Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta có thể thấy y học được cho là rất phát triển, nhà thuốc mọc lên khắp nơi, các loại thuốc bán tràn lan, từ thuốc bệnh cho đến thực phẩm chức năng,.v.v.được quảng cáo là có thể chữa bách bệnh.
Chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp trong nhà sách thượng vàng hạ cám các loại sách về y học, từ chuyên môn cho đến những sách chữa bệnh chuyên sâu. Hơn thế nữa về phương pháp chữa bệnh thì nhiều vô kể, mỗi người khi đi bệnh viện về không cần biết bệnh tình cụ thể thế nào nhưng ai cũng được phát cho một vốc thuốc hoặc một đơn thuốc dài ngoằng để tự đi mua.
Có thể nói việc sử dụng thuốc bây giờ là vô tội vạ, đặc biệt các triệu chứng bệnh nhẹ như ho, sổ mũi,…cũng được kê kháng sinh nặng để chữa bệnh, khiến cho bệnh tình dường như không được chữa dứt điểm, thường xuyên tái phát…thậm chí người ta còn tự kê đơn, tự ra hiệu thuốc mua thuốc một cách dễ dàng vậy.
Thế nhưng trong y học cổ đại thì sao, các thầy thuốc dựa vào bắt mạch kê đơn để chữa bệnh, có thể nói rằng thuốc vào là bệnh hết, thậm chí chỉ bắt mạch cũng biết được người này có khối u ở chỗ nào, tắc ở chỗ kia ví dụ như Hoa Đà chỉ bắt mạch cũng biết được Tào Tháo có khối u trong não, cần phải phẫu thuật cắt bỏ.
Nhưng vì sao những kĩ thuật chuẩn đoán thần kì này lại đều bị xem là mê tín hoặc là thần thoại, không tin tưởng, không được lưu truyền rộng rãi?
Bởi vì các thần y ngày xưa rất ít khi viết sách để lưu truyền lại kĩ thuật của họ, đặc biệt truyền nghề lại cho người khác cũng lựa chọn những đệ tử thật tốt mới truyền lại, phương pháp phần lớn là khẩu truyển tâm thụ, nếu không gặp được đệ tử tốt thì thà để thất truyền.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một chút về quan điểm y học của thần y Hứa Duệ Tông.
Rất nhiều người cho rằng một số danh y nên viết sách, quả thật đã có rất nhiều người viết thư tịch truyền lại cho đời sau. Thế nhưng danh y Hứa Duệ Tông mặc dù y thuật cao siêu nhưng ông lại không muốn viết sách. Nguyên nhân không phải vì ông tự tư, ích kỷ.
Theo sách cổ “Đàm Tân Lục” ghi lại: Danh y Hứa Duệ Tông y thuật cao siêu, giống như thần tiên. Có người nói với ông: “Vì sao ông không viết thành sách lưu lại cho hậu thế?”.
Hứa Duệ Tông nói: “Y thuật chính là ‘ý’, nó được quyết định bởi suy nghĩ của con người, còn mạch lại vô cùng ảo diệu, rất khó phân biệt, chỉ có thể dùng tâm ý lĩnh hội, không thể nói ra được bằng lời.
Những danh y tự cổ đến nay đều không giống với người khác, sự khác biệt duy nhất chính là chẩn mạch. Đầu tiên xem chuẩn xác mạch tượng, sau đó mới chẩn đoán bệnh tình, dùng thuốc trị bệnh. Nếu như chẩn đoán chuẩn xác, chỉ cần dùng một vị thuốc liền có thể trực tiếp công vào bệnh kia, bệnh có thể lập tức khỏi.
Phân biệt không chuẩn xác mạch tượng, không hiểu nguyên nhân bệnh, dựa vào suy đoán chủ quan của bản thân mà chẩn đoán, thì phải bỏ vào thêm mấy vị thuốc. Điều này giống như đi săn, không biết con thỏ ở đâu, rất nhiều người ngựa đi kiếm, vây quét diện rộng, hy vọng biết đâu có người ngẫu nhiên gặp được.
Dùng phương pháp này trị bệnh, chẳng phải là quá thô sơ hay sao? Sự ảo diệu của mạch không thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt, cho nên không thể viết thành sách”.
Điều mà Hứa Duệ Tông nói xác thực là vậy, không chỉ y thuật, rất nhiều loại kỹ thuật kỹ nghệ đều như vậy, quả thật là “chỉ có thể ý hội không thể ngôn truyền”.
Minh Thư biên dịch
Theo Trương Tín Yến – ntdtv