Nhìn thấu sự đạo đức giả của một người qua 3 việc làm nhỏ
Vẻ mặt dối trá của một người, có thể nhìn ra được từ những chi tiết nhỏ ở nơi làm việc.
1. Đẩy công việc cho người khác, được một tấc lại muốn tiến một thước
Có một loại người ở nơi làm việc, không tự mình làm bất cứ công việc gì, mà dành cả ngày để tìm cách chuyển công việc cho người khác làm.
Khi đối mặt với những người mới đến, họ sẽ luôn hành động như một “lão tiền bối”, giảng cho họ một số “tiểu kỹ xảo” để tồn tại ở nơi làm việc, đối với bọn họ hỏi han ân cần và thời gian lâu rồi, tự cho mình là “lão đại ca, lão đại tỷ”. Khi có một nhiệm vụ khó khăn trước mắt, liền trực tiếp đem nhiệm vụ ném cho đồng nghiệp mới, nhường người ta “có qua có lại mới toại lòng nhau”.
Mặt khác, ỷ vào mình là một tiểu lãnh đạo, nên họ khoác lên mình tư thế lãnh đạo toàn diện, ngoài công việc của bộ phận mình, họ cũng chỉ muốn tuyển một số công việc có thể dát vàng lên mặt, với thái độ hách dịch, yêu cầu cấp dưới phải hoàn thành nhiệm vụ tốt và nhanh chóng.
Đương nhiên, họ cũng không thể đẩy mạnh công việc một cách suôn sẻ ngay từ đầu, họ sẽ thăm dò đối phương trước, nếu đối phương chấp nhận thì sẽ được nước làm tới, nếu đối phương dùng vũ lực trả đũa thì họ sẽ không còn lựa chọn nào khác, đành phải nghe ngóng rồi chuồn.
Một khi bị người khác vạch trần, thì sẽ giống như quả bóng cao su bị xì hơi, không còn sức lực nữa.
2. Kẻ tiểu nhân nịnh bợ, nói một đàng làm một nẻo
Rất nhiều người khi mới bước vào chỗ làm việc, đều được cha mẹ, thầy cô dạy rằng: “Nói ít, làm nhiều, đạt được thành quả sẽ có lối thoát”. Nhưng mà, thực tế ở tại nơi làm việc, làm như vậy, cũng không nhất định có thể có được đề bạt trọng dụng, ngược lại là càng sống càng bị ức hiếp, bị khi dễ cùng chèn ép cũng càng ngày càng nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả như thế này là do lãnh đạo cũng hợm hĩnh, nói một đằng làm một nẻo. Kiểu lãnh đạo này, đối với tất cả cấp dưới, khả năng làm việc là một khía cạnh, và nền tảng mối quan hệ đằng sau họ là một khía cạnh quan trọng hơn.
Đối với những hộ liên quan “đắc tội không nổi”, hắn nhấn mạnh tính kỷ luật trong công việc, mặt khác, hắn đối xử khoan dung và để chuyện đã qua qua đi. Còn những người lương thiện, không có người chống lưng, một mặt hứa hẹn “thăng chức, tăng lương”, nhưng mặt khác, hắn chỉ yên tâm hưởng thụ thành quả lao động của mình.
Vì vậy, để giành được sự ưu ái của người đứng đầu, những người không có năng lực cũng như không có chỗ dựa sẽ ra sức “hạ người khác xuống để nâng mình lên”, để cho lãnh đạo cảm thấy họ chính là người bạn tâm giao và là cánh tay phải đắc lực.
Một đơn vị nhỏ cũng trở thành một mớ hỗn độn.
Về vấn đề này, những người có chí lớn sẽ không phẫn uất hay tranh luận, mà sẽ tiếp tục làm tốt công việc của mình một cách “thực tế” để có đủ tự tin tìm việc khác.
3. Lật mặt còn nhanh hơn lật một cuốn sách
Ở nơi làm việc, có một loại người ngày nào cũng phàn nàn và than thở rằng mình bị đối xử bất công, đãi ngộ không công bình, nên chỉ đang lang thang ở nơi làm việc. Ngay cả khi lãnh đạo nói chuyện với hắn và hứa rằng sẽ có cơ hội đề bạt trọng dụng, nhưng loại người này vẫn như cũ không chịu làm việc chăm chỉ hơn.
Cách làm này tưởng chừng như là một cách xả hơi cho bản thân và trở nên “thoải mái” hơn rất nhiều, nhưng cách nói và làm này lại bộc lộ đầy những khả năng tiêu cực, nếu không được chống cự và đề phòng, theo thời gian sẽ ngày càng trở nên “an dật”, thậm chí có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Điều khó tin hơn nữa là một khi loại “người tội nghiệp” này nhận ra rằng có cơ hội “đổi đời”, hắn sẽ ngay lập tức lấy người khác làm đá lót đường, không quan tâm đến những gì người khác đã làm, đã giúp đỡ trong lúc hắn sa ngã.
Loại người như vậy thường không đáng để thông cảm, nếu gặp phải thì bạn nên tránh xa càng sớm càng tốt, để không bị coi là “vật tế thần”.
Kỳ Mai biên dịch
Minh Tâm – secretchina