Sống hiếu thảo, Trời để phúc cho: 4 câu chuyện con sống Hiếu đạo, đắc được phúc báo
Cổ ngữ có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên” – Trăm cái thiện hiếu đứng đầu, người sống trên đời không thể không có hiếu đạo. Mắt Thần như điện, nhìn thấu nhân tâm. Thần Phật chắc chắn sẽ bảo hộ cho những người con có hiếu. Hiếu kính cha mẹ, ông Trời ắt để dành phúc phận cho bạn!
Bất hiếu với cha mẹ, ắt hẳn là số phận có kết cục không vẹn toàn. Mỹ đức truyền thống bởi thế cũng luôn tôn vinh vẻ đẹp của đạo hiếu. Nhìn chuyện xưa, ngẫm chuyện nay, dưới đây là 4 câu chuyện nói về mỹ đức hiếu thảo, đắc được phúc báo.
Con trai Phạm Trọng Yêm noi gương gia phong, sống cần kiệm, thiện lương
Trong “Tống Sử” đã đánh giá cao Phạm Thuần Nhân: “Nhân từ, nhân hậu, giản dị, không kết giao với người có nhục dục và có tai tiếng. Từ thường dân đến thừa tướng, trung thực và tiết kiệm,…”
Do đó, Phạm Thuần Nhân được người đời đặt cho cái tên là “Thủ tướng thường dân”, bởi thủ tướng là vị trí của ông, có phong cách sống thanh đạm, sạch sẽ và liêm khiết. Và tất cả những điều này đều bắt nguồn từ việc giáo dục, dạy dỗ nghiêm khắc của Phạm Trọng Yêm. Phạm Thuần Nhân đã từng có thể nghiệm sâu sắc rằng: “Chỉ có tiết kiệm mới có thể nuôi dưỡng được sự chính trực, chỉ có khoan dung, tha thứ mới có thể dưỡng đức”.
Từ bao đời nay, hào nhoáng, xa hoa vốn là thiên tính của người trẻ. Khi Phạm Thuần Nhân kết hôn, ông và vợ đã lên kế hoạch trang trí phòng tân hôn bằng lụa gấm. Khi Phạm Trọng Yêm biết chuyện đã lập tức gọi Phậm Thuần Nhân đến: “Gia đình chúng ta trước giờ lấy tiết kiệm và thanh đạm làm đầu, không thể phá giới luật của gia đình,… Không thể xem nhẹ tiền bạc, phải làm việc vất vả mới kiếm được, không được xa xỉ, nghèo khó chính là bắt đầu từ xa hoa”.
Một người, nếu như thời thiếu niên đã thích tham lam hưởng lạc, thì gia tài có nhiều đến đâu, thì cuối cùng sẽ “mỏ vàng cũng cạn”.
Một gia tộc, nếu toàn bộ thành viên đều xa hoa lãng phí, không biết tiết kiệm, thì mầm mống tai họa cũng liền kề.
Người xưa dạy con trai bỏ rượu
Vợ của Dương Công Cự, là con gái của Lưu Ý Công, bà có bốn con trai và hai con gái.
Con trai cả Dương Nguyên Tông trong một lần đi uống rượu. Sau khi trở về nhà, bà đã phớt lờ Dương Nguyên Tông trong mười ngày. Dương Nguyên Tôngxin lỗi mẹ qua thông qua ba người em trai. Bà phê bình và nói: “Uống rượu không được uống quá say, đây là quy tắc cơ bản nhất.
Con cả ngày chìm đắm trong rượu chè, thật quả là kiêu ngạo và thô lỗ. Con hư hỏng như vậy, làm sao có thể trở thành tấm gương cho các em trai?” Dương Nguyên Tông nghe xong, lập tức quỳ gối xuống, khóc và xin được mẫu thân dạy dỗ, kể từ đó, Dương Nguyên Tông đã từ bỏ được thói quen xấu uống rượu.
Người con hiếu thảo, dành phần cam cho mẹ
Trong “Ngô Chí – Lục Tích Truyền” có ghi chép lại: Lục Tích (Tự Công Kỷ), là người họ Ngô. Cha là Lục Khang, làm chức Thái thú của Lư Giang vào thời cuối nhà Hán.
Tương truyền, khi Lục Tích được sáu tuổi, ông đến gặp Viên Thuật ở Cửu Giang. Viên Thuật đưa cho ông vài quả cam, ông ôm ba quả cam vào lòng. Trước khi Lục Tích chạy về phía Viên Thuật để chào cáo từ, ông đã sơ ý làm rơi quả cam xuống đất.
Viên Thuật nói với Lục Tích rằng: “Chàng Lục là khách, sao cậu cứ cầm cam trên tay làm gì vậy?” Lục Tích quỳ xuống đáp: “Con muốn mang về cho mẫu thân ăn!” Viên Thuật nghe xong, cảm động không nói nên lời, ông cảm thấy rằng, đứa trẻ này thật tuyệt vời.
Con dâu hiếu thảo chăm sóc mẹ chồng bệnh tật, tránh được hỏa hoạn
Thời vua Càn Long, triều đại nhà Thanh, Trung Quốc, phố Trúc Gia ở kinh thành xảy ra một vụ cháy lớn. Ngọn lửa thiêu rụi những ngôi nhà trên phố, hàng trăm người chết và bị thương, khắp nơi là cảnh tang thương không kể xiết. Sự mất mát là không thể ước tính được. Nhưng trong vụ hỏa hoạn này, một phép lạ đáng kinh ngạc đã xảy ra. Trong sự đổ nát của đám cháy, một ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, hiên ngang đứng giữa phố. Những người biết được chuyện này đều vô cùng thắc mắc, họ hỏi: “Ai sống trong ngôi nhà này mà may mắn đến vậy?”.
Theo lời kể của những người dân địa phương thì ngôi nhà này của một bà lão đã ngoài 60 tuổi và một góa phụ trẻ tuổi mới hơn 20 tuổi. Hai người họ, mẹ chồng và nàng dâu, nương tựa vào nhau mà sống. Mấy năm trước, con trai bà lão qua đời, nhiều người trong làng và cả những làng lân cận đều khuyên cô con dâu nên đi bước nữa.
Nhưng góa phụ trẻ vì mẹ chồng già bị bệnh nằm liệt giường, lúc nào cũng cần có người chăm sóc, nên cô quyết định hy sinh thanh xuân của mình, kiên quyết không tái giá. Một năm rồi lại một năm, cô kiên trì tận tình chăm sóc mẹ chồng, miệng không một lời oán trách.
Trong đám cháy lớn đó, khi ngọn lửa thiêu rụi những ngôi nhà lân cận thì gió đột nhiên đổi hướng và gia đình của họ không chút tổn hại gì. Nhiều người tin rằng, lòng hiếu thảo của con dâu, tận tình chăm sóc mẹ già bệnh tật trong nhiều năm đã cảm động đến Bồ Tát và Bồ Tát đã bảo vệ họ tránh khỏi đám cháy.
Lan Hòa biên dịch/tổng hợp
Nguồn: Secretchina