Rạch Gầm – Xoài Mút: Trận chiến đại bại của Xiêm thể hiện tài cầm quân của Nguyễn Huệ – Quang Trung
Rạch Gầm – Xoài Mút là tên gọi một đoạn sông Tiền, giới hạn bởi 2 sông nhánh nhỏ đổ vào sông Tiền là sông Rạch Gầm (phía thượng lưu) và sông Xoài Mút (phía hạ lưu). Đoạn sông này ngày nay nằm giữa địa phận thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (trước năm 1976 là tỉnh Mỹ Tho), Việt Nam.
Tại đây, ngày 20 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn do Long Nhương Tướng quân Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại 5 vạn quân thủy bộ của Xiêm La, đồng thời đốt rụi 200 tháp thuyền to, Xiêm chỉ còn sống sót được vài nghìn quân trốn chạy về nước.
Trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút là bằng chứng khẳng định cho tài thao lược của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và sức mạnh của phong trào Tây Sơn. Nó diễn ra trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai gia đình quyền quý, Trịnh và Nguyễn. Những người tranh giành quyền lực chính trị và kinh tế với gia tộc họ Trịnh nắm quyền ở phía bắc và gia tộc họ Nguyễn nắm giữ quyền lực ở phía nam.
Về sau Nguyễn tộc gặp chuyện xuất phát từ việc quản lý nội bộ thất bại và các cuộc tấn công của gia tộc Trịnh. Kết quả là nhiều người dân đã phản đối và hình một phong trào được gọi là Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo.
Khi Nguyễn tộc không thể chống lại được các cuộc nổi dậy đã đi đến sự kết thúc của chúa Nguyễn với sự kiện Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương bị giết năm 1777. Nhưng Tây Sơn đã không thể lật đổ hoàn toàn họ Nguyễn. Vẫn còn những người thừa kế dòng họ Nguyễn, tức là Nguyễn Ánh (Ong chiang sue), người đã chạy trốn để tìm kiếm sự giúp đỡ của hoàng gia Xiêm dưới thời trị vì của Vua Rama I, là nguyên nhân dẫn đến sự can dự của Xiêm La, dẫn đến trận chiến Rạch Rầm-Xoài Mút.
Năm 1784, chỉ hai năm sau khi thành lập Vương triều Chakri, vua Rama I quyết định ủng hộ họ Nguyễn , bởi vì ông ấy thấy rằng một triều đại mới của mình mới được thành lập gần đây vẫn chưa ổn định. Hơn nữa cuộc chiến với Miến Điện vẫn chưa ngã ngũ. Mặc dù ông ta có thể mở rộng quyền lực của mình tới phía bắc Campuchia và Lào nhưng lại gặp sự đụng độ với Tây Sơn, vì vậy xung đột giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn là một lợi thế cho Xiêm. Lựa chọn ủng hộ Nguyễn tộc sẽ làm giảm sức mạnh của Tây Sơn. Họ Nguyễn có thể là một đồng minh tốt về lâu dài và một căn cứ vững chắc trong tương lai.
Sự tham gia của Xiêm vào cuộc chiến Rạch Gầm – Xoài Mút
Tháng 4 năm 1784, vua Rama I cử đại quân đánh Gia Định, chia làm 2 đạo quân, đạo quân thứ nhất do Phraya Nakhon Sawan chỉ huy, hành quân qua Campuchia theo đường Chao Phraya Abhaibhubejhr. Ở nội địa Campuchia cũng đã tuyển mộ binh lính Khmer gia nhập quân đội, với khoảng 30.000 binh sĩ.
Đạo quân thứ hai là thủy quân do Chiêu Sương và Công chúa Maha Chakri Sirindhorn chỉ huy có khoảng 20.000 quân và 300 tàu chiến đi qua Vịnh Thái Lan đến Kiên Giang để gia nhập đội quân đã di chuyển trước đó. Nguyễn Ánh sử dụng thủy quân và lệnh cho các quý tộc ở miền nam Việt Nam điều động, phong Châu Văn Tiếp làm tướng quân. Có thể coi đây là một đội quân khá mạnh.
Khi thống đốc của Gia Định (Phe của Tây Sơn) biết rằng Xiêm La đã đưa một đội quân đến, đã chiêu mộ thủy quân để bảo vệ thành Sa Đéc. Trong trận này quân của Phraya Nakhon Sawan đã đại thắng, lấy được một số lượng lớn thuyền và vũ khí. Nhưng Phraya Nakhon Sawan đã trả lại cho Tây Sơn. Hành động của Phraya Nakhon Sawan bị cho là phản quốc, vì vậy vua Rama I ra lệnh đưa Phraya Nakhon Sawan về xét xử và ông bị xử tử. Chiêu Tăng được làm chỉ huy thay thế.
Sau đó thủy quân của Tây Sơn tại Mỹ Tho cử một đội quân nhỏ đến tấn công để cắt đứt quân Xiêm nhưng không thành công. Khiến cho phe Tây Sơn tổn thất nhiều quân đến mức gần như phải rút lui. Theo ghi chép của dòng họ Nguyễn, một người tên là Lê Xuân Giác đã đề nghị đem một đội quân mạnh đến đánh bẫy ở bờ sông Rạch Rầm và Xoài Mút, trong đó có sông Tiền, nơi dự kiến quân Xiêm sẽ đi qua.
Người Xiêm đang đi dọc sông Tiền mà không thèm để ý. Khi đến khu vực mà Tây Sơn đã đặt phục binh tại điểm của sông Rạch Rầm- Xoài Mút gặp sông Tiền. Lúc này họ mới nhận ra rằng thủy quân của mình bị bao vây cả phía trước và quân Tây Sơn ẩn nấp trong bụi rậm hai bên cũng như trên hòn đảo giữa sông xông ra tấn công. Quân Xiêm ở giữa quân Tây Sơn và bị pháo kích, những người lính còn lại cũng đều bị chém giết, chỉ có vài nghìn người trốn thoát được.
Về phần đội quân đóng giữ khi nghe tin thủy quân tan vỡ, liền bỏ trại chạy trốn. Chiêu Sương bắt được một con trâu để cỡi vào đất liền và trốn vào Campuchia. Nguyễn Ánh chạy đến sông Trà Lũ rồi chạy về Hà Tiên.
Vua Rama I đã cho điều tra khi phát hiện ra rằng quân Xiêm đã hành động vô kỷ luật và rơi vào bẫy của quân đội Tây Sơn. Trong ghi chép, bản thân Việt Nam đã đề cập đến quân Xiêm rằng quân Xiêm không nghiêm túc trong cuộc chiến và tỏ ra tàn ác với dân chúng. Ngoài ra, khi Phật Vương nghe thấy hành vi của quân Xiêm, ông rất tức giận và khẳng định rằng:
“Hôm trước, ta thấy những kẻ này cho nô lệ khiêng đồ về, có những phụ nữ trẻ với của cải và vàng bạc. Ta đã nghĩ rằng quân ta sẽ gặp thất bại. Thắng thua là chuyện thường tình của binh gia nhưng các ngươi đã bị đánh bại chẳng vì lý do gì cả”.
Nguyễn Ánh trở về Băng Cốc, vua Rama I hỏi nguyên nhân thất bại dù có ưu thế hơn người. Nguyễn Ánh trả lời: “ Tôi xin cám ơn về sự giúp đỡ của bệ hạ nhưng Chiêu Tăng, Chiêu Sương đã quá kiêu ngạo và liều lĩnh. Họ khủng bố tàn nhẫn người dân bất cứ nơi nào họ đến khiến người dân bất mãn và gây ra thất bại ”.
Phật Vương cho tra hỏi những binh lính còn sống, ông thấy rằng nguyên nhân thất bại là vì Chiêu Tăng, Chiêu Sương tự cao tự đại và tàn ác. Họ đã tự cho mình thái độ kẻ ban ơn và liều lĩnh không nghe theo lời khuyên của Nguyễn Ánh. Thất bại này được Xiêm coi là một nỗi ô nhục lớn đối với hoàng gia Xiêm.
Cuộc chiến này tại sao không được nhắc đến trong lịch sử Thái Lan?
Trận chiến Rạch Rầm- Xoài Mút được ghi lại đầy đủ trong sách lịch sử Việt Nam vì trận thủy chiến này thể hiện quan điểm về phong trào giải phóng cho nông dân và bảo vệ chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc bằng cách khắc họa “quân Xiêm tàn ác”, với nhân vật chính nghĩa là “Tây Sơn”. Trong khi Việt Nam chọn “ghi nhớ”, Xiêm chọn “quên đi”.
Đây là sự kiện kể về sự thất bại của Xiêm với bằng chứng cho thấy quân Xiêm đã đàn áp người Việt. Đó là lý do tại sao sự việc này không được nhắc đến trong lịch sử Thái Lan.
Có thể thấy, bản thân lịch sử Thái Lan cũng chọn cách sử dụng cốt truyện giống Việt Nam: “đánh giặc, tạo anh hùng và phản diện, chiến đấu và hy sinh cho đất nước”. Nội dung lịch sử không được đề cập đến những sai lầm của họ hoặc sự mở rộng quyền lực của họ sang các quốc gia khác.
Lịch sử thường được viết bởi những người chiến thắng, vì vậy được viết với đặc trưng thể hiện sự vĩ đại, tôn vinh lòng dũng cảm và hy sinh trong cuộc chiến đấu cho dân tộc. Có thể thấy, lịch sử là một trong những công cụ được đưa ra để định hình quá trình dựng nước và chủ nghĩa dân tộc bằng cách ẩn đi hoặc nhấn mạnh sự kiện tạo ra ý nghĩa biểu tượng cho những sự kiện đó.
Theo: Yeuquehuong