Những người có một cuộc sống hạnh phúc sẽ không tiết lộ 3 điều này
Nhà văn Gorky từng nói: “Hạnh phúc là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời”. Ai cũng mong được thuận buồm xuôi gió và có một cuộc sống thoải mái dài lâu.
Tuy nhiên trong đời người, mười việc thì có tám chín việc không như ý, không phải tất cả mọi người bạn gặp đều cảm thấy thoải mái khi hòa hợp và không phải mọi trải nghiệm bạn trải qua đều khiến bạn hài lòng.
Sau khi nếm trải thăng trầm và nhìn thấy sự thịnh vượng của thế giới, bạn có thể thấy rằng: Những người thực sự có một cuộc sống hạnh phúc, họ sẽ không tiết lộ ba việc này, càng ít bộc lộ bản thân, họ sẽ càng hạnh phúc hơn.
1. Không tiết lộ sự giàu có của bản thân
Tư Mã Thiên thời tây Hán đã nói trong “Sử Ký”: “Thiên kim chi tử, tọa bất thùy đường”, ý nói kẻ giàu có trong nhà cất giữ nhiều vàng bạc, sẽ không dám ngồi gần lối vào chính đường, vì sợ sẽ có người đập mái ngói mà xông vào.
Từ xa xưa, trước sự cám dỗ của của cải và lợi ích, lòng tốt ban đầu của con người có thể bị quên đi. Nhưng người thực sự tỉnh táo biết rằng việc phô trương quá nhiều của cải thường sẽ mang lại những rắc rối không đáng có cho bản thân.
Vào thời càn Long nhà Thanh, có một người đàn ông giàu có tên là Mã Thủ Phú, người có đất đai dồi dào, có nhiều đàn la và ngựa. Trong vụ thu hoạch mùa thu năm nay, nhà họ Mã được mùa bội thu, Mã Thủ Phú trở nên rất tự hào.
Để cho người khác biết sự giàu có của mình, anh ta đã buộc chuông vào con la và ngựa, bằng cách này, khi con la và ngựa đi qua lại, tiếng chuông sẽ vang xa.
Một hôm, tiếng đánh nhau ở chợ đã thu hút rất nhiều người, Mã Thủ Phú ra lệnh cho mỗi người đến xem đánh nhau đều được phát một bát cháo và mấy chiếc bánh bao.
Vào ngày thứ năm, một số quan chức bất ngờ xuất hiện và bắt giữ Ma Thủ Phú với tội danh tụ tập nổi loạn.
Khi anh ta sắp bị thẩm vấn, một vị quan bất ngờ xuất hiện và nói với Mã Thủ Phú: “Sau khi điều tra, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu. Vụ án vẫn còn cơ hội để phục hồi nếu anh làm một việc này”.
Hóa ra Hoàng đế Càn Long đang du ngoạn về phía nam sông Dương Tử và đi ngang qua nơi đây và muốn trải những tấm thảm thêu vàng ở bất cứ nơi nào Càn Long đi qua.
Mã Thủ Phú nghĩ thầm: Gia đình mình không chỉ sở hữu đất đai và cửa hàng mà còn có kho vàng tích lũy qua nhiều thế hệ. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, để cứu mạng mình, anh ta đã phải tiết lộ vị trí cất giấu số vàng.
Khi Mã Thủ Phú được ra khỏi ngục, dinh thự cũ đã bị người quản gia chiếm giữ, gia đình anh sống trong một kho chứa củi và sống trong cảnh nghèo khó.
Có câu nói rằng: “Thiên cuồng tất hữu vũ, nhân cuồng tất hữu họa”, ý muốn nói trời nổi giông bão ắt sẽ có mưa, con người ngông cuồng quá ắt sẽ rước họa vào thân. Những người giàu có thực sự tỉnh táo đều biết cách che giấu bí mật của mình.
Chỉ bằng cách khiêm tốn và thận trọng, tự nhận thức được khó khăn và không tỏ ra kiêu ngạo, bạn mới có thể giữ được tiền của mình.
Việc phô trương quá mức sự giàu có của mình sẽ dẫn đến sự tranh cãi từ người khác. Nếu thể hiện sự sắc sảo của mình, người đó chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận.
2. Không khoe khoang tài năng của bản thân
Trong “Cách Ngôn Liên Bích” có câu nói: “Người khôn ngoan sẽ không bao giờ bộc lộ tài năng của mình”.
Khi còn trẻ, có lẽ chúng ta từng ngưỡng mộ những người thể hiện sức mạnh và khả năng lãnh đạo.
Nhưng nếu không biết giấu sức, chờ thời thì sẽ chỉ chuốc lấy rắc rối. Giấu mình, giữ kín danh tiếng và biết kiềm chế bản thân mới là sự khôn ngoan trong cuộc sống.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lục Tốn là bạn tâm giao của Tôn Quyền, được thăng từ tướng quân lên làm tể tướng và lập được nhiều thành tích xuất sắc trong suốt cuộc đời. Nhưng so với tính cách cao ngạo và sắc sảo của Chu Du thì Lục Tốn lại cực kỳ trầm tính và kiềm chế bản thân.
Trong trận Kinh Châu, Lã Mông lâm bệnh, Lục Tốn tạm thời đảm nhận chức tổng tư lệnh.
Sau khi nhậm chức, Lục Tốn tỏ ra yếu đuối trước kẻ thù. Những lá thư gửi Quan Vũ đều đầy những lời xu nịnh. Quan Vũ sớm rơi vào bẫy, cho rằng Lục Tốn không có gì phải sợ hãi nên an toàn huy động quân tấn công Tương Dương.
Không ngờ lúc này Lã Mông dẫn quân tinh nhuệ của mình, một chiêu chiếm được Kinh Châu phòng thủ trống trải, khiến Quan Vũ bị mất mạng.
Sau này, khi Lưu Bị tấn công Ngô, ngay cả Gia Cát Lượng cũng nói: “Lục Tốn là kẻ che giấu rất giỏi, mười năm rèn kiếm mà không để lộ lưỡi kiếm”.
Nhưng Lưu Bị không coi trọng, thấy quân do Lục Tốn chỉ huy đang rút lui để tránh giao tranh, ông dựng hàng chục trại, tập trung chiến đấu kiên quyết.
Cuối cùng, Lục Tốn đốt cháy toàn bộ doanh trại, Lưu Bị bại trận và chạy trốn khỏi thành, sinh lực của Thục Hán bị tổn hại nặng nề, ông lâm bệnh nặng và ra đi một năm sau đó.
Người càng có tài thì càng ít khoe khoang với mọi người nhưng sẽ thể hiện tài năng của mình khi cần thiết. Nếu bạn có thể giấu nó vào những ngày bình thường thì bạn có thể sử dụng nó vào những thời điểm quan trọng.
Cổ ngữ cho câu: “Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp” ý chỉ những người tài năng, thông minh nhưng lại thường không bộc lộ sự sắc sảo tinh khôn ra bên ngoài. Người khác nhìn vào tưởng khờ khạo nhưng thực tế họ là người có cái nhìn sâu sắc, hiểu rõ bản chất sự việc.
Một người thực sự khôn ngoan sẽ không phô trương trí tuệ của mình ở mọi nơi mà luôn khiêm tốn, phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và sống cuộc sống bình tĩnh.
3. Biết giữ im lặng khi cần thiết
Chu Dịch viết: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”, ngụ ý là người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói. Chỉ bằng cách nói ít và làm nhiều, chúng ta mới có thể tránh được tai họa khi nói ra.
Vào thời Đông Tấn, Vương Tử Du, thừa tướng của Hoàng Môn, đã đến thăm Tạ An cùng với hai người anh em của mình.
Khi nói chuyện với Tạ An, Tử Du và Tử Trọng nói rất nhiều, trong khi Tử Kính chỉ trao đổi vài câu.
Sau khi ba người rời đi, có khách đến nhà Tạ An hỏi rằng, trong ba anh em ai là người tốt hơn?
Tạ An tin rằng Tử Kính, người trẻ nhất, là một nhà hiền triết vì anh ấy nói rất ít khi trò chuyện. Đây chính xác là phẩm chất mà một người khôn ngoan nên sở hữu.
Hai người còn lại là những người thiếu kiên nhẫn, vì họ không những nói nhiều mà còn có thái độ cáu kỉnh.
Khổng Tử từng viết: “Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”, nghĩa là: Quân tử nói năng chậm rãi, thực hành thì nhanh nhẹn.
Nói quá nhiều khi vui sẽ thất hứa, và nói quá nhiều khi tức giận sẽ là thiếu tôn trọng.
Khi bạn nói quá nhiều, những khuyết điểm của bạn sẽ vô tình bị bộc lộ, những gì bạn nói sẽ không phù hợp do tâm trạng và sự tức giận nhất thời của bạn.
Nói ít và lắng nghe nhiều có nghĩa là khiêm tốn, nó cũng có nghĩa là nội tâm thanh thản và giàu có.
Như một câu nói đang lan truyền trên mạng: “Sự thật xã hội đối với người lớn là tôi muốn bạn sống tốt, nhưng không tốt hơn tôi”. Vì vậy, bạn có biết mình sống tốt hay không cũng không sao, không cần phải cho người khác biết.
Lời nói không bộc lộ được ý nghĩa thực sự của chúng. Nói quá nhiều sẽ làm tổn thương tâm hồn. Mong rằng tất cả chúng ta đều có thể giữ vững đạo đức, sống hạnh phúc mỗi ngày và tràn đầy vẻ đẹp của tương lai.
Thùy Dung biên dịch
Nguồn: aboluowang (Triệu Li)