Thanh tâm quả dục là khởi nguồn của phú quý bình an
Thanh tâm là giữ để tâm trong sáng, không làm điều xấu, cố chấp, không quá lo tranh giành, đoạt lợi… Coi trọng tu tâm dưỡng tính, trau dồi đạo đức cao thượng, hành vi thanh nhã thuần khiết, tinh thần an ổn thì khí huyết điều hoà…
Để thanh tâm thì chúng ta phải quả dục, “dục” ở đây tức là lòng ham muốn. Con người ta ai cũng có rất nhiều ham muốn, có những điều ham muốn tốt đẹp, quý báu làm cho người ta có ý chí phấn đấu làm việc: muốn có cơm ăn, áo mặc đầy đủ, học hành đỗ đạt, làm việc thành công, mưu cầu hạnh phúc, làm lợi cho cộng đồng.
Người không mang theo tâm mà chế ngự vật chất thì không bị vật chất lôi cuốn, tức là đạo nhân. Người bị dục vọng chế ngự mà ham muốn vật chất thì là tục nhân – người phàm tục. Thanh tâm quả dục không phải là sống cuộc sống thiếu thốn về vật chất mà là giữ cho tâm thanh tịnh.
Người giác ngộ dù có tài sản hàng tỷ hay quyền uy vô hạn nhưng vẫn sống vô dục vô cầu, tùy kỳ tự nhiên. Tâm thanh tịnh không phải là trở ngại cho sự giàu có; người phàm tục thì dục vọng vô hạn, nhưng đa phần những người này lại không dư dật về tài sản, vậy thì người không có tài sản liệu có ít ham muốn hơn chăng?
Những lời đúc kết xa xưa còn lưu lại từ thời Tiền Tần “Thánh nhân không phải là những người làm quan trong triều, mà là những thầy bói, thầy thuốc trong dân gian”, hay những đạo luận thời nhà Tống “Đại ẩn sỹ ở trong triều, trung ẩn sỹ trong thành phố, tiểu ẩn sỹ ở trong núi” … đều là minh chứng cho điều này.
Trong xã hội phương đông và phương tây, dù ở giai tầng nào người thanh tâm quả dục cũng đều là những người giàu có, phú quý nhất, được nhiều người kính trọng và tín nhiệm nhất. Ngược lại, người ham muốn danh lợi mạnh mẽ và tâm hiển thị mãnh liệt chính là nguyên nhân gây loạn bậy trong xã hội. Người giữ tâm thanh tịnh mới có thể tập trung làm nghiên cứu, những nhà khoa học, nhà phát minh chân chính và những người có học vấn cao đều là những người thanh tâm quả dục.
Trong xã hội ngày nay, những kẻ kiến thức nửa vời đến đâu cũng hô hào lý lẽ sai lầm rằng thanh tâm quả dục nghĩa là sống khốn khó, cùng quẫn. Đó mới là những kẻ ngu muội, vô tri, dùng miệng lưỡi giảo hoạt mà bôi nhọ chính tín, vô hình chung đã gây ra biết bao tội nghiệp, thiên tai nhân họa cũng theo đó mà xuất hiện.
Nhà khoa học lớn Albert Einstein bị người thời đó coi là thiên tài ngu ngốc, kỳ thực là vì ông không để ý lắm đến chuyện thế sự, không quan tâm lắm đến những việc tầm thường. Ông không có thời gian để tâm vào những sự việc đó mà luôn giữ thanh tâm quả dục, cho nên ông mới bị coi là ngốc nghếch.
Nhạc sỹ nổi tiếng Beethoven nếu không trở thành người điếc thì cũng sẽ không có được thành tựu âm nhạc lớn như vậy. Người nhạc sỹ phải ở trong xã hội thực tế mà khổ luyện, sau khi đi nhiều nghe nhiều, tích lũy thành công, cuối cùng Beethoven lại trở thành người điếc. Nhờ vậy, ông có thể giữ được khả năng quan sát nhạy cảm, không bị can nhiễu bởi những chuyện thị phi nơi thế tục, điều đó giúp ông có thể sáng tác nên những tác phẩm bất hủ, đạt chuẩn mực siêu phàm, thoát tục.
Các nhà văn, nghệ sỹ trước tiên phải nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm trí, thành tựu về mặt tinh thần mới có thể sáng tác được những tác phẩm ở cảnh giới cao. Họ cũng cần tách khỏi thế gian, giữ khoảng cách với thế giới trần tục mới có thể làm nên thành tựu. Do vậy cũng cần có hoàn cảnh để đạt được thanh tâm quả dục.
Những người không tranh với đời thường là những người đại trí giả ngu, Tào Tuyết Cần vì không theo trào lưu thế tục mà bị người ta cho là nghèo khó, chán nản, đây là đạo lý muôn thuở.
Thanh tâm quả dục là căn bản để đạt những thành tựu trong văn học nghệ thuật, võ thuật, kinh doanh, chính trị, đây cũng là con đường của mọi chính đạo. Hai chữ “giác ngộ” cũng từ đó mà ra.
Thanh tâm quả dục chính là đạo dưỡng sinh. Người nghèo nhờ thanh tâm quả dục mà an khang, đức dày; người phú quý nhờ thanh tâm quả dục mà bình an, hưởng thọ lâu dài, rạng rỡ tổ tông, vinh danh hậu thế. Thanh tâm quả dục trong từng suy nghĩ, ngôn hành giúp đạt được thân tâm khỏe mạnh, đây là khởi nguồn của chính đạo.
Từ Thanh – Nguồn Zhengjian