Tổ tiên luôn giữ lòng mình trong sạch, không lừa dối tích tụ âm đức để làm lợi cho con cháu, hoặc được thần linh âm thầm giúp đỡ. Có một bài thơ trong tiểu thuyết cổ điển “Tây Du Ký” nói rằng: “tận lực làm điều thiện, trời cao khắc có an bài”.
“Nhân gian tư ngữ, thiên văn nhược lôi”, có nghĩa là lời nói thì thầm tại nhân gian, thì các vị thần trên trời nghe như tiếng sấm.
Trong nhân gian truyền lại không ít những câu chuyện, kể về những người lương thiện kiên quyết thủ đức không chịu làm điều sai trái, đều được thần linh âm thầm ghi lại một cách lặng lẽ.
Ngay cả hàng trăm năm sau, các vị thần cũng sẽ truyền lại cho thế gian theo những cách khác nhau, thúc đẩy đạo đức, thuần hóa dân phong.
“Không thể được” trúng trạng nguyên
Minh triều trạng nguyên Triệu Bỉnh Trung (1573-1626), cha là Triệu Hi, nhậm chức phó huyện lệnh
Trong thời Minh Thần Tông có một vị chỉ huy sứ bị người ta hãm hại, bỏ tù, cha của Triệu Bỉnh Trung, Triệu Hi đã cố gắng hết sức để giải oan và cứu ông ta ra khỏi nhà ngục.
Viên quan chỉ huy sứ rất cảm kích trước lòng tốt của Triệu Hi, nhưng không biết cách gì báo đáp được, nên muốn gả con gái cho Triệu Hi làm vợ lẽ;
Triệu Hi liên tục từ chối nói: “Không thể được!”
Chỉ huy sứ bắt triệu hi phải nhận, nhưng Triệu Hi kiên quyết từ chối, nhất quyết không chịu nạp thiếp.
Vào năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu của triều đại nhà Minh (1598, năm Mậu Tuất), Triệu Bỉnh Trung, con trai của Triệu Hi, đã ngồi kiệu để tham gia kì thi đình;
Trên hành trình đã có người đỡ kiệu của anh ta và nói: “không thể được” trúng trạng nguyên, liên tiếp nói không ngừng. Kết quả của kỳ thi, Triệu Bỉnh Trung đã trở thành trạng nguyên của năm Vạn Lịch Mậu Tuất.
Sau khi Triệu Bỉnh Trung trở về quê hương, anh đã kể cho cha nghe về giai thoại trên đường đi. Cha của anh xúc động nói: “Chuyện này đã xảy ra cách đây 20 năm, và ta chưa bao giờ nói với ai khác. Không biết là vị thần nào đã nói với con”.
Có rất nhiều câu chuyện như vậy, dân gian truyền lại rất nhiều. Ví dụ câu chuyện “Tào Nãi bất khả” của đại học sĩ cấp cao nhất thời Minh Anh Tông.
Trong thời kì Minh Vũ Tông Chánh Đức, trạng nguyên Đường Cao thuyết có nói “sửa cửa sổ giấy rách còn dễ, chứ hư hỏng âm đức thì thật khó”.
Trong một số ghi chép, sau khi những giai thoại của các bậc tiền bối trong dòng họ đều được thần linh ghi lại, thậm chí sau cả trăm năm chúng vẫn còn được truyền lại cho hâu thế
Lòng người dễ dàng bị lừa dối nhưng luật trời thì khó mà che đậy
Vào thời nhà Thanh , tiên sinh Văn Điền ở tỉnh Hồ Châu (1758-1827), tên chữ là Thu Nông, hiệu Mai Y, cùng với Lương Vận Xương (hiệu Tự Mạn Vân) năm Kỷ Vị cũng chính là năm Gia Khánh thứ 4 đồng bảng tiến sĩ.
Vào một ngày Tết nguyên đán, một vị đồng hương của Văn Điền có một giấc mơ kì lạ, trong giấc mơ, anh ta đến một tòa quan phủ, và đột nhiên nghe thấy một âm thanh lớn:“Danh sách trạng nguyên đã có rồi!”.
Lúc này, cổng son đột nhiên mở toang, hai vị quan mặc áo đỏ bước ra cầm hai lá cờ vàng, mỗi lá cờ có thêu bốn ký tự ở cuối lá cờ, một câu là “nhân tâm dịch muội”, một câu là “thiên lý nan khi” tạm dịch là lòng người dễ dàng bị lừa dối nhưng luật trời thì khó mà che đậy.
Khi ông ta tỉnh dậy, ông cũng không biết ý nghĩa của giấc mơ là gì. Sau khi danh sách được công bố, mọi người mới biết Diêu Văn Điền có tên trên bảng vàng mà còn là ở vị trí thứ nhất.
Có người đã đem giấc mơ lúc trước nói với Văn Điền. Diêu quân cẩn thận suy nghĩ hồi lâu và đột nhiên nhớ ra: “Đây là lời mà Cao tổ của tôi đã nói trước kia.
Nguyên lai là Cao tổ của Diêu Văn Điền lúc trước khi đang nhậm chức đề hình, có 2 người bị người ta oán hận hãm hại, nhằm vu vào tội tử hình. Cao tổ của Diêu Gia đã thẩm vấn vụ này, biết rõ hai người họ bị oan nên đã chuẩn bị thả họ ra.
Lúc này người oán hận kia đã dâng lên 2.000 lạng bạc và muốn Diêu gia kết án tử hình hai người kia. Diêu Gia cao tổ đã nói một câu rằng lòng người dễ bị lừa nhưng luật trời thì khó, để có được bạc mà bẻ cong sự thật giết oan người vô tôi thì thiên lý không thể dung tha và kiên quyết cự tuyệt.
Trong giấc mơ của vị tiên sinh kia đã viết lên hai câu này lên đuôi của hai lá cờ vàng do sứ giả áo đỏ cầm trên tay, chính là của Cao tổ của Diêu gia ngày xưa “nhân tâm dịch muội, thiên lý nan khi”.
Lời nói này đã được ông trời ghi lại, trăm năm sau lại ban thưởng cho con cháu, khiến họ trở thành đại học sỹ đứng đầu bảng vàng. Vào năm gia khánh thứ 4, Văn điền trở thành đệ nhất tiến sĩ tức là trạng nguyên.
Vào năm Đạo Quang thứ 7(1827) Văn Điền trở thành Lễ bộ thượng thư, sau này triều đình phong hiệu “Văn Hi”.
Phần kết:
Trong những câu chuyện ngắn này, vì tổ tiên giữ lòng mình, không lừa dối, tích đức khiến cho con cháu được hưởng phúc báo, hoặc gặp được thần linh giúp đỡ.
Có một câu thơ trong tiểu thuyết cổ điển “Tây Du Ký” nói rằng: “tận sức làm việc thiện, ông trời ắt có an bài”
Trách nhiệm của chúng tôi là lan tỏa vẻ đẹp của nền văn hóa truyền thống đã thất truyền thông qua những câu chuyện, bài học nhân sinh hay những nhân vật cổ xưa. Kính chúc quý độc giả sẽ sớm tìm thấy câu trả lời mình đang tìm kiếm.
Biên dịch Minh Thư
Theo Đỗ Nhược – Aboluowang