Lưu Bang diệt Hàn Tín, Trương Lương cáo quan, còn Tiêu Hà ra sao?
Lưu Bang giết Hàn Tín, buộc Trương Lương phải từ chức, vậy Tiêu Hà thì sao?
Trên thực tế, nhiều người không hiểu và họ muốn biết kết cục của “Tam anh thời Hán sơ”, Hàn Tín lại bị giết oan, Trương Lương cáo quan về quê, còn Tiêu Hà vẫn làm tể tướng cho đến khi qua đời, liệu có phải Lưu Bang vô cùng tin tưởng Tiêu Hà? Vậy Tiêu Hà đã làm gì khiến Lưu Bang tin tưởng?
Nhiều người cho rằng Hàn Tín đáng bị giết oan uổng, thiên hạ bình định xong vẫn nắm giữ binh mã, đây là điều mà bất kỳ vị vua khai quốc nào cũng không thể chịu nổi, hơn nữa Hàn Tín lại kém Lưu Bang hơn 20 tuổi. Lưu Bang làm sao có thể trấn áp nổi Hàn Tín, Hàn Tín không biết “công thành thân thoát” nên mới gặp phải kết cục đáng đau buồn như vậy.
Trương Lương người nắm giữ bí kíp tu luyện của Hoàng Thạch Công, nên sau khi giúp Lưu Bang bình định thiên hạ ông lui vê ở ẩn và tiếp tục tu Đạo
Còn Tiêu Hà thì sao?
Trên thực tế, Tiêu Hà cũng giống như các đại thần khai quốc đã phò tá Lưu Bang từ những năm đầu. Cũng chính nhờ có Tiêu Hà thuyết phục và tiến cử Hàn Tín cho Lưu Bang mới có thể đánh bại được Hạng Vũ.
Lưu Bang đã từng nói: “Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài m Hầu. Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.”
Từ câu nói trên của Lưu Bang, có thể thấy rằng Hàn Tín là mối đe dọa lớn nhất đối với Lưu Bang, tiếp theo là Trương Lương; trong khi Tiêu Hà ông lại có thể kiểm soát được.
Mà Lưu Bang cũng rất tốt với Tiêu Hà, mặc dù theo ghi chép của sử sách, thành tích của Tiêu Hà có vẻ kém xa so với Hàn Tín và Trương Lương, nhưng Lưu Bang vẫn liệt Tiêu Hà là công thần khai quốc.
Nhưng liệu hành trình làm tể tướng của Tiêu Hà có thực sự yên bình? Tất nhiên, Lưu Bang đa nghi sẽ không giao quyền lực cho một người dễ dàng như vậy!
Tiêu Hà sau khi đã hỗ trợ Lã Hậu bày mưu giết Hàn Tín điều này phù hợp với chiến lược “củng cố nền tảng” của Hán Cao Tổ, và điều đó khiến Lưu Bang bớt lo lắng. Lưu Bang càng sủng ái Tiêu Hà, phong năm nghìn hộ.
Đây là nguồn gốc của câu “Thành Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà” mà sau này người ta thường nói, câu này cũng ẩn ý rằng, Tiểu Hà sẽ luôn đứng về phía Lưu Bang.
Một điều nữa ban đầu Tiêu Hà rất trung thực và có uy tín cao trong dân chúng, một số người thậm chí chỉ biết đến Tiêu Hà chứ không biết đến Lưu Bang, điều này khiến Lưu Bang cảm thấy rất không thoải mái.
Cũng may Tiêu Hà có một sở thích giống Tín Lăng Quân “nuôi môn khách, tiếp hiền sĩ” một trong những thực khách của Tiêu Hà tên là Triệu Bình rất tỉnh táo, có nhãn quan nhanh nhạy, ông đã hiến kế cho Tiêu Hà thoát khỏi sự nghị kỵ của Lưu Bang.
Sau khi Tiêu Hà lập mưu giết Hàn Tín, Lưu Bang càng sủng ái ông hơn, ngoài việc phong ấp cho Tiêu Hà, còn cử một đội trưởng và 500 binh lính làm quân trấn giữ tướng quốc. Tất cả các vị khách lần lượt chúc mừng, tràn ngập niềm vui.
Tiêu Hà cũng rất vui. Vào ngày này, Tiêu Hà đã tổ chức một bữa tiệc trong tướng phủ để ăn mừng. Nhưng Triệu Bình, mặc thường phục và đi giày trắng, đã mạnh dạn bước vào giống như đến để đưa tang. Thấy vậy, Tiêu Hà tức giận nói: “Anh say à?”
Triệu Bình nói: “Chủ nhân chớ vui mừng, từ nay ngài sẽ gặp vô số rắc rối!” Tiêu Hà bối rối và hỏi: “Ta đã trở thành tể tướng, ta cũng là người rất thận trọng, gặp nạn cũng không dám khinh suất, tại sao ngươi lại nói như vậy.”
Triệu Bình nói: “Địa vị ngài làm đến Tướng quốc, đã là tột bậc của kẻ bề tôi, không thể tăng thêm nữa. Mà ngài thay vua xử lý việc quốc gia, mười mấy năm đến nay, rất được lòng dân.
Ngày nay vua đã nhiều lần nghe ngóng tình hình của ngài, là lo lắng ngài ra lệnh một tiếng, sẽ nghiêng ngả Quan Trung, mà thiên hạ sẽ không còn của họ Lưu nữa. Kế sách hiện nay, ngài chỉ có tự làm ô uế thanh danh, cưỡng ép mua rẻ ruộng bách tính, Hoàng đế mới có thể yên tâm. Tiêu Hà y theo kế hành sự, Lưu Bang quả nhiên mừng lắm, cho là Tiêu Hà không đáng lo nữa”.
Tiêu Hà giật mình đại ngộ khi nghe những điều này thấy những điều Triệu Bình nói, rồi toát mồ hôi lạnh.
Tiêu Hà sau đó nghe theo kế sách của Triệu Bình, tự làm ô uế thanh danh của mình, trở thành một quan tham.
Rất mau chóng, Lưu Bang tiêu diệt phản quân của Anh Bố, trở lại Trường An. Quả nhiên thấy bách tính đầy đường kêu oan, tố cáo Tướng quốc cưỡng ép mua rẻ ruộng của bách tính. Sau khi Lưu Bang hồi cung, đem tất cả các tố cáo ném cho Tiêu Hà để ông tự giải thích với bách tính, mà trong lòng Lưu Bang lại thấy dễ chịu kỳ lạ.
Điều này không qua được mắt Tiêu Hà. Tiêu Hà biết Lưu Bang thấy uy vọng của ông đã mất, trong lòng sẽ vô cùng vui vẻ. Mà bản thân Tiêu Hà cũng thở phào nhẹ nhõm, thoạt nghĩ nên nhân lúc Lưu Bang trong lòng vui vẻ nên nói mấy lời. Thế là Tiêu Hà bước đến gần Lưu Bang nói, lấy đất trống ở Thượng lâm uyển chia cho một số bách tính làm đất ruộng.
Nhưng lời nói chưa dứt, họa từ miệng đã ra. Lưu Bang nghe thấy Tiêu Hà lại xin cho dân, nghi kỵ bỗng nảy sinh. Ông cho rằng Tiêu Hà lại muốn dùng đất của Hoàng gia để giành lòng dân.
Lưu Bang mắng Tiêu Hà tại sao nhận hối lộ của thương nhân, muốn lấy đất ở vườn thượng uyển của Hoàng gia để mưu lợi cá nhân. Đoạn giao Tiêu Hà cho Đình úy, đeo gông cùm, nhốt trong đại lao.
Sau đó, trong triều có người khuyên gián Lưu Bang nói, Tiêu Hà nhiều năm trấn thủ Quan Trung, bệ hạ nhiều năm chinh chiến bên ngoài. Tiêu Hà nếu làm phản thì Quan Tây đã không phải của bệ hạ từ lâu rồi! Lưu Bang nghe lời đó, tuy trong lòng không vui, cuối cùng thấy giam Tiêu Hà trong đại lao có phần không thuyết phục, thế là lại phóng thích Tiêu Hà.
Lúc đó Tiêu Hà đã ở tuổi hoa giáp (60 tuổi). Tuy đại nạn không chết nhưng lòng còn run sợ. Từ đó về sau, Tiêu Hà tuy vẫn tiếp tục ở trong triều làm Thừa tướng nhưng lặng lẽ ít nói, chỉ còn biết cung kính cẩn thận tự bảo vệ mình, run rẩy lẩy bẩy, không còn phách lực năm xưa. Không lâu sau, Lưu Bang chết.
Hơn một năm sau, Tiêu Hà cũng hấp hối trên giường bệnh. Hiếu Huệ Đế đến hỏi Tiêu Hà sau khi trăm tuổi thì ai có thể làm Thừa tướng mà Tiêu Hà dường như vẫn còn run sợ, không dám nói nhiều. Cho đến khi Hiếu Huệ Đế tự nói ra tên Tào Tham, Tiêu Hà mới gật đầu tỏ ý tán đồng.
Kinh thi có câu: “Mị bất hữu sơ, tiển khắc hữu chung” (Ban đầu không tốt, hiếm mà có hậu). Cổ nhân cho rằng người và vật đều cần phải có thủy, có chung, khởi đầu tốt mà kết thúc cũng phải có hậu, trước sau như một. Nhưng con người sống trên đời có mấy ai trải qua hết phong ba bão táp mà vẫn kiên trì giữ được thiện tín trong lòng đây, mà không biến đổi đây?
Ví như Tiêu Hà, công lớn như thế, dựng mở cơ nghiệp giúp đế mệnh, lo cho quốc gia phụng sự việc công, mà lại tỏ ra u tối trong mỗi lần đứng trước khúc rẽ đường đời. Ông thực đã khiến bản thân gần tới điểm cuối cuộc đời viên mãn bỗng quay ngoắt rơi thẳng xuống vực sâu ân hận.
Tiêu Hà trong những năm tàn sau kiếp nạn, vác gánh nặng này, cũng làm cho bản thân mình trở thành kẻ câm điếc. “Thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà” chính là một lời than thở ngàn năm, đến nay truyền miệng ngàn đời, có sức cảnh tỉnh con người.
Nguyệt Hòa biên tập
Theo kknews.com