Chu Văn Vương, bậc thầy về gieo quẻ, bói toán, đến Gia Cát Lượng cũng phải học từ ông
Gia Cát Lượng là nhân vật kiệt xuất qua các thời đại, đồng thời cũng là nhà tiên tri hàng đầu, một trong thập đại tiên tri trong lịch sử Trung Hoa. Theo truyền thuyết, mỗi lần trước khi xuất quân, Gia Cát Lượng đều gieo quẻ trước chiến mã để dự đoán thắng bại của cuộc chiến. Sau đó, Gia Cát Lượng dự đoán các sự kiện lớn trên thế giới, ghi lại nó trong một cuốn sách tên là “Mã tiền khóa”.
“Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng tổng cộng có 14 bài, kể về những sự kiện trọng đại thăng trầm của thiên hạ về sau, mỗi triều đại chỉ có một quẻ, không có vẻ gì khó hiểu, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Nhưng bạn có biết ai là người đã sáng tạo ra phương pháp gieo quẻ “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng không?
Chính là Chu Văn Vương, một trong những tổ tiên của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc mà chúng ta đang nói đến ngày nay.
Tương truyền rằng, Trụ Vương tin vào xàm ngôn của bọn nịnh thần mà giam giữ Tây Bá Chu Văn Vương tại Dũ Lý (nay thuộc Hà Nam) 7 năm, một ngày không có việc gì làm, ông đem đàn ra gảy để giải tỏa sự nhàm chán.
Đột nhiên nghe thấy một âm thanh giết chóc hiếm thấy ẩn trong những sợi dây đàn, ông vô cùng hoảng sợ, biết có việc chẳng lành, liền cất đàn lấy tiền ra gieo quẻ.
Ông vội vàng lấy ra ba tờ tiền (không nhất thiết phải là tiền tệ) và cầm chúng trong tay, tung chúng sáu lần, rồi rút một quẻ, Văn Vương nhìn thấy quẻ và không thể ngừng khóc.
Hóa ra là Chu Văn vương đã dự đoán qua quẻ rằng con trai cả của ông ta là Bá Ấp Khảo đã bị Thương vương Chu giết chết, thậm chí ông còn bói ra được nguyên nhân dẫn đến cái chết của con ông, rồi kẻ đã điên cuồng đem thịt con ông làm bánh rồi sẽ đưa đến cho ông.
Trong Đông Chu liệt quốc có chép:
Sau khi bói xong, Tây Bá khóc và than:
– Ôi con ta đã bỏ mạng rồi! Bởi không nghe lời ta nên phải mang hại. Giờ đây, nếu ta không ăn thịt con thì chết, bằng ăn thịt con thì nuốt sao vô. Lời xưa có nói: “Hùm dữ cũng chẳng ăn thịt con”. Ta chưa phải là loài cầm thú!
Than thở một lúc, Tây Bá oán trách kẻ đã bày mưu độc, khiến cha con phải đành mang tiếng bất nhân.
Buồn quá, Tây Bá lấy viết mực ra làm một bài thơ điếu như sau:
Muôn dặm đến Triều Ca.
Một mình đi viếng cha.
Chưa vào thành Dũ Lý.
Trước túi chốn chương tòa.
Quyết ném đàn trừ quỷ.
Ðành liều mạng, hóa ma.
Măng khô tre thảm thiết.
Thương trẻ động lòng già.
Tây Bá Hầu viết bài thơ ngũ ngôn, ai nấy đều không hiểu.
Bỗng có Thiên sứ đến, Tây Bá Hầu mừng rỡ ra chào. Thiên sứ nói:
– Bệ hạ thấy hiền hầu bị giam cầm đã lâu nên đem lòng thương sót nay săn được ít thịt nai, gởi đến hiền hầu một thố, hiền hầu dùng đỡ gọi là tình vua tôi.
Vậy vì sao Chu Văn Vương gieo quẻ là biết được tường tận được sự việc.
Trong Chu Dịch, nói về lý, tượng số, chiêm. Thực chất nói về vấn đề cốt lõi là vận dụng thuyết “một phân làm hai”, phương pháp luận vũ trụ quan đối lập thống nhất và phương pháp duy vật biện chứng, nêu lên những quy luật phát triển và biến hóa của vạn vật, nguyên tắc đối lập thống nhất, vận dụng thế giới quan, vận dụng bát quái để dự đoán các thông tin về các lĩnh vực trong xã hội.
Chu Văn Vương đã vận dụng quy luật của vũ trụ mà lập ra phương pháp “Mã tiền khóa”, khiến người đời sau vô cùng thán phục. Những dự toán của ông vô cùng chuẩn xác, chuẩn xác đến từng chi tiết nhỏ đến khó tin.
Trước kia, vì bói đúng sự kiện mà Trụ Vương phải bội phục, tha tội chết cho Văn Vương.
Trụ Vương nghe lời bọn Bí Trọng nói: “Nghe nói Tây bá hầu giỏi về Thiên thần số vậy có thể nhân lúc trước khi trở về, bói một quẻ cho vận của Thương Trụ Quốc?”
Cơ Xương thấy tình hình khó từ chối, đành phải bói. Ông thấy vận nước rơi vào thế suy trên quẻ tượng, bèn nói thẳng luôn những lo lắng ẩn trong quẻ, Lời vừa nói ra, Cơ Xương bỗng phát hiện mình đã gặp phải đại họa.
Đi đươc chưa tới mấy dặm, Cơ Xương đã bị Trụ Vương phái người ngựa đuổi theo bắt về, khi dẫn vào cung, lại bị Bí Trọng nói một hồi:
“Nghe nói Cơ Xương giỏi về Thiên thần số, có thể đoán được những điều chưa tới. Bệ hạ, chi bằng, cho ông tạ bói một quẻ, xem có linh nghiệm không? Nếu linh nghiệm, tội chết có thể tha, nếu không linh nghiệm, chặt đầu ông ta cũng chưa muộn”.
Thế là Cơ Xương dùng tiền xu, bói luôn một quẻ tại đó, kinh ngạc tâu với Trụ Vương:
“Bẩm bệ hạ, giờ Ngọ ngày mai Thái Miếu sẽ có hỏa”.
Các đại thần nghe cũng chỉ để trong tai, cũng không cảm thấy lo lắng gì cả, trong lòng thầm nghĩ: “Có linh nghiệm hay không, ngày mai sẽ rõ”.
Trụ Vương quyết xử trảm Cơ Xương nên phái người canh giữ Thái Miếu cẩn trọng, không đốt hương, đốt tiền…. tránh hỏa hoạn.
Vừa qua giờ Ngọ, các đại thần chẳng thấy hiện tượng hỏa hoạn, chuẩn bị hồi cung phục mệnh, ai ngờ từ trên không trung có một tiếng sấm to, một tia sét rạch trời trúng vào Thái Miếu, lửa bùng lên.
Trụ Vương và Bỉ Trọng thấy dự đoán của Cơ Xương linh nghiệm, bất giác nổi da gà, cũng không thể xử ông, đưa ông đi giam lỏng ở Dũ Lí. Từ lúc này trở đi, cho tới ngày Cơ Xương được tha trở về Tây Kỳ, thời gian vẻn vẹn bảy năm.
Nguyệt Hòa biên tập
Theo sound of hope/Đông Chu liệt quốc