Tại sao con người không thể nhìn thấy Thần? Sự thật nằm trong tập đầu tiên của “Phong Thần Diễn Nghĩa”
Nếu Thần thực sự tồn tại, tại sao con người không thể nhìn thấy họ?
Đây là một câu hỏi mà nhiều người muốn hỏi.
Trong thực tế, câu hỏi này đã được người cổ đại liễu giải từ lâu, nhưng không phải là một câu trả lời đơn giản, mà là một cách suy luận, diễn đạt một cách sinh động. Nó không chỉ giải thích lý do tại sao con người không thể nhìn thấy Thần, mà còn giải thích hậu quả của việc đi ngược quy luật tự nhiên.
Vậy lời giải nằm ở đâu? Đó chính là Phong Thần Diễn Nghĩa.
Những trận chiến tuyệt vời trong bộ phim Phong Thần Diễn Nghĩa này, và những pháp thuật kỳ diệu khiến người ta không thể rời mắt.
Câu chuyện hồ ly tinh biến thành mỹ nhân được phóng đại rất nhiều qua các tác phẩm nghệ thuật.
Dường như trong cơn say và mộng mị, người ta quên mất rằng đây là một triều đại sắp đi tới diệt vong.
Khi Khương Tử Nha đóng băng Kỳ Sơn vào mùa hè, có lẽ những người dân dưới chân núi cũng có thể nhìn thấy trong nháy mắt mây đen bao phủ núi Kỳ Sơn.
Cũng có lẽ lúc đó những người mặc áo đơn cũng cảm nhận được làn gió mát mẻ thổi qua, chạy về nhà mặc áo bông, chờ khi ra khỏi cửa thì phát hiện lại không lạnh nữa. Người thường không rõ vì sao, có thể còn tưởng rằng vừa rồi là ảo giác của mình.
Nhưng họ làm sao có thể biết được, vừa rồi ở Kỳ Sơn, Thừa Tướng Khương Tử Nha lên đài làm phép hô phong, hoán vũ, và rồi quân địch nhà Thương hàng phục mà không phí một binh sĩ nào.
Vậy vì sao người ta không có cơ hội nhìn thấy dáng vẻ uy nghiêm của thần thánh hay là dung nhan tuyệt thế của tiên nữ?
Câu hỏi này đã được đưa ra ngay từ hồi đầu tiên.
Kỳ thực, lúc đầu vua Trụ là một người đàn ông rất tốt, không chỉ có khuôn mặt đẹp trai, vóc dáng khôi ngô, hơn nữa võ nghệ cao cường, lại thông thạo thơ văn, và có tài ăn nói.
Một vị vua của một đất nước thanh bình do cha mình để lại, quả thực chính là nam nhân hoàn mỹ.
“Tuân Tử Phi Tương Thiên” cũng nói rằng, Trụ Vương “Tướng mạo đẹp, to lớn, tài giỏi xuất chúng. Gân lực siêu kình, địch được trăm người”.
“Sử ký Ân Bản Kỷ” cũng nói “Đế Trụ, người cai trị cuối cùng của nhà Thương, hiểu biết rộng, tài lực hơn người, tay cách mãnh thú”.
Chẳng những người khác cảm thấy Đế Vương không tệ, ngay cả chính ông cũng cho rằng mình đích xác không tệ.
Có thể nói là “nhân vương” không có người nào thích hợp hơn mình.
Là vua của một quốc gia, thái sư Văn Trọng, Hoàng Phi Hổ, và các tướng lĩnh khác đều uy phong lẫm liệt.
Thủ tướng Thương Dung, Á tướng Tỷ Can, tất cả các văn thần cũng là trung thành và tận tâm.
Chư hầu các trấn tận tâm triều cống, thiên hạ cũng không có việc gì đáng lo.
Trụ Vương tế miếu bà Nữ Oa
Một hôm vào tiết tháng ba, vua Trụ ngự triều, Thừa Tướng Thương Dung tâu: “Ngày mai là ngày rằm, nhằm vía bà Nữ Oa, xin bệ hạ đi dâng hương cầu phước”.
Vua Trụ hỏi: “Bà Nữ Oa là người thế nào đến nỗi Trẫm phải bỏ ngai vàng đi dâng hương?”
Thương Dung tâu: “Bà Nữ Oa là em gái của vua Phục Hy, hiện là một vị thần linh hiển lắm. Trước kia Cung Công làm phản, đụng đầu vào núi Bất Châu, đất bị nghiêng sụp, bà Nữ Oa bèn lấy năm sắc đá vá trời. Bởi có công với đời như vậy, nên mấy triều vua đều lập miếu phụng thờ. Nơi nào thờ miếu Bà thì nơi ấy mưa thuận gió hòa, mối nước được yên, dân gian khỏe mạnh. Xin bệ hạ đến đó dâng hương, chẳng nên khinh dễ”.
Vua Trụ nhận lời: “Nếu vậy mai Trẫm sẽ đến đó dâng hương cầu phước, sẵn dịp du ngoạn một chuyến”.
Hôm sau, vua trụ truyền long giá ra đi, các quan đi theo phò tá rất đông. Ba ngàn binh kỵ mã, tám trăm quân Ngự Lâm do Hoàng Phi Hổ điều khiển, trước sau đông nghẹt.
Xa giá đến đâu dân chúng đều thắp nhang đèn trước cửa vọng bái.
Khi đến trước đền thần Nữ Oa, vua Trụ bước xuống xe đến nơi chính điện đặt một đĩnh trầm, và các quan đồng lạy.
Vua Trụ trông thấy trong điện trang nghiêm lắm, những hình tượng toàn bằng vàng ngọc đứng hầu hai bên. Những cặp con trai cầm phướng đúc vàng, những tượng con gái chạm bằng ngọc đứng dâng hương. Trên điện không thiếu gì hạc múa loan xòe, rồng bay phượng lộn, đèn chưng như sao mọc, khói tỏa như mây mờ, uy nghiêm chẳng khác gì đền vua.
Trụ Vương đang say mê, thì bỗng một luồng gió nhẹ thổi qua làm bức màn vẹt qua, vua trông thấy tượng bà Nữ Oa rất rõ, hình dung như một người sống chẳng khác gì một nàng tiên, hương trời sắc nước không đâu bì kịp.
Lời xưa thường nói: “Nước gần mất thì có yêu nghiệt hiện ra”.
Vua Trụ nhìn tượng thần Nữ Oa không nháy mắt tự nhủ với lòng: “Ta tuy làm vua giàu có bốn biển, nhưng trong tam cung lục viện không thấy có người nào được cái nhan sắc như vậy”.
Nghĩ rồi truyền thị vệ đem bút mực đến, và đề một bài thơ ngay trên vách tường:
Lạnh lùng trướng phủ xõa màn loan
Bóng sắc khen ai khéo điểm trang
Liễu uốn mày ngài khoe sắc lục
Xiêm tung sóng nước điểm non vàng
Hải đường sương đượm màu tươi tốt
Thược dược mưa nhuần bóng vẻ vang
Ðem về cung điện dựa thiên nhan.
Thừa Tướng Thương Dung thấy vua Trụ đề thơ như vậy thất kinh quỳ tâu: “Bà Nữ Oa là thần thánh đời thượng cổ. Tôi tưởng bệ hạ chỉ nên dâng hương cầu phước cho mưa thuận gió hòa, sóng trong biển lặng. Còn việc đề thơ có ý trêu cợt như vậy không nên. Xin bệ hạ truyền lấy nước rửa đi kẻo thiên hạ trông thấy truyền ngôn cho bệ hạ không có đức chánh”.
Vua Trụ nói: “Trẫm thấy tượng thần xinh đẹp, đề một bài thơ tán thưởng chớ chẳng có ý gì khác. Vả lại Trẫm là thiên tử cũng nên để lại mấy vần thơ này cho thiên hạ rõ nhan sắc của bà, và chiêm ngưỡng vần thơ của Trẫm chứ?”
Dứt lời truyền hồi loan. Các quan không ai dám nói lời nào nữa. Về đến đền Long Ðức, các quan chúc mừng rồi ai về dinh nấy.
Tại sao con người không thể nhìn thấy Thần?
Vì thế Nữ Oa nương nương tức giận, về sau giáng tội, phái hồ ly tinh đến gây rối làm loạn giang sơn nhà Thương.
Tại sao con người không thể nhìn thấy Thần? Nghe có vẻ khó chịu khi nói rằng con người không có tư cách này.
Vậy thì câu chuyện này nói lên sự thật, kể lại đạo lý như vậy. Khi con người nhìn thấy Thần, họ dùng suy nghĩ của chính mình để đo lường tâm tính của Thần.
Đó là một sự xúc phạm đối với Thần, sẽ mang lại báo ứng cho chính mình.
Vì vậy, con người không thể nhìn thấy Thần, không phải là bởi vì Thần hẹp hòi mà là bởi vì con người dùng tâm trí của người thường để ước đoán Thần.
Đó là sự bất kính lớn đối với Thần và sẽ bị trời trừng phạt.
Thần từ bi với con người, mới không để cho con người nhìn thấy chân dung của mình.
Kỳ Mai biên dịch
Văn Tư Mẫn – soundofhope
Dựa theo: Phong Thần Diễn Nghĩa( Mộng Bình Sơn dịch)