Bị cướp chặt đứt cổ, dị nhân dùng than củi và nhân sâm, khâu cổ lại, cứu sống một cách thần kỳ
Lịch sử năm nghìn năm của mảnh đất Thần Châu đã lưu lại rất nhiều Thần tích. Đông y là một phần của văn hóa Thần truyền, cũng là Y học Đạo gia Thần truyền. Những Thần tích của thời đại các “Thần y” trị bệnh đều có ghi chép trong chính sử, đó chính là tinh hoa của Đông y.
Y học hiện đại không cách nào hiểu được nội hàm sâu sắc bên trong của Đông y, từ quan điểm vô Thần luận mà nhìn thì càng không thấy được chân tướng của Đông y. Đây cũng là nguyên nhân tại sao ngày nay không xuất hiện “Thần y”.
Đông y truyền thống có cội nguồn từ Thượng Đế
Đông y bắt nguồn từ “Y Đạo” của Hoàng Đế cách đây năm nghìn năm. Chương mở đầu “Thượng cổ thiên chân luận” của kinh điển Đông y “Hoàng Đế nội kinh” không phải giảng trị bệnh như thế nào, mà là làm thế nào để thuận ứng với Đạo. Nó còn đặc biệt giảng về Chân nhân, Chí nhân, Thánh nhân, Hiền nhân.
Chân nhân, Chí nhân nói ở đây chính là Thần, một bộ kinh điển Đông y ngay từ chương mở đầu đã giảng về Thần, về Đạo, vậy mới nói: Đông y là “Y học Thần truyền”.
Trong “Tố vấn – Lục tiết tàng tượng luận”, Hoàng Đế nói: “Trẫm đã nghe về lục lục cửu cửu, thầy nói tích chứa đầy khí, xin hỏi khí là gì?”
Kỳ Bá trả lời Hoàng Đế rằng: “Đó là điều huyền bí của Thượng Đế, do Tiên sư truyền lại cho ta”.
Ở “Tố vấn – Khí giao biến đại luận”, Hoàng Đế hỏi: “Ngũ vận thay nhau, trên ứng Thiên thời, âm dương qua lại, nóng lạnh nối nhau, chân khí và tà khí đối chọi nhau, khiến thân thể trong ngoài phân cách, khí huyết lục kinh dao động, khí ngũ tạng mất cân bằng suy sụp chuyển dời, thì xuất hiện trạng thái quá mức, hoặc không đủ, lấn át, hoặc hợp nhất. Trẫm muốn thầy nói nguyên lý khởi đầu của nó, và tình trạng phản ánh bệnh biến ở thân thể, thầy có thể nói cho trẫm nghe chăng?”
Kỳ Bá trả lời: “Đó là thứ mà Thượng Đế trân quý, do Tiên sư truyền cho ta”.
Kỳ Bá là thầy dạy của Hoàng Đế, Hoàng Đế tôn xưng ông là Thiên sư. Kỳ Bá nhiều lần nhắc tới thầy dạy của ông (Tiên sư), mà Tiên sư dạy cho Kỳ Bá “Y Đạo” là bắt nguồn từ Thượng Đế, cho nên thứ tự truyền thừa của Y Đạo là: Thượng Đế – Tiên sư – Kỳ Bá – Hoàng Đế. Thượng Đế là Hoàng đế của Thiên giới (là Chúa tể), trong tín ngưỡng Đạo giáo có “Miếu Thượng Đế”, thờ vọng “Huyền Thiên Thượng Đế”.
Trong tác phẩm đồ sộ “Thiên kim yếu phương” của đại y học gia Tôn tư Mạc, ghi rõ quá trình sáng tạo và truyền thừa của Y Đạo. Tôn Tư Mạc viết: “Hoàng Đế thụ mệnh, sáng chế cửu châm, cùng phương sĩ Kỳ Bá, Lôi Công đàm luận, luận về kinh mạch, giải đáp khúc mắc, tường tận nghĩa lý, được cho là kinh điển, nên hậu thế dựa đó mà thông thuận học theo….
Vào thời Xuân Thu, lương y có Y Hòa , Y Hoãn, vào thời Lục Quốc thì có Biển Thước, thời Hán có Thương Công, Trọng Cảnh, thời Ngụy có Hoa Đà, đều dụng công tìm tòi nghiên cứu thâm sâu, thấu hiểu được nghĩa lý…”
Cổ đại có nhiều thầy thuốc Đông y tu Đạo nổi danh, như Cát Hồng, Đào Hoằng Cảnh, Dương Huyền Thao, Tôn Tư Mạc, Vương Băng, Vương Hoài Ẩn, Trương Nguyên Tố, Lưu Hoàn Tố, Mã Đan Dương, Thôi Gia Ngạn, Lý Thời Trân, Tôn Nhất Khuê, Trương Cảnh Nhạc, Phó Thanh Chủ, Trần Sĩ Phong v.v. Bởi tu luyện nên mới thấu hiểu nguyên lý vận hành của Thiên – Địa – Nhân, từ đó mà tạo lên những thành tựu y học kỳ vĩ.
Thần y Biển Thước được Thần Tiên dạy cho Y Đạo.
Trong “Sử ký – Biển Thước liệt truyện” có ghi câu truyện, khi trẻ Biển Thước làm công cho một quán trọ. Một người khách tên là Trường Tang Quân thường nghỉ ở quán trọ này, mỗi lần đến ông đều được Biển Thước phục vụ hết sức cung kính. Trường Tang Quân ngao du hơn chục năm, luôn quan sát đạo đức phẩm hạnh của Biển Thước.
Một ngày, ông lấy ra một gói thuốc đưa cho Biển Thước, rồi bảo Biển Thước lấy nước mưa giữa Trời mà uống thuốc, 30 ngày sau, sẽ nhìn thấy những sinh linh bí ẩn, đem cả thư tịch của phương thuốc bí mật đó trao cho Biển Thước. Biển Thước tuân lời, 30 ngày sau Biển Thước đã có được công năng thấu thị nhân thể. Khi dùng công năng này xem bệnh, thì thấy rõ lục phủ ngũ tạng, đồng thời thấy rõ bệnh chứng nằm ở đâu.
Trường Tang Quân dặn dò xong rồi biến mất. Từ đó, Biển Thước bắt đầu hành nghề chữa bệnh ở nước Tề và nước Triệu, gọi là thầy “Chẩn mạch”.
Dược Vương Tôn Tư Mạc thông hiểu cổ kim
Thần Y Tôn Tư Mạc thời nhà Đường đã lưu lại Thần tích nhiều không đếm hết. Y thuật cao minh của ông làm cả mãnh hổ, Thần long cũng đến tìm ông trị bệnh. Tôn Tư Mạc đả đời yêu thích tu Đạo, thông hiểu cổ kim, giỏi tính toán thiên văn lịch pháp, biết trước được nhiều sự việc.
Ngụy Trưng thời nhà Đường thụ mệnh tu chỉnh sách sử của 5 đời Tề, Lương, Chu, Tùy v.v, sợ có chỗ thiếu sót, nên nhiều lần thỉnh giáo Tôn tư Mạc. Ông dùng lời nói lại, cứ như là đang nhìn thấy sự vật trong quá khứ mà tả ra, người ta đều thấy hết sức kỳ dị.
Đông Đài Thị Lang Tôn Xứ Ước, từng dẫn theo 5 con trai Tôn Đĩnh, Tôn Cảnh, Tôn Tuấn, Tôn Hựu, Tôn Thuyên tới bái kiến Tôn Tư Mạc. Tôn Tư Mạc nói: “Tôn Tuấn sẽ hiển phú quý đầu tiên; Tôn Hựu sẽ hiển đạt muộn; Tôn Toàn địa vị cao nhất, nhưng tai họa sinh ra từ binh quyền”. Sau này ứng nghiệm đúng như vậy.
Lư Tề Khanh làm quan Chiêm chuyên sự vụ cho Thái tử, lúc nhỏ được dẫn tới Tôn Tư Mạc để hỏi về đường đời, Tôn Tư Mạc nói: “Sau 50 tuổi, quan chức cậu có thể làm tới chư hầu một phương, con cháu của tôi sẽ làm thuộc hạ của cậu, cậu cần tự mình tu dưỡng cho tốt thì mới được.”
Lư Tề Khanh sau này làm Thứ sử Từ Châu, cháu Tôn Tư Mạc là Tôn Phổ quả nhiên làm huyện lệnh của huyện Túc, Từ Châu. Khi ông nói điều này với Lư Tề Khanh thì Tôn Phổ chưa ra đời, nhưng ông đã biết trước sự việc như vậy.
Tôn Tư Mạc cho rằng: “Để làm một thầy thuốc vĩ đại, cần phải có thần chí kiên định tu dưỡng, xử sự khoan hòa, ít dục vọng, không truy cầu; trước tiên cần phát tâm từ bi đại thiện, phát nguyện giúp bệnh nhân giải trừ thống khổ. Điều này khác hẳn với nhiều thầy thuốc hiện nay, chỉ trọng tiền tài, chẳng màng y đức”.
(Trích từ ‘Tân Đường thư’).
Kỳ thuật trị bệnh của Đạo gia
Tô Thức thời nhà Tống viết “Đông Pha chí lâm”, có ghi lại hai sự kiện thần kỳ trị bệnh của Đạo nhân.
Có một người tên là Lữ Y, mẹ của ông bị bệnh bại liệt đã hơn chục năm. Đạo nhân Vi Hư chủ động đến trị bệnh cho bà. Cách trị bệnh của Vi Hư hết sức độc đáo: Không cho bệnh nhân uống thuốc hay châm cứu gì cả, chỉ để bà ngồi trước mặt, cách ông vài bước chân. Vi Hư ngồi ngay ngắn an tĩnh,hai mắt nhắm khẽ. Một lúc sau ông bảo: “Hãy nâng bệnh nhân dậy!”
Lữ Y nói: “Mẹ tôi bị liệt hơn chục năm rồi, sao có thể đứng ngay dậy được ạ?”
Vi Hư bảo: “Cứ thử nâng bà dậy xem.”
Thế là hai người hai bên đỡ bà đứng dậy, bà đã thực sự đứng dậy được. Lúc sau bà không vịn tay nữa, tự mình bước được đi.
Phía nam Khai Phong có vị Đạo sĩ tên là Lý Nhược Chi, có công năng “Bố khí” (chỉ người tu hành cao của Đạo gia có thể phát khí đến người khác). Tôi (Tô Thức) có con trai thứ là Tô Đãi, từ nhỏ yếu ớt nhiều bệnh, Lý Nhược Chi ngồi đối diện với Tô Đãi và phát khí, Tô Đãi cảm thấy trong bụng nóng như có mặt trời từ từ dâng lên. Rất nhanh các bệnh đều khỏi. Tương truyền, Lý Nhược Chi từng ở núi Hoa Nhạc, được dị nhân truyền cho bí thuật.
Đây là ghi chép mắt thấy tai nghe của đại văn hào thời Tống Tô Thức, là ghi chép thực về các đạo thuật cổ đại trị bệnh. Ông chứng thực rằng những vị tu luyện có thành tựu, xác thực là có thần thông và công năng, tuyệt đối không phải là hư cấu.
Từ Văn Trung -Thần y thời Nguyên kêu gió gọi mưa
Trong “Bại sử tập truyện” (truyện sử nhỏ lẻ) có ghi lại câu chuyện, vào thời nhà Nguyên, ở An Huy Tuyên Châu xuất hiện một vị Thần y tên là Từ Văn Trung. Một lần vương phi của Trấn Nam Vương mắc bệnh nằm bẹp trên giường, ngồi dậy cũng rất khó khăn, ngự y của vương phủ cũng phải bó tay.
Quan ngự sử tiến cử Từ Văn Trung. Khi Từ Văn Trung đến vương phủ, nghe xong Trấn Nam Vương thuật lại bệnh tình của vương phi, ông lấy trong hộp ra vài cái kim châm dài ngắn khác nhau.
Ban đầu, ông thử để vương phi nhấc tay chân, vương phi cố sức nhưng nói không nhấc nổi. Ông liền ấn vào hai huyệt Hợp Cốc và Khúc Trì, rồi dùng kim châm vào, lúc sau ông bảo vương phi thử nhấc lại tay chân xem, vương phi thử nhấc tay thì thấy nhẹ nhàng giơ lên được, sau đó nhấc chân cũng nhẹ tênh.
Hôm sau vương phi đã ngồi dậy được. Thế là, Trấn Nam Vương lập tức cho bày tiệc khao thưởng Từ Văn Trung. Từ đó danh tiếng Từ Văn Trung chấn động Quảng Lăng, người ta cho ông là Biển Thước tái sinh.
Có một năm, vùng Quảng Lăng đại hạn không mưa, Trấn Nam Vương cho mời phương sĩ đến cầu đảo nhưng vô hiệu, làm ông rất lo lắng, ông cho mời Từ Văn Trung vào phủ, rồi kể lại sự tình. Nghe xong Từ Văn Trung nói: “Cho phép tôi dùng pháp thuật để cầu mưa cho ngài, không biết là ngài muốn sấm trước mưa sau hay ngài muốn mưa xong mới sấm?”
Trấn Nam Vương đáp: “Mưa xong mới giáng sấm, thế mới chứng nghiệm được pháp thuật chứ!”
Từ Văn Trung đáp gọn “Được!”
Nói rồi, ông đi ra sân, hướng về tây bắc phất nhẹ tay áo! Bỗng chốc mây đen ùn kéo đến, trời lập tức tối sầm, rồi mưa như trút nước. Mưa xong trời lại sáng trong cùng tiếng sấm rền. Thấy rõ ràng Từ Văn Trung thực có tài hô gió gọi mưa, từ ấy Trấn Nam Vương không dám đối đãi ông như người phàm nữa.
Y thuật khởi tử hoàn sinh của Đạo nhân áo cỏ
Trong “Ngu sơ tân chí” quyển 12 của Trần Đỉnh thời nhà Thanh ghi lại, có một vị Đạo nhân áo cỏ tên Chúc Sào Phu, tự Nghiêu Dân. Ông được Tiên nhân truyền thụ cho y thuật trị thương rất hiệu nghiệm, vết thương nặng chỉ cần dùng thuốc của ông bôi lên là lành. Có người bị gãy xương chân, hoặc gãy cánh tay, mời ông tới chữa trị, ai cũng trở lại lành lặn như xưa. Ông còn có thể làm phẫu thuật mở bụng rửa ruột, mở hộp sọ trị bệnh, thần diệu như Hoa Đà thuở trước.
Trong thôn có người bị cướp chém đứt cổ, đầu đã lìa khỏi cổ. Con vị ấy là người hiếu thuận, biết Đạo nhân áo cỏ có y thuật thần kỳ, cứ kiên trì yêu cầu gia nhân đi mời ông tới. Đạo nhân đến, sờ ngực người kia rồi bảo: “Đầu tuy đã đứt, nhưng thân thể còn khí ấm, vậy là khí của sinh mệnh vẫn còn, nên còn có thể chữa trị được.”
Thế là Đạo nhân vội lấy kim vàng ra, khâu đầu và cổ lại, xong hòa bột thuốc bôi lên vết khâu, rồi dùng lửa than củi hơ qua. Lúc sau, đun một thang nhân sâm, cho vào vài vị thuốc, rồi cạy miệng đổ thuốc vào.
Một lúc sau, người kia đã có hơi thở nhẹ. Lại dùng rượu nóng rót vào miệng. Qua một ngày đêm, người đã có thanh âm phát ra. Sau một ngày đêm nữa, vị ấy đã có thể trò chuyện với con. Lúc này, mang cháo loãng cho ăn, qua tiếp một ngày đêm nữa, thì tay chân đều cử động được.
Bảy ngày sau, vết thương đã liền lại. Sau nửa tháng thì bình phục hoàn toàn. Cả đại gia đình đều vô cùng cảm tạ Đạo nhân, nguyện mang nửa gia sản ra trả ơn cứu mạng, nhưng Đạo nhân không nhận. Người ta ca ngợi ông y thuật cao diệu, đức độ vang xa!
Nhiều người cho Đông y là “Y học kinh nghiệm”, thực ra không phải vậy, Đông y là do Thần truyền cấp, vậy nên thời cổ đại đã xuất hiện “Thần Y”, “Thần tích” nhiều không kể xiết. Vậy tại sao ngày ngay Đông y không có kỳ tích gì? Là bởi vì “Y Đạo” của Thần đã bị thất truyền.
Theo NTDVN