Giáo dục con là một quá trình đòi hỏi rất nhiều tâm sức, cần có sự tinh tế, khéo léo nhất định. Cho dù bạn thành công trong sự nghiệp đến đâu nhưng thất bại trong việc giáo dục con là không gì có thể bù đắp được. Nếu chúng ta quá coi trọng vào thành tích hay danh vọng sẽ nuôi ra lòng ganh đua, tính hiếu thắng tiêu cực cho con.
Mấy ngày trước, có một người bạn đến nhà tôi, vừa bước vào cửa đã khóc và nói rằng: “Tôi thực sự không biết cách giáo dục!”.
Tôi nghe một người bạn kể rằng cô ấy rất chăm chỉ dạy dỗ con mình, luôn để ý đến tình hình học tập của con và nhắc nhở chúng đừng chơi đùa quá mức với những việc không liên quan đến việc học. Bạn tôi tưởng làm như vậy thì điểm số của đứa trẻ sẽ ổn định, không ngờ điểm số của con ngày càng kém, thậm chí còn nổi loạn, chống lại cha mẹ.
Trên con đường nuôi dạy con, tôi tin nhiều bậc cha mẹ sẽ có những băn khoăn như sau:
Rõ ràng là đứa trẻ đã “học hành chăm chỉ”, vậy tại sao điểm số của con không thể cải thiện?
Tại sao con học nhiều hơn những đứa trẻ khác, nhưng điểm số của con vẫn là trung bình?
Việc giáo dục con luôn là mối quan tâm của hầu hết các bậc cha mẹ. Nếu có một phương pháp giáo dục đúng đắn, chúng ta mới có thể giúp trẻ học tập và phát triển tốt hơn.
Trên thực tế, việc giáo dục thất bại không thể tách rời ba nguyên nhân: con học sai cách, mẹ chăm sóc sai cách và cha giúp đỡ không đúng cách.
Trẻ dùng sức học không đúng cách
Trong bộ phim tài liệu “Sự phản ngược của việc học tập”, có một cô gái tên Diệp Viễn, có một trải nghiệm học tập thật đáng kinh ngạc.
Diệp Viễn mỗi sáng đều ghi vào sổ kế hoạch của mình những mục tiêu, sau đó học hơn mười tiếng, hai giờ sáng mới đi ngủ. Chỉ nhìn vào trình độ học tập, mọi người đều cho rằng thành tích của Diệp Viễn hẳn là khá tốt, nhưng ngược lại, thành tích của cô lại rất trung bình.
Hóa ra những nỗ lực của cô ấy đều là “giả”. Cô ấy chép bài trong sách giáo khoa rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ nghiêm túc hiểu rõ dù chỉ một lần. Kể cả khi tay cầm bút bị biến dạng do sao chép lâu ngày thì kết quả cuối cùng vẫn không đạt yêu cầu.
Học tập chăm chỉ là đúng, nhưng việc học không hiệu quả sẽ chỉ khiến bản thân tiêu tốn nhiều năng lượng. Học mù quáng, chỉ học vẹt, không chỉ là một loại tác hại đối với trẻ mà còn là thủ phạm khiến trẻ suy nghĩ lung tung.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng học có nghĩa là ghi nhớ nhiều hơn, và học nhiều hơn.
Đúng là để tiếp thu được kiến thức mới thì người ta phải đọc nhiều và làm quen với nó nhiều hơn. Nhưng nếu chỉ ghi nhớ mà không hiểu, không suy nghĩ thì trẻ sẽ không thể sắp xếp được các điểm kiến thức cũng như không hiểu được ý nghĩa của việc học.
Nhiều đứa trẻ thường học thuộc lòng, có thể dẫn đến bệnh lười suy nghĩ. Ngay cả khi đã trưởng thành, các con vẫn luôn ở trong một giai đoạn còn nhỏ nào đó, khiến đầu óc chậm chạp và không thể phát triển trí tuệ.
Khi trẻ sử dụng sai cách trong việc học thuộc lòng, không biết cách suy nghĩ độc lập về những phương pháp học tập, thì kết quả cuối cùng là trẻ không có đủ động lực đề học cho tốt nữa.
Một học giả cho biết: “Trước đây là bố mẹ bảo tôi học, nhưng bây giờ là tôi muốn tự học. Chỉ khi tâm lý thay đổi, tôi mới có thể đạt được bước nhảy vọt về chất trong học tập”.
Khi trẻ làm một câu hỏi, cha mẹ có thể khuyên trẻ đừng vội xem đáp án mà hãy tự suy nghĩ trước, cố gắng trả lời và cuối cùng là so sánh các câu trả lời để bổ sung cho trí nhớ của con.
Để ghi nhớ chắc các điểm kiến thức, cha mẹ có thể dẫn dắt con “liên tưởng” để kết nối kiến thức mới với ứng dụng trong cuộc sống, để trẻ tự xây dựng hệ thống kiến thức cho riêng mình. Khi trẻ có ý thức thực hiện các phương pháp học tập đúng đắn, chúng sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi khi học mà sẽ cảm thấy đạt được thành tựu lớn hơn.
Nếu so sánh điểm số giống với một tòa nhà thì thói quen học tập tốt là nền tảng, vì nếu chúng ta có được nền móng tốt thì tòa nhà tự nhiên sẽ vô cùng vững chắc.
Mẹ đã phạm sai lầm
Bạch Vy, chuyên gia giáo dục gia đình, từng thực hiện tư vấn tâm lý cho các nữ sinh trung học cơ sở có xu hướng trầm cảm.
Được biết, trong 6 năm kể từ khi học tiểu học, điểm số của cô luôn nằm trong top 3 của lớp và nhận được nhiều giấy chứng nhận thành tích. Nhưng sau khi bước vào cấp 2, cô cảm thấy bài tập về nhà ngày càng khó, đặc biệt là môn khoa học và điểm số của cô ngày càng tuột dốc. Người mẹ trở nên lo lắng, không chỉ thuê gia sư riêng cho con gái mà còn mua thuốc bổ não đắt tiền, thậm chí còn hạn chế quyền tự do của con và tước đoạt những sở thích khác của cô.
Kết quả là, dưới sự “chăm sóc cẩn thận” của mẹ, cô ấy đã mất đi sự tự do, sở thích của mình, và kết quả học tập không được cải thiện mà còn tệ hơn, khiến cho cô bé ngày càng trở nên trầm cảm, chỉ muốn nghĩ đến việc tự tử.
Như mọi người đều biết, thành tựu chỉ là nhất thời, và trái tim háo hức khám phá của một đứa trẻ chính là cọng rơm duy nhất trong cuộc đời.
Giáo sư Lý Mỹ Cẩm cảnh báo rằng: “Đừng để con ở nhà học cả ngày, bởi vì tiểu não không được kích thích, thần kinh não không hưng phấn hết mức, sẽ dễ mắc các vấn đề về tâm lý”.
Một đứa trẻ mà bị phá hủy mọi lợi ích, dù thành tích có tốt đến đâu, trái tim của trẻ cũng sẽ cằn cỗi, chúng sẽ không thể tìm thấy con người thật của mình. Đối với trẻ, việc học là “tiêu hao năng lượng”, còn sở thích là một cách “sạc năng lượng”.
Kinh nghiệm của nhiều học giả hàng đầu đã chứng minh điều này:
Mạnh Linh Hạo, nhà vô địch khoa học của Sơn Đông, đã tập cello hai hoặc ba giờ mỗi ngày trong năm cuối cấp ba bận rộn của mình, để có thể có nhiều năng lượng hơn cho việc học của mình.
Tạ Tân Anh, người đứng đầu môn khoa học ở Trùng Khánh, cho dù học tập có căng thẳng đến đâu, cũng sẽ luôn dành cho mình thời gian để chơi piano, vì như vậy sẽ giúp cô ấy có một tinh thần thoải mái để có thể giải quyết nhiều vấn đề được tốt hơn.
Nhà vô địch khoa học ở Hồ Bắc, Đường Sở Nguyệt thường chơi bóng và leo núi, sau khi thư giãn, cô sẽ có động lực học tập tốt hơn.
Những bậc cha mẹ nên giúp con mình tìm ra tài năng, sở thích của chúng, ngoài ra chúng ta cũng phải quan tâm đến thế giới nội tâm của trẻ, để con cảm thấy có được một cuộc sống thật ý nghĩa và tuyệt vời.
Bố giúp đỡ sai cách
Tôi vô cùng đau buồn khi biết được tin:
Một cậu bé 13 tuổi đã sống phụ thuộc vào cha từ khi còn nhỏ, người cha vô cùng rất nghiêm khắc và rất kỳ vọng vào con mình.
Bất cứ khi nào điểm số của cậu bé không đạt yêu cầu, thì sẽ bị cha đánh đập, thậm chí còn bị dùng dao đe dọa hai lần. Lần này điểm thể dục của cậu bé chỉ được 18 điểm, khiến cho người cha vô cùng tức giận, ông ấy đã giơ tay cầm thanh kiếm samurai lên, định “dạy” cho con trai mình một bài học, nhưng lại vô tình đâm chết con trai mình.
Không đợi được xe cấp cứu, cậu bé mất máu quá nhiều và qua đời một cách đau buồn, chỉ để lại lời cuối cùng: “Cha ơi, con đang học hành chăm chỉ!”
Sau đó, người cha khóc lóc tiếc nuối: “Tôi không phải là kẻ ác độc. Tôi có tấm lòng nhân hậu nhất nhưng tôi đã làm điều tồi tệ nhất”.
Người cha đã gây ra một bi kịch không thể cứu vãn, sự giúp đỡ sai cách của người cha thực sự đã đẩy đứa trẻ xuống vực thẳm. Nếu trẻ học không tốt, điều cha mẹ nên làm không phải là đánh mắng mà hãy ngồi xuống, nói chuyện chân tình với trẻ và kiên nhẫn đồng hành cùng con mình trong học tập.
Bạn còn nhớ tài năng quốc gia Ngô Diệc Thư?
Năm 16 tuổi, cô tham gia “Hội nghị thơ Trung Quốc” và đoạt giải nhất với số lượng 2.000 bài thơ. Cô tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm 18 tuổi và được nhận vào Đại học Thanh Hoa với kết quả xuất sắc, được mệnh danh là “nữ tài quốc dân”.
Tuy nhiên, đối với một người tài năng như vậy, ai có thể ngờ rằng khi còn nhỏ cô ấy lại là một “học sinh hư”. Ngô Diệc Thư gặp khó khăn trong việc học, vì thế điểm số của cô luôn đứng cuối bảng và thường xuyên bị giáo viên chỉ trích.
Nhưng cha mẹ của cô ấy không hề la mắng hay ép buộc phải học mà thay vào đó, họ tinh tế tác động tích cực đến con mình.
Đặc biệt là người cha, sau khi hoàn thành công việc bận rộn hàng ngày, ông sẽ tắt điện thoại di động khi về nhà, để ông ấy tập trung học cùng con. Ngày qua ngày, được cha cùng đọc sách với mình, Ngô diệc Thư dần yêu thích việc đọc sách và trở thành nhà thơ tài năng như ngày nay.
Trong một gia đình, người cha là người cầm lái, có khả năng điều khiển hướng tàu và hướng dẫn con đi đúng đường. Các ông bố nên dành thời gian để tham gia đầy đủ vào sự phát triển của con mình, để có thể thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập của các con.
Đối với con bạn, món quà lớn nhất dành cho chúng chính là sự quan tâm trọn vẹn của cha mẹ.
Chuyên gia giáo dục gia đình Vương Thu Vân cho biết: “Sự giáo dục tốt của cha mẹ sẽ là hình dáng con họ sau 20 năm nữa. Nhưng nếu không biết phương pháp đúng, họ sẽ dẫn con mình vào con đường sai lầm”.
Đằng sau mỗi đứa trẻ xuất sắc đều có một bậc cha mẹ có tầm nhìn.
Hướng dẫn trẻ suy nghĩ độc lập và cho phép trẻ có khả năng khám phá bản thân, đó chính là bước đi vững chắc nhằm giúp cho con có thể bay một mình trong tương lai. Dạy bằng lời nói và việc làm tốt là sự giáo dục khôn ngoan nhất, vì nó có thể nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em và đồng hành cùng trẻ suốt những năm tháng dài của cuộc đời.
Tôi mong các bậc phụ huynh có thể nắm vững những phương pháp giáo dục đúng đắn, soi đường cho trẻ yêu việc học và hiểu được sự trưởng thành của con mình.
Á Hiên biên tập
Nguồn: Aboluowang