Lịch sử

Lúc chưa lên ngôi tư thông với vợ lẽ của cha, khi lên ngôi cướp vợ chưa cưới của con, tạo tiếng xấu ngàn đời

Vệ Tuyên Công là vị vua thứ 15 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu thời Đông Chu. Ông mang tiếng xấu là kẻ hoang dâm vô đạo, lúc chưa lên ngôi đã tư thông với vợ lẽ của cha (mẹ kế) là Di Khương, sau khi lên ngôi thì lại cướp vợ chưa cưới của con trai. Cuối cùng tạo ra tiếng xấu loạn luân 3 đời của nước Vệ.

Vệ Tuyên Công vốn là kẻ ham dâm dục, lúc chưa lên ngôi đã tư thông với vợ lẻ của cha là nàng Di Khương sinh được một trai, tên Cấp Tử.

Sau khi lên ngôi lại phong cho Cấp tử làm Thái tử, giao cho Công tử Chức trông nom.

Khi Cấp Tử lên mười sáu tuổi, Vệ Tuyên Công cho người sang hỏi con gái của Tề Hi Công về làm vợ cho Cấp Tử. Nhưng ông nghe nói con gái của Tề Hầu nhan sắc tuyệt trần, hoa nhường nguyệt thẹn, Vệ Tuyên Công nổi tâm háo sắc, muốn cướp vợ chưa cưới của con thành vợ của mình.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Tuy nhiên đã trót lỡ cưới người đẹp cho con trai mình, còn biết nói năng làm sao, bèn nghĩ ra một kế.

Vệ Tuyên Công cất một cái đài thật đẹp nơi mé sông Tân kỳ, đặt tên là Tân đài rồi sai Cấp Tử làm sứ giả sang nước Tống để có cơ hội đoạt vợ của con.

Cấp tử ra đi chưa bao lâu, Vệ Tuyên Công sai người qua Tề rước nàng Khương thị về Tân đài. Rồi từ đó ăn ở với Khương thị, coi như vợ mình.

Cấp Tử đi sứ về vào yết kiến Vệ Tuyên Công khiến Cấp Tử đến Tân đài ra mắt Khương thị, và gọi Khương thị bằng kế mẫu.

Cấp Tử vốn là con hiếu thảo, dù hành động Vệ Tuyên Công có bỉ ổi, Cấp Tử cũng không lấy thế mà oán trách cha.

Tề Tuyên Công trên màn hình
Vệ Tuyên Công trên màn hình

Từ ngày lấy được Khương thị, Vệ Tuyên Công say mê sắc dục, đêm ngày ở mãi nơi Tân đài không ngó ngàn đến nàng Di Khương nữa. Cách ba năm sau, Khương thị sinh được hai trai là Công tử Thọ và Sóc.

Nàng Di Khương bị thất sủng, Vệ Tuyên Công cũng không còn thương Cấp Tử nữa. Bao nhiêu sự say sưa đối với Di Khương đổ dồn về Khương thị thì bao nhiêu tình thương đối với Cấp Tử cũng đổ dồn về Thọ và Sóc hết.

Vệ Tuyên Công quyết định sau này truyền ngôi cho Công tử Thọ.

Thọ và Sóc tuy anh em ruột, nhưng tâm tính rất khác nhau. Thọ thì tính hiền hậu, nhân từ, thương yêu Cấp Tử như người anh ruột, còn Sóc thì độc ác, hiểm hóc, chẳng những ghét Cấp Tử mà còn ghét cả Thọ nữa. Sóc muốn chiếm ngôi của Thọ sau này, nên định ý trước tiên hại cho được Cấp Tử rồi sau mới lập mưu hại Thọ.

Một hôm, Sóc nói với mẹ :

Nay tuy thân phụ rất thương yêu mẹ con ta, song Cấp Tử là anh, chúng con là em, sau này Cấp Tử thế nào cũng được nối ngôi. Hơn nữa, vì mẹ mà Di Khương bị vua bạc đãi nếu sau nầy Di Khương được lên làm Quốc mẫu, thì mẹ con ta không tránh khỏi tai vạ.

Nàng Khương thị tâm trạng trước kia khác, bây giờ khác. Trước kia nàng đến nước Vệ hy vọng làm vợ của Cấp Tử, nên muốn mua chuộc lòng Vệ Tuyên Công để sau này truyền ngôi lại cho Cấp Tử mà vợ chồng vui hưởng phú quý.

Bây giờ thì đã có hai con với Vệ Tuyên Công, hy vọng ấy đâu còn nữa, nên bàn mưu với Sóc để hại Cấp Tử. Vì vậy thỉnh thoảng có những lời dèm pha, xoi bói.

Ngày kia, nhằm ngày sinh nhật của Cấp Tử, Công tử Thọ làm tiệc rượu chúc mừng, có Công tử Sóc dự.

Trong bữa tiệc Công tử Thọ chuyện trò rất thân mật. Sóc tỏ ý khó chịu, thoái thác lui về , trong lòng rất căm phẩn.

Về đến cung, Sóc làm bộ khóc lóc, nói với mẹ :

Con vì lòng tốt mà dự tiệc với Cấp Tử, thế mà Cấp Tử lúc say rượu lại giở trò đùa, gọi con bằng con và nói: Mẹ của mày tức là vợ của ta, mày phải gọi ta bằng cha mới phải.

Con rất lấy làm xấu hổ, xin mẹ xét nghĩ.

Khương thị tin là thực, chờ Vệ Tuyên Cung vào cung, khóc lóc thuật lại mọi điều, lại nói thêm rằng :

Cấp Tử cố tình muốn làm nhục thiếp nên đã có lúc nói nhiều câu lỗ mãng.

Khương thị sụt sùi nói:

– Thiếp được nghe nó nói rằng : Mẹ ta là Di Khương vợ của ông nội ta, mà phụ thân ta còn lấy làm vợ được thay, huống hồ Khương thị là vợ của ta mà ta không lấy được sao! Nay ta chỉ cho phụ thân ta mượn đỡ mà thôi. Ngày nào đó ta sẽ lấy lại, và lấy luôn cả ngôi nước Vệ nữa.

Vệ Tuyên Công nghe nói cả giận, kêu Công tử Thọ vào hỏi.

Công tử Thọ nói :

Tâu phụ thân, Cấp Tử là người con chí hiếu, chẳng bao giờ lại có những lời nói lỗ mãng như thế đâu.

Vệ Tuyên Công không biết phải phân xử lẽ nào, bèn đòi Di Khương đến trách mắng đủ điều. Di Khương đau đớn, không chịu nổi, thắt cổ tự vẫn.

Cấp Tử quá thương mẹ, nhưng không dám nói ra, chỉ ôm bụng khóc thầm.

Giết được Di Khương, mẹ con Sóc vẫn chưa thôi, ngày đêm ép buộc Vệ Tuyên Công phải làm cách nào giết cho được Cấp Tử mới nghe.

Vệ Tuyên Công nói :

Cấp Tử không có tội chi, nếu đem giết đi thiên hạ sẽ chê cười.

Khương thị nói :

Di Khương thác oan, thế nào Cấp Tử cũng vì mẹ mà trả thù, nếu Chúa công không giết Cấp Tử, mẹ con tôi không làm sao ở trong cung nầy được.

Vệ Tuyên Công cực chẳng đã phải nghe theo, tìm cách giết Cấp Tử cho ổn thỏa để che mắt thiên hạ. Gặp lúc Tề Hi Công cho người sang mượn quân nước Vệ.

Vệ Tuyên Công mới bày mưu với Công tử Sóc sai Cấp Tử cầm cờ tiết trắng đi sứ nước Tề, rồi cho võ sĩ phục giữa đường mà giết.

Công tử Sóc được kế rất mừng, triệu tập bọn côn đồ, dặn đến núp nơi chỗ đường thủy giáp liền với đường bộ. Hễ thấy có người cầm cây cờ trắng đi ngang qua là nhảy ra giết lập tức.

Có nhan sắc, nhưng không có đức, sẽ khiến gia đình tan nát, quốc gia bại vong
Có nhan sắc, nhưng không có đức, sẽ khiến gia đình tan nát, quốc gia bại vong

Sắp đặt xong Công tử Sóc trở về cung thuật lại với mẹ hay. Khương thị mừng rỡ vô cùng. Công tử Thọ thấy mẹ mình mặt mày hớn hở, sinh nghi, dò hỏi sự tình .

Khương thị ngỡ là Thọ cũng đã biết việc ấy nên không hề giầu diếm gì cả, nói rõ sự việc.

Công tử Thọ thất kinh, nhưng biết rằng âm mưu đã định sẵn dù can gián cũng chẳng ích chi, bèn lén qua nói với Cấp Tử.

Cấp Tử đáp :

– Ðạo làm con, nếu không nghe lời cha mẹ đâu còn là hiếu thảo. Vả lại, nếu Phụ vương đã có ý muốn ta chết thì dẫu có sống cũng chẳng ích chi .

Nói xong, sửa soạn hành trang, từ biệt Công tử Thọ, xuống thuyền đi theo đường thủy.

Công tử Thọ khuyên can đến bực nào Cấp Tử cũng không nghe. Công tử Thọ đứng nhìn theo, đôi dòng lệ không vơi, nghĩ thầm

Anh ta quả là một người hiếu hữu, nếu để anh ta chết sau này mặt mũi nào mà ta nối ngôi. Vả lại trong hoàn cảnh này chỉ có cái chết của ta, may ra mới đánh thức được lòng thương xót của cha mẹ ta, đem lại một gia đình thảo thuận được.

Nghĩ rồi liền dọn một chiếc thuyền, đem đũ vật thực gọi vài tên tùy tùng bảo chèo theo cho kịp thuyền của Cấp Tử để cùng dự tiệc rượu tiễn biệt. Chẳng bao lâu hai thuyền gặp nhau, Công tử Thọ gọi Cấp Tư sang thuyền mình nói:

Anh đi đường xa, em muôn dâng cho anh một chén rượu tiễn hành, để tỏ tình mong nhớ.

Nói rồi rót một chén rượu đầy dâng cho Cấp Tử.

Nhưng vừa lòng chén chưa kịp nói thì nước mắt đã tuôn tràn, chảy vào ly rượu .

Cấp Tử vội vã bưng chén rượu uống một hơi cạn chén. Công tử Thọ sụt sùi nói:

Em khóc làm cho nước mắt nhỏ vào rượu thực là vô lễ.

Cấp Tử nói:

– Anh chỉ muốn uống những giọt nước mắt ấy để được giữ mãi vào lòng tấm thâm tình của em.

Thọ rót thêm một chén nữa trao cho Cấp Tử .

Hai anh em vừa uống, vừa khóc.

Nước mắt càng hòa với rượu bao nhiêu thì rượu càng nồng bấy nhiêu. Công tử Thọ cốt phục rượu cho Cấp Tử thực say , nên một lúc sau Cấp tử say mèm nằm vật xuống khoan thuyền ngủ thiếp.

Công tử Thọ ôm anh khóc một lúc lâu, rồi bảo bọn thủ hạ :

Lệnh vua phải đi gấp mà anh ta say nên trể nải vậy ta phải đi thế mới được.

Nói rồi cầm cây cờ trắng cắm lên mũi thuyền mình, và viết một bức thư, dặn tên quân hầu lúc nào Cấp-Tử tỉnh dậy sẽ đưa.

Nói rồi Công tử Thọ cứ thẳng đường cho thuyền đến Sằng Giả. Vừa đến nơi, bọn côn đồ thấy có ngọn cờ trắng, kéo nhau chạy ào ra bắt, chém đầu Công tử Thọ, bỏ vào một cái hộp rồi đoạt lấy cờ tiết mang về.

Còn Cấp Tử khi tỉnh rượu, mở mắt ra không thấy Thọ đâu, lại nhận được bức thư, trong lòng hoảng hốt. Mở thư ra xem, trong thư chỉ thấy một hàng chữ như sau: “Em đi thay anh, anh tìm nơi lánh nạn.

Cấp Tử khóc oà, vội vã bảo bọn tùy tùng đuổi theo, một lúc sau thấy đằng xa có chiếc thuyền, chàng mừng thầm tưởng rằng đã gặp được em, ai ngờ đó là chiếc thuyền của bọn côn đồ đang mang thủ cấp của công tử Thọ.

Cấp Từ òa khóc nói và nói mình là Cấp Tử, bọn côn đồ đã biết mình giết nhầm lên bàn nhau giết luôn Cấp Tử.

Sau người nước Vệ có làm thơ vịnh hai anh em Cấp Tử và Thọ rằng :

Hai chiếc đầu rơi, một mối tình.

Hồn oan ôm hận khóc xuân xanh.

Lòng cha ví có không thương xót.

Thà chết cho tròn nghĩa đệ huynh.

Sau này Vệ Tuyên Công biết chuyện vô cùng đau buồn, một thời gian sau lâm bệnh rồi chết. Một người con của ông sau này cũng học theo thói loạn luân vô đạo của ông mà lấy Khương thị làm vợ. Tạo ra tiếng xấu loạn luân 3 đời của nước Vệ.

Nguyệt Hòa
Theo tác phẩm Đông Chu liệt quốc

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *