Lịch sử

Nữ tử triều Minh cải trang thành nam, thủ thân như ngọc và được quan phủ tác hợp mối lương duyên

Trong các truyện kể xưa kia; Chúc Anh Đài giả làm trang nam tử, từ biệt cha mẹ đến giáo đường học chữ với Lương Sơn Bá trong 3 năm. Chàng Lương thậm chí còn không biết “hiền đệ” của mình là con gái. Còn Hoa Mộc Lan thì cải trang làm nam nhân, thay cha tòng quân đánh giặc. 12 năm sau trở về, cô vẫn chưa một lần đính ước, sống trong hàng vạn mã binh nhưng không ai phát hiện ra cô là nữ tử. Nàng Hoàng Thiện Thông giả trai mưu sinh cùng thân phụ, cuối cùng bại lộ thân phận lại được quan phủ tác hợp nhân duyên.

Vào thời Hoằng Trị triều Minh (1488-1505); bên cầu Hoài Thanh, Nam Kinh; có một người kì nữ tên là Hoàng Thiện Thông. 13 tuổi nàng đã mất mẹ, còn cha của nàng thì bán nhang và tạp hoá giữa Lư Châu và Phượng Dương. 

da sua 1 7
Cửa hàng bán nhang trong tác phẩm “Thanh minh thượng hà đồ” thời Bắc Tống. (Ảnh: Epochtimes)

Sau khi tỷ tỷ của Thiện Thông xuất giá tòng phu, phụ thân nàng suốt ngày bận kiếm kế sinh nhai nên lo lắng cho tiểu nữ ở nhà không ai chăm sóc. Vì vậy, ông đã đưa Thiện Thông đi buôn cùng.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Để tránh bị kẻ xấu hãm hại, Hoàng lão gia đã bảo tiểu nữ của mình cải trang thành nam nhi. Cứ như vậy, Thiện Thông đã cùng phụ thân bôn ba bên ngoài để làm ăn kiếm sống.

da sua 9
Nàng Hoàng Thiện Thông cải trang thành nam tử, lặn lội theo cha kiếm sống. (Ảnh: Epochtimes)

Sau nhiều năm, Hoàng lão gia qua đời. Thiện Thông tiếp tục thay cha gánh vác chuyện kinh doanh và đổi tên thành Trương Thắng. Thời gian đó, nàng quen biết một người bán nhang khác tên là Lý Anh. Cả hai hợp tác buôn bán được hơn một năm trời, ngày nào cũng kề cận, nhưng Lý Anh không hề biết “hảo huynh đệ” của mình là nữ tử.

Một dịp nọ, cả hai cùng nhau trở về Nam Kinh. Thiện Thông đến nhà thăm tỷ tỷ của mình. Lúc này, vị tỷ tỷ không nhận ra nàng, ngạc nhiên nói: “Nhà ngươi là ai? Ta chưa từng có đệ đệ”.

Thiện Thông nói: “Tỷ, là muội, là Thiện Thông của tỷ”. Vừa nói, nàng vừa khóc kể lại cho tỷ tỷ nghe về những thăng trầm mình đã trải qua trong suốt thời gian phải cải trang thành nam tử và bôn ba vất vả bên ngoài. 

Tỷ tỷ nàng nghe xong, liền tỏ ra tức giận rồi mắng: “Nam nữ sống chung ư, thật là hỗn độn và nhục nhã”. Đối với tư tưởng Nho gia, nam nữ chưa thành hôn mà đã ăn ở cùng nhau thì chính là việc bại hoại đạo đức, sỉ nhục gia phong. Tỷ tỷ cho rằng Thiện Thông không còn trong trắng nên nhất quyết từ mặt, không xem nàng là muội muội nữa.

Thiện Thông thấy vậy liền thanh minh rằng nàng vẫn trong sạch. Suốt bao nhiêu năm giả làm trai tráng; nhưng nàng không bao giờ quên mình là phận nữ nhi, thủ thân như ngọc, không làm gì trái với đạo lý luân thường. Nàng nguyện đem cái chết để chứng minh cho sự “băng thanh ngọc khiết” của mình.

Tỷ tỷ nghe xong liền cho gọi bà mụ đến để nghiệm thân cho nàng. Và thật sự, suốt bao nhiêu năm nàng vẫn giữ được cái ngàn vàng, trong trắng trinh nguyên. Hai tỷ muội xúc động ôm nhau mà khóc. Tỷ tỷ yêu cầu nàng trút bỏ y phục nam nhân để khôi phục lại thân phận thật sự của mình.

Hôm sau, Lý Anh đến nhà và thấy Thiện Thông đang mặc y phục thục nữ. Chàng đứng như trời trồng vì không tin vào mắt mình, người bằng hữu lâu nay gắn bó với chàng đích thị lại là một nữ nhân. 

Chàng liền trở về nhà, kể cho thân mẫu nghe mọi sự tình. Chàng thưa với bậc sinh thành muốn thành hôn với Thiện Thông và cùng nàng sống đến răng long đầu bạc.

Thế là Lý gia đã cử người đến nhà Thiện Thông để cầu hôn. Thấy Lý Anh muốn kết duyên với mình. Ban đầu, Thiện Thông từ chối, nàng cho rằng nếu hai người thành vợ thành chồng thì chẳng khác gì khiến người đời hiểu lầm cả hai có tư tình với nhau, thanh danh một đời phút chốc sụp đổ.

Hàng xóm của Thiện Thông nghe qua câu chuyện liền kéo sang thuyết phục nàng. Nhưng nào ngờ, càng thuyết phục nàng lại càng cứng rắn hơn, nhất quyết không chịu xuất giá.

Một thời gian sau, câu chuyện về nàng Hoàng Thiện Thông nữ cải nam, thủ thân như ngọc lại giỏi làm ăn buôn bán đã lan truyền khắp nơi, truyền đến tận Tam Hán (Đông Hán, Tây Hán và Đại nội Hành Hán). Quan phủ cảm động trước đức hạnh và phẩm giá của nàng, một nữ nhân bôn ba vất vả khắp nơi mà vẫn giữ được sự “băng thanh ngọc khiết” thì quả là đáng kính.

Chính vì lẽ đó, vị đại nhân đã thay mặt hai họ, chuẩn bị hôn lễ chu đáo cho Thiện Thông và đức lang quân. Sau khi thành thân, phu thê họ hoà hợp và yêu thương kính trọng lẫn nhau, tạo thành mối lương duyên huyền thoại.

Viên Minh biên dịch
Nguồn: Epochtimes

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *