Chữ “Trung” trong lịch sử đã được danh tướng Nhạc Phi thể hiện ra sao
“Quân sứ thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”, quân đối thần lấy lễ tương ứng, thần sẽ trung thành với quân báo. Trong văn hóa Trung Quốc nhắc tới chữ Trung, tất cả mọi người sẽ nghĩ đến một người, đó chính là Nhạc Phi.
Hoàng đế từng tự tay viết ra bốn chữ “Tinh Trung Nhạc Phi”, như vậy sự trung thành của Nhạc Phi được thể hiện ở điểm nào, chúng ta cùng xem một chút.
Nhạc Phi từ khi còn rất nhỏ đã luyện võ, tương truyền khi ông chưa tới hai mươi tuổi, đã có thể kéo một cây cung lớn nặng ba trăm cân. Ông cũng thích đọc lịch sử cùng binh thư, có thể nói là người văn võ song toàn.
Mẫu thân Nhạc Phi đã xăm chữ “Tinh trung báo quốc” trên lưng ông, cũng có người nói là “Tận trung báo quốc”, ý tứ của bà hy vọng ông có thể dùng hết sức lực của mình bảo vệ quốc gia.
Mà quả thực cả đời Nhạc Phi cũng đã làm như vậy: “Tận trung báo quốc”.
1.Trung thành với đất nước
Đó là một thời đại chiến loạn, tình hình xã hội lúc đó là “Kim binh nam hạ”, quân Kim bắt hoàng đế Bắc Tống là Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông làm tù binh, còn cướp đi rất nhiều nữ quyến hậu cung phi tần, công chúa, dẫn tới Bắc Tống diệt vong. Đây là nỗi nhục Tĩnh Khang nổi tiếng trong lịch sử.
Bên cạn đó con trai thứ chín của Tống Huy Tông là Triệu Cấu chạy trốn đến Ứng Thiên phủ thuộc Nam Kinh, cũng chính là Thương Khâu Hà Nam hiện tại, thành lập Nam Tống, lấy hiệu là Tống Cao Tông.
Nhạc Phi xuất hiện ở thời điểm lịch sử như vậy, vì chống lại “Kim binh nam hạ”, ông dẫn dắt quân Nhạc gia tiến lên phía Bắc, bảo vệ một nửa giang sơn Nam Tống.
Vì giang sơn Đại Tống, ông vào sinh ra vào tử, cả đời đánh 126 trận, chưa bao giờ bại.
Ông dũng mãnh thiện chiến, làm quân Kim liên tiếp bại lui, nghe tin mà sợ mất mật, cảm thán “hám sơn dịch, hám Nhạc gia quân nan” nghĩa là lay núi thì dễ mà lay quân Nhạc gia thì khó.
2.Trung thành với gia đình
Lúc Nhạc Phi mới gia nhập quân đội, mẫu thân bảo ông rằng không cần lưu luyến gia đình hãy tận tâm báo quốc. Nhưng Nhạc Phi không yên lòng, bèn để lại thê tử phụng dưỡng mẫu thân.
Trong chiến loạn, ông từng mất đi tin tức của mẹ già, vì thế mà phái người đi khắp nơi tìm kiếm, rốt cục biết được tung tích của mẹ, ông hao tổn tâm sức, chu toàn đưa mẫu thân đến nơi đóng quân của Nhạc gia quân.
Do nhiều năm trải qua nhiều mưa nắng, gian khổ, mẹ ông bị bệnh triền miên, ăn uống sinh hoạt đều cần người chăm sóc.
Mặc dù việc quân bận rộn, Nhạc Phi vẫn mỗi ngày đều đến chỗ mẹ, hỏi han ân cần. Nhưng mà mẫu thân vẫn không thể qua khỏi.
Nhạc Phi vô cùng thống khổ và khó chịu, cùng nhi tử là Nhạc Vân, chân trần, đỡ linh cữu đi gần ngàn dặm, đem lão mẫu an táng ở Lư Sơn Giang Châu.
3. Trung thành với người dân
Nhạc Phi rất yêu thương dân chúng, lúc hành quân, ông ra lệnh cho quân đội đối với dân chúng “thu hào bất phạm” “đống tử bất sách ốc, ngạ tử bất lỗ lược”, cho dù sợ chết cóng cũng không phá nhà , chết đói cũng không cướp bóc quấy nhiễu dân chúng.
Nhạc Phi mặc dù cả đời chinh chiến vô số, nhưng lại không ham thích giết chóc.
Có một lần, Thành Châu phản loạn, nơi này thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay, Nhạc Phi đi bình định phản loạn, nhưng hoàng đế lại hạ lệnh tàn sát tất cả.
Lúc này, Nhạc Phi không sợ đắc tội hoàng đế mà mấy lần dâng thư lên triều đình, vì dân thỉnh mệnh, nói dân chúng vô tội, chỉ giết kẻ cầm đầu mà xá miễn tội cho người khác.
Hoàng đế cuối cùng nghe theo tấu thiệp của ông, dân chúng nơi đó có thể sống sót, họ sau khi biết thì đối với Nhạc Phi vô cùng biết ơn, vì ông mà xây rất nhiều từ miếu.
Cho đến bây giờ, ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Giang Tây, có nhiều di tích lịch sử như “Đền Nhạc Vương”, “Đền Tinh Trung”. Năm đó, Tống Cao Tông đã tự mình viết một lá cờ gấm “Tinh trung Nhạc Phi” ban cho ông.
4. Trung thành với quân thần
Hà Sơn Đại Tống bị quân Kim chiếm lĩnh, lúc ấy người dân trong tâm đều hy vọng có thể trục xuất quân kim, thu phục lại đất đai bị mất, đón dòng họ hoàng thất bị quân Kim bắt làm tù binh về.
Nhạc Phi cũng vì thế mà một đời chinh chiến, hy vọng có thể rửa sạch nỗi nhục Tĩnh Khang.
Ở trấn Chu Tiên ông lấy năm trăm thiết kỵ, đại phá mười vạn tinh binh của quân địch. Lúc này ông chỉ cách cố đô Biện Kinh bị quân Kim xâm chiếm bốn mươi lăm cây số. Thu hồi Trung Nguyên chỉ là trong tầm với.
Nhưng mà lúc này có lẽ Tống Cao Tông lo lắng sau khi đón Tống Khâm Tông về thì ngôi vị hoàng đế của ông ta không giữ được nữa, có lẽ vì gian thần Tần Cối lúc đó đã xúi giục, dèm pha, hoặc vì nhiều nguyên nhân khác, tóm lại Tống Cao Tông liên tục hạ mười hai đạo kim bài, để cho Nhạc Phi thu quân trở về triều.
Mắt thấy đại công sắp cáo thành, lúc này lại muốn thu quân hồi triều, Nhạc Phi ngửa mặt lên trời thở dài, một khi trở về, thành quả mười năm này liền mặc trôi theo nước, muốn đánh tới nơi này là không thể.
Nhưng mà ông dù sao cũng là mệnh quan triều đình, nghe hay không nghe đây?
Có người nói đang ở bên ngoài, quân lệnh có chỗ không phục, quân Nhạc gia đều nghe lời ông, vì sao ông không thừa thắng xông lên, đánh qua, thu phục lại vùng đất bị mất.
Nhưng mà Nhạc Phi cuối cùng vẫn nghe theo mệnh lệnh của triều đình, thu quân hồi triều.
Vừa nghe nói ông muốn rời đi, dân chúng địa phương nhao nhao khóc lóc nói: “Tướng quân ngài vừa đi, quân Kim lại đến làm sao bây giờ?”
Nhạc Phi cũng tỏ vẻ bất đắc dĩ, chỉ có ở thêm mấy ngày, xác nhận quân Kim không đến quấy nhiễu, mới ban lệnh hồi triều.
5.Trung thành với lương tâm của trời và đất
Sau khi hồi triều, Nhạc Phi bị thu binh quyền, bị gian thần Tần Cối hãm hại, thêu dệt tội danh.
Đối mặt với hình phạt tra tấn, ông thà chết không khuất phục, để lại tám chữ “Thiên Lý Chiêu Chiêu, Thiên Lý Chiêu Chiêu” nghĩa là “thiên lý sáng tỏ, thiên lý sáng tỏ”.
Danh tướng Nhạc Phi rời đi lúc 39 tuổi. Đến nay chúng ta còn có thể cảm nhận được khí khái anh hùng của ông từ những bài thơ sôi nổi, hùng tráng cũng như những nỗi lo lắng, ưu phiền của ông khi chưa thể hoàn thành được những tâm nguyện của mình
“Tráng chí cơ xan Hồ Lỗ nhục, tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết” (Mãn Giang Hồng) thể hiện ý chí cứu quốc của ông.
Hay trích bài thơ “Tiểu Trùng Sơn” là nỗi khổ trong lòng ông trong đêm khuya yên tĩnh:
“Tạc dạ hàn cung bất trú minh
Kinh hồi thiên lý mộng
Dĩ tam canh
Khởi lai độc tự nhiễu giai hành
Nhân tiễu tiễu,
Liêm ngoại nguyệt thông minh”
Tạm dịch:
“Dế lạnh nỉ non suốt tối qua,
Dặm ngàn cơn mộng tỉnh,
Đã canh ba.
Một mình lững thững trước hiên nhà,
Người lặng lẽ,
Ngoài liếp ánh trăng nhoà”.
Ngay cả trong thời cuộc hỗn loạn, triều chính hắc ám, Nhạc Phi vẫn thể hiện một đời tinh trung, không hổ là trụ cột quốc gia, dân chúng, triều đình, và tâm linh hậu nhân sau này vẫn còn ngợi ca, thờ phụng.
Biên dịch Minh Thư
Theo Đường Giai – NTD