Tần Thúc Bảo cùng họ Uất Trì kính đức, hai vị tướng của nhà Đường, là những vị thần giữ cửa nổi tiếng. Tại sao họ lại được mệnh danh là thần giữ cửa? Điều này xuất phát từ câu chuyện “Ngụy Trưng trảm Long Vương”. Trong giấc mơ Long Vương báo mộng cho Đường Thái Tông yêu cầu Ngụy Trưng không được tra vấn và chém Long Vương.
Trên trang Chanhkien.net có giảng thuật về việc tin tức từ không gian khác được truyền đi bằng cách báo mộng: Kinh Hà Long Vương đánh cược với một vị thuật sĩ thành trường An, làm trái ý trời, mà làm mưa lớn ngập khắp thành Trường An, xúc phạm tới luật trời, Ngọc Hoàng ra lệnh trảm Long Vương.
Long Vương cầu cứu thuật sĩ, ông ta chỉ cho Long Vương biết viên quan xử trảm Long Vương là Ngụy Trưng, nên Long vương báo mộng nhờ Đường Thái Tông ngăn Ngụy Trưng hành quyết.
Cùng ngày Long Vương báo mộng, Đường Thái Tông truyền Ngụy Trưng vào cung đánh cờ. Gần trưa, Ngụy Trưng đột nhiên buồn ngủ, Thái Tông cho rằng chỉ cần Ngụy Trưng không rời khỏi cung, Long Vương sẽ được an toàn và được cứu, nên để Ngụy Trưng dựa vào bàn cờ mà chợp mắt. Không ngờ trong lúc ngủ trưa, Ngụy Trưng đã hoàn thành nhiệm vụ trảm đầu Long Vương.
Long Vương bị chặt đầu, đổ lỗi cho Đường Thái Tông đã thất tín, phụ lòng tin của ông ta, và đòi mạng Đường Thái Tông trong giấc mơ. Không ngờ quả thật sau đó Đường Thái Tông bị bệnh liệt giường, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sau đó Ngụy Trưng biết chuyện ra lệnh cho các tướng Tần Thúc Bảo cùng Uất Trì Kính Đức canh giữ bên ngoài cổng cung điện, hồn ma của Long Vương không dám quay lại, nên Thái Tông dần dần bình phục.
Về sau, chân dung của hai vị được dán lên cổng cung điện để răn đe, đây là nguồn gốc của việc hai vị tướng quân trở thành thần hộ mệnh của hoàng cung và nhân dân.
Long Vương thuộc về thần ở thiên giới, và Đường Thái Tông là hoàng đế của thế giới con người, sống trong thời gian và không gian khác nhau.
Tại sao các vị thần trên trời lại có thể báo mộng cho người trong thiên hạ? Báo mộng thông qua phương thức gì? Nó xảy ra như thế nào? Ý nghĩa của giấc mơ là gì?
Con người có những yếu tố sống “vô hình” và tồn tại ở các “không gian khác”
Sinh mệnh của con người rất phức tạp, với rất nhiều những yếu tố sinh mệnh mang những nội hàm khác nhau. Trong cuốn thánh kinh y học cổ truyền Trung Quốc “Hoàng Đế Nội Kinh” nói rằng con người được tạo ra bởi “trời đất hợp khí mà thành”, trời thuộc về “vô hình”, và đất thuộc về “hữu hình”, vì vậy cuộc sống của con người bao gồm hai phần: “nguyên tố của trời” vô hình và các nguyên tố “hữu hình” của đất”.
Hơn nữa, con người không chỉ có một cơ thể “hữu hình” mà còn chứa đựng nhiều thành phần sự sống “vô hình”, do đó, con người đồng thời sống trong thế giới “hữu hình” của con người và thế giới “phi vật thể” khác.
Ngoài ra, y học cổ đại cũng cho rằng ngũ tạng (tim, phổi, lá lách, thận) không chỉ có thể tích trữ tinh hoa (các loại chất cần thiết), mà còn có thể lưu trữ thần (thần, hồn, phách, ý, chí). Trong số đó, vị thần đứng đầu cai quản, điều hành các thần ngũ tạng, được đặc biệt gọi là “Nguyên thần” tạm hiểu điều này thuộc về sinh mệnh nguyên thủy, ban đầu.
Trên thực tế, cuộc sống của con người không chỉ có thần, hồn, phách, ý , chí “phi vật thể” mà còn có nhiều thành phần sống “phi vật thể” khác. Cơ thể “hữu hình” của con người được cấu tạo bởi các phân tử, trong khi “nguyên thần” được cấu tạo bởi những loại hạt nhỏ nhất.
Không gian giữa các phân tử và các hạt “nguyên thần” có nhiều lớp hạt, và mỗi lớp hạt lại tạo thành các chiều không gian riêng của nó, gọi là “chiều không gian khác”. Trong mỗi chiều không gian, lại có một tầng không gian lạp tử cấu thành nên thành phần sinh mệnh con người.
Trong số các thành phần “vô hình” của cuộc sống, “Nguyên thần” là quan trọng nhất
“Nguyên thần”, người ta hay gọi gọi là linh hồn, có nguồn gốc đến từ vương quốc thiên đàng (các nguyên tố của trời). Nó bao gồm các hạt nhỏ nhất và có năng lượng mạnh nhất. Nó có thể hạn chế các yếu tố sự sống của các không gian khác, vì vậy nó thật sự làm chủ của con người.
Khi một người tỉnh táo, “nguyên thần” phát ra ý thức, đưa ra các mệnh lệnh thông qua đại não, đại não phát ra mệnh lệnh khống chế thân thể, hợp nhất các hành vi, sinh hoạt khác nhau tại không gian “hữu hình”.
“Giấc mơ” là sự thể hiện cuộc sống của con người ở một không gian khác
Đời người gồm có hai phần: đời thực và đời mộng.
Trong cuộc sống thực, nó diễn ra trong thế giới hữu hình của con người, Nguyên thần và thể xác là những người tham gia chính. Nguyên thần khống chế tư duy phát sinh ra các chủng hành vi hoạt động. Tất nhiên, Nguyên thần cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh mệnh ở không gian khác vào lúc này.
Giấc mơ trong cuộc sống nó diễn ra ở một không gian vô hình khác, và các yếu tố vô hình là người tham gia chính.
Các thành phần yếu tố sinh mệnh thuộc không gian tương ứng khác nhau tự chúng sẽ có các hành vi sinh hoạt tại không gian đó. Lúc này thân thể người ta đang ở vào trạng thái nghỉ ngơi, nhưng chưa hoàn toàn dừng lại, thông tin hoạt động của các thành phần sự sống ở các không gian khác sẽ được phản ánh vào vỏ não mà y học hiện đại gọi là giấc mộng.
“Mộng” là sự truyền tải thông điệp trong một không gian khác
Trong giấc ngủ, các yếu tố sự sống trong mỗi chiều không gian có hành vi riêng của chúng;
Tuy nhiên, hoạt động của “Nguyên thần” là quan trọng nhất, bởi vì “Nguyên thần” là chủ nhân thực sự của con người. Trí nhớ của con người chủ yếu tồn tại dưới dạng năng lượng trong “Nguyên thần”.
Những giấc mơ mà chúng ta có thể nhớ rõ ràng, đó là hoạt động của “Nguyên thần”, và những giấc mơ mà chúng ta không thể nhớ rõ ràng và mơ hồ là biểu hiện của các hoạt động của các thành phần sinh mệnh khác không phải Nguyên thần.
Trạng thái giấc mơ “báo mộng” rất rõ ràng, nó là một thông điệp được gửi bởi các dạng sống khác (các vị thần hoặc vong linh) ở các không gian khác tới nguyên thần của con người.
Có nghĩa là, khi mơ nguyên thần có thể xuất hiện ở một không gian khác nào đó trong giấc ngủ của một người, và các sinh mệnh ở không gian khác truyền thông tin quan trọng đến các Nguyên thần của con người; việc truyền tải thông tin đó khá rõ ràng và có ý nghĩa rất quan trọng.
Lai Ti Mã trước khi chuyển sinh báo mộng cho Vu phu nhân
Có một câu chuyện về sự luân hồi trong “Thu Đăng tùng ngoại” do Đới Duyên Niên viết vào thời nhà Thanh.
Trong thời trị vì của Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh, có một vị Tư Mã họ Lai ở quận Sơn Đông (“Tư Mã” là một chức vụ chính thức). Ông là người gốc Chiết Giang, và ông nhậm chức ở xa nhà.
Lai Tư Mã không tôn trọng Phật giáo và thường sử dụng quyền lực của mình để ngăn cản việc xây dựng các tu viện. Không lâu sau khi Lai Tư Mã nhậm chức, ông đã bị thủ hạ của mình là Tôn Tú giết chết, và bốn ngón tay của bàn tay phải bị chặt.
Vào đêm Lai Tư Mã bị giết, vợ ông đã nằm mơ.
Trong giấc mơ, chồng cô bê bết máu và từ biệt cô. Lai Tư Mã nói với vợ: “Hôm nay tôi sẽ đầu thai vào một gia đình nọ ở một ngôi làng ở phía tây huyện Lai, trên đường về nhà sau đám tang, nàng sẽ gặp tôi. Ở đó có một hài tử khuyết ngón tay chính là tôi”. Bà Lai choàng tỉnh dậy sau giấc mơ, bà nghĩ rằng chồng mình có thể đã gặp bất trắc rồi.
Vài ngày sau, có người từ quận Lai đến báo tin, và người phụ nữ biết rằng giấc mơ đêm hôm đó là có thật. Cô hộ tống linh cữu của chồng về Chiết Giang an táng, trên đường đi gặp mưa to, cô tìm một gia đình trú mưa, hỏi han mới biết làng này và gia đình này chính xác là ngôi làng và dòng họ mà người chồng đã qua đời đã đề cập trong giấc mơ của mình đêm đó.
Cô vội vàng hỏi xem trong gia đình chủ nhân có đứa trẻ nào mới sinh không, và cô đã biết có một đứa trẻ được sinh ra vào đúng đêm mà Lai Tư Mã bị giết. Sau khi bế đứa trẻ, cô thấy bàn tay phải của con bị khuyết 4 ngón.
Thiên thần báo mộng cho Joshep, Chúa Giêsu thoát họa sát thân
Kinh thánh Tân Ước – Phúc âm Ma-thi-ơ ghi lại quá trình mang thai của Đức Trinh Nữ Maria và sự ra đời của Chúa Giê-su. Mary, mẹ của Chúa Giêsu, đã có một giao ước hôn nhân với Joseph, và trước khi họ kết hôn, Mary đã mang thai Chúa Thánh Thần. Vị hôn phu của cô, Joseph, muốn bí mật hủy hôn lễ.
Trong khi Joseph đang suy nghĩ về điều này, một thiên sứ hiện ra trong giấc mơ và nói: “Joseph, con vua Đa-vít, đừng sợ, hãy một mực cưới nàng Ma-ri, nàng sắp sinh ra một người con trai là do thánh linh chuyển sinh tới, hãy đặt tên cho đứa bé là Giêsu, bởi vì đứa bé sẽ cứu dân tộc của mình khỏi tội lỗi của họ, và tất cả những điều này sẽ được thực hiện để ứng nghiệm những gì Chúa đã phán qua các tiên tri, “Sẽ có một trinh nữ, và sẽ thụ thai và sinh một con trai, và họ sẽ gọi nó tên là Emmanuel”.
Sau khi Chúa Giê-su ra đời, ba đạo sĩ từ phương đông đến bái kiến khiến vua Do Thái là Hê-rốt lúc bấy giờ vô cùng hoảng sợ và tàn sát các hài nhi ở Bết-lê-hem, nơi sinh của Chúa Giê-su. Thiên thần báo mộng đã báo mộng cho Joseph, đưa Ma-ri và Chúa Giê-su đến nước láng giềng Ai Cập, thoát khỏi tai họa chết chóc. Gia đình đã không trở lại Israel cho đến sau cái chết của Hêrôđê.
Thánh nhân báo mộng truyền Đạo
Hệ thống nghi lễ và âm nhạc của Chu Công kế thừa văn hóa Trung Hoa, Khổng Tử rất tôn sùng và coi nhà hiền triết Chu Công làm thầy của mình. Ban ngày, Khổng Tử thường nghiên cứu tư tưởng của Chu công tử, ban đêm khi ngủ, ông thường mơ thấy được gặp Chu công và được truyền cảm hứng từ tư tưởng của Chu công.
Khi Khổng Tử về già, ông không còn mơ thấy Chu Công vì tuổi già sức yếu, cơ thể suy kiệt. Vì vậy, Khổng Tử than rằng: “bất quá, ta đã già rồi! Đã lâu rồi, ta không mơ gặp được Chu Công nữa!”
Khổng Tử báo mộng truyền đạo cho Lưu Hiệp
Vào thời Nam Bắc triều, Lưu Hiệp đã viết tác phẩm lý luận văn học đầu tiên của Trung Quốc là “Văn Tâm Điêu Long”, và ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo.
Ông nói trong “Văn Tâm Điêu Long- Lời nói đầu” rằng khi ông ba mươi tuổi, “Tôi nằm mơ được cầm một chiếc bình tế bằng sơn mài đỏ và cùng Trọng Ni đi du lịch về phía nam, và khi tôi thức dậy, tôi rất vui và hạnh phúc”.
Phần kết
Nếu chúng ta biết ý nghĩa của sinh mệnh, không khó để hiểu được tổng thể của những giấc mơ.
“Báo mộng” diễn ra ở một không gian khác, người báo mộng và người nhận tin tức tồn tại ở các thời gian và không gian khác nhau, và thông điệp được truyền đến người nhận tin tức thông qua “báo mộng”.
Những giấc mơ “Báo mộng” rất rõ ràng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có người thân “Báo mộng” để lại di chúc, có thần “báo mộng” để tránh tai họa, thiêng liêng hơn nữa có thiên thần “Báo mộng” để truyền đạt ý muốn của Chúa, và thánh nhân “Báo mộng” để truyền đạo.
Biên dịch Minh Thư
Theo Văn Tư Mẫn – Soundofhope