường có khung này bề ngoài trông đơn giản, trang nhã, hơn nữa còn điêu khắc thêm những họa tiết như mai, lan, trúc, cúc, cùng với bốn vật quí trong thư phòng (bút, mực, giấy, nghiên),… để khích lệ cũng như nuôi dưỡng cho con cháu niềm say mê chăm chỉ học hành ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.
Từ quan điểm này, các bậc cha mẹ Trung Quốc rất đặt tâm vào việc nghiên cứu giường ngủ cho con cái, không chỉ vì sự phát triển tầm vóc của con cái họ, mà còn vì khát vọng về tương lai tốt đẹp của chúng, tất cả đều được thể hiện trong một chiếc giường.
Giường dành cho hôn nhân
Bất luận là ở thời cổ đại hay hiện đại, hôn nhân đối với mỗi người là một việc vô cùng trọng đại. Vì vậy, người xưa cũng rất coi trọng chuyện giường chiếu cưới hỏi. Một số người cũng sử dụng giường có màn che cho giường tân hôn, nhưng thông thường, các gia đình lớn sẵn sàng chi nhiều tiền để đóng một chiếc giường khung.
Giường khung không chỉ liên quan đến sự kết hợp giữa chế tạo nghề thủ công mà còn chứa đựng những phong tục dân gian đặc biệt của Trung Quốc. Trên giường khung điêu khắc các tác phẩm nghệ thuật và tranh vẽ với các chủ đề khác nhau. Bên cạnh những biểu tượng cát tường như ý, còn có một số câu chuyện kịch và truyện dân gian, một phần lớn trong số đó có khắc họa thêm một số họa tiết và màu sắc liên quan đến chuyện chăn gối của vợ chồng.
Có thể nói, chỉ có sự khéo léo và thông minh trong trí huệ của người xưa mới có thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo, sâu sắc như vậy. Thông qua việc lựa chọn một chiếc giường trong đêm tân hôn, không chỉ gửi gắm hy vọng của cha mẹ dành cho con cái, mà còn gửi gắm ước vọng kế thừa truyền thống đạo đức, nghi lễ và giáo dục cho con cháu cho muôn đời sau.
Giường dành cho người già
Cách nói “Giường trường thọ” phổ biến ở phía nam sông Dương Tử, là chiếc giường nơi người chủ gia đình ngủ và thường dùng để chỉ người đàn ông sống thọ nhất trong gia đình. Sau khi người chủ gia đình qua đời, con cháu trong gia đình sẽ lên giường ngủ một lần, nghĩa là mong muốn sẽ có thể sống khỏe mạnh, sống lâu như người đã khuất.
Sau đó truyền chiếc giường trường thọ này cho người chủ mới của gia đình, để tổ tiên truyền từ đời này sang đời khác, nghĩa là hương khói sẽ tiếp nối từ đời này sang đời khác, con cháu sống lâu trăm tuổi, gia đình làm ăn phát đạt, gia nghiệp cũng sẽ thịnh vượng.
Chiếc giường “Bách phúc thiên công” trong giường trường thọ được người xưa coi là chiếc giường có tuổi thọ tốt nhất. Giường “Bách phúc thiên công” chỉ có ở các hộ gia đình lớn. Hầu hết chúng được làm bằng gỗ đàn hương đỏ, gỗ cẩm lai và các loại gỗ quý khác, bền và có tuổi thọ cực kỳ dài.
“Thiên công”, như tên gọi của nó, một chiếc giường “Bách phúc thiên công” phải mất rất nhiều giờ công và hàng nghìn công việc, tức là hơn ba năm chạm khắc cẩn thận để tạo ra một chiếc giường “Bách phúc thiên công”. Chiếc giường được tạo ra với hình dáng sang trọng và điêu khắc xung quanh có nhiều chủ đề họa tiết, như đông con nhiều phúc, cát tường như ý, gặp nhiều may mắn,…. đều mang ý nghĩa tốt lành. Có thể thấy rằng, cổ nhân rất coi trọng Đạo Hiếu.
Tổ tiên chúng ta từ sớm đã rất chú trọng “văn hóa chọn giường”. Ngày xưa, hầu hết tất cả tinh hoa nghề thủ công trang trí trong văn hóa nội thất đều được phản ánh trên chiếc giường, bao gồm tinh hoa văn hóa kiến trúc, văn hóa nội thất, văn hóa dân tộc,…
Văn hóa chọn giường ngày xưa của cha ông nuôi dưỡng một nền văn hóa giáo dục cho con người một cách sâu sắc, thông qua đó thể hiện trí huệ và sự thông thái của người xưa, cho đến tận ngày nay vẫn được thế nhân kính ngưỡng và ca tụng.
Lan Hoà
Nguồn: Sound Of Hope (Tường Hòa)