“Sáng tác” là một trong những môn mà học sinh tiểu học yêu thích nhất, nội dung bài viết của các em rất phong phú, thậm chí còn thú vị hơn bài viết của học sinh cấp 3, bài viết của các học sinh phụ thuộc vào tâm trạng của chúng chứ không liên quan gì đến giáo viên.
Ở một mức độ nào đó, học sinh tiểu học có rất nhiều trải nghiệm, nếu không thì các em đã không viết được nhiều bài hay như vậy, nhưng một số trải nghiệm lại “buồn cười” đến mức khó tin. Chúng ta hãy cùng xem bên dưới, để biết được các bé viết nên câu chuyện của chính mình như thế nào nhé.
Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh tiểu học viết văn theo nhiều cách: viết theo ngẫu hứng, hoặc theo chủ đề cho sẵn, như là viết về sự vất vả của cha mẹ mình nhưng điều đó đã làm cho cậu học sinh tiểu học vô cùng bối rối, bởi vì mẹ của học sinh này không chăm chỉ làm việc, hàng ngày chỉ biết đánh bài, học sinh tiểu học vô cùng bất lực, nói không nên lời.
Ngoài tính nghịch ngợm, ham chơi, học sinh tiểu học còn có một đặc điểm khác, đó là xem mâu thuẫn của cha mẹ không phải là vấn đề lớn, cậu ấy đã viết bài văn nói về cuộc cãi vã giữa bố mẹ vào bài luận của mình về “Bí mật” của mẹ
Học sinh tiểu học nhìn có vẻ bất cần nhưng bên trong lại rất mong manh cần sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ, trong khi phần lớn phụ huynh làm được thì một phụ huynh lại không.
Có một bài văn cậu học sinh viết rằng: Bố ơi, con đã muốn nói với bố điều này rất lâu rồi. Tối nay con sẽ mượn bài viết này để nói cho bố biết con đang nghĩ gì. Mỗi khi con làm xong bài tập và nhờ bố kiểm tra thì bố chỉ liếc nhìn rồi nói: “Được rồi, bố đang xem điện thoại”. Bố ơi! ngày nào bố cũng chơi điện thoại di động, dường như bố không thể sống thiếu điện thoại được. Bố nhìn nó vào buổi sáng, buổi tối, mỗi ngày, như thể nó là con của bố vậy.
Sau khi đọc đoạn văn trên tôi mong rằng từ nay các ông bố có thể bỏ điện thoại di động của mình xuống và dành nhiều thời gian hơn cho các con.
Học sinh tiểu học tuy chưa chưa được học hành nhiều nhưng năng khiếu văn chương rất tốt vì đã đọc rất nhiều sách ngoại khóa, khi viết văn chỉ cần các em chịu bỏ tâm huyết vào đó là có thể viết một bài miêu tả rất chất lượng.
Ví dụ về bạn học sinh này đang viết về người thầy của mình, với sự mô tả rất sinh động và ngây thơ.
Thầy ơi! thầy như một ngọn nến soi đường cho chúng con trong biển rộng. Thầy như ngọn cỏ, khiêm tốn và âm thầm cống hiến. Thầy như hoa mặt trời để từng hạt giống nảy mầm…Buồn cười hơn là trong một buổi thi, ngồi cùng bàn với con là bạn Tiểu Minh, Thầy đã tìm thấy tờ giấy dưới bàn và hỏi Tiểu Minh “Cái này là của em phải không?”. Bạn ấy trả lời: “Dạ không”. Thầy lại nói: “Đừng sợ, nói thật đi, nó là của em phải không?” Hiểu Minh từ trong túi lấy ra một tờ giấy và nói: “Thưa thầy, của em ở đây.”
Thông điệp của tác giả:
Học sinh tiểu học tưởng chừng là giai đoạn học hành dễ dàng, học sinh có thể vui chơi thoải mái, nhưng thực tế giai đoạn này rất quan trọng, cha mẹ và thầy cô cần cố gắng dạy dỗ, quan tâm các em nhiều hơn, thì chúng mới có thể học tốt và đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Phụ huynh cần giám sát kết quả học tập của các con và nắm được những suy nghĩ của chúng, đừng để mắc phải sai lầm như một số phụ huynh, suốt ngày chỉ biết chơi điện thoại và phớt lờ cảm xúc của con mình.
Với tư cách là một nhà giáo dục chuyên nghiệp, cô giáo hy vọng góp ý với các bậc phụ huynh, hãy giúp các em học sinh tiểu học trưởng thành thì những công lao của cha mẹ sẽ được đền đáp trong tương lai.
Á Hiên biên tập
Nguồn: Sohu