Kinh Dịch giảng: 3 sai lầm trong đời không nên mắc phải
Kinh Dịch có câu: “Đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhâm trọng, tiên bất cập hĩ”, tức là đức kém mà địa vị cao, trí tuệ thấp mà mưu sự lớn, quyền lực yếu mà giữ trọng trách, người như vậy không có mấy người không gặp tai họa.
1. Đức kém mà địa vị cao
Người xưa nói: “Đức không tương xứng ắt gặp họa”. Người có đức kém mà địa vị cao thì tai họa chắc chắn sẽ ập đến.
Có một câu chuyện trong “Tự trị thông giám” như sau: Vua nước Tấn là Trí Tuyên muốn chọn một người con trai làm người kế vị. Ông rất quý công tử Trí Dao vì anh ta rất cao lớn, giỏi cưỡi ngựa bắn súng, lại quả cảm kiên nghị và có tài hùng biện. Nhưng Trí Dao lại không đủ nhân hậu.
Quan đại thần nói rằng, nếu người thừa kế là Trí Dao, thần dân nước Tấn chắc chắn sẽ gặp họa. Nhà vua không chịu nghe, vẫn nhất quyết truyền ngôi cho anh ta.
Sau khi Tấn Vương băng hà, Trí Dao lên nắm quyền. Lúc này, ông ta không đối xử tử tế với dân chúng, khắc nghiệt với các đại sĩ phu và chọc giận vua của các nước khác. Cuối cùng nước Tấn bị Hán, Triệu, Ngụy đánh bại, Trí Dao không những bị giết mà gia tộc cũng bị tiêu diệt.
Tư Mã Quang đã rút ra kinh nghiệm từ câu chuyện này rằng “nếu đức không tương xứng thì sẽ có tai họa”.
“Kinh Dịch” nói: “Hậu đức tải vật”
Người quân tử đức phải dày như đất thì mới gánh được vạn vật. Người chức vụ càng cao, nhân cách của họ càng phải chịu được thử thách.
Chỉ khi bạn ở vị trí cao và không có vấn đề gì về tư cách đạo đức thì bạn mới có thể thuyết phục được mọi người, để họ làm tốt công việc của mình.
Nếu một người không có đủ tư cách đạo đức mà lại ở địa vị cao thì địa vị này không những không ổn định mà còn mang đến tai họa cho người đó.
2. Trí tuệ thấp nhưng mưu sự lớn
Nếu bạn muốn có được thứ gì đó, bạn phải có trí tuệ để xứng đáng với nó .
Ngô Dụng đã cướp được lễ vật mừng thọ thái sư và trốn lên Lương Sơn Bạc. Sau này, với tư cách là mưu sĩ số một của Lương Sơn, ông rất được Tống Giang và Tiều Cái trọng dụng. Tuy nhiên Ngô Dụng chỉ vì bản thân mình. Vì lợi ích cá nhân ông ta sẵn sàng hy sinh huynh đệ. Về sau phải treo cổ mà chết.
Lý Gia Thành là một người sống có nguyên tắc và sẽ không đầu tư vào những lĩnh vực xa lạ với mình. Nhiều người cảm thấy ông đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, tuy nhiên Lý Gia Thành không hối tiếc chút nào. Mặc dù có vẻ rất bảo thủ nhưng ông ấy đã trở thành bậc thầy trong giới kinh doanh.
Làm tốt trong khả năng của bản thân không phải là điều dễ dàng, và phát triển ở một nơi mà bạn không hiểu rõ là quá mạo hiểm.
Điều quan trọng là con người phải biết tự nhận thức, không hiểu thì đừng giả vờ hiểu, không kiềm chế được thì đừng dùng vũ lực can thiệp. Chỉ khi trí tuệ phù hợp với tham vọng thì người ta mới có thể bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp.
3. Quyền lực ít nhưng mang trọng trách
Trang Tử có lần kể chuyện rằng, Tề Trang Công đi săn, nhìn thấy một con bọ ngựa chặn phía trước xe. Nó giơ càng ra đấu với bánh xe. Người đánh xe nói: “Loại côn trùng này là như thế, nó tranh giành với những loài khác mà không hề cân nhắc đến khả năng của mình”.
Đây là câu chuyện “cánh tay bọ ngựa giống như cỗ xe ngựa”, được thế hệ sau dùng để miêu tả việc một người đánh giá quá cao khả năng của mình.
Có người dù thực lực của mình không cho phép mà kiên trì chống cự, cuối cùng chỉ có thể gãy vai. Như người xưa vẫn nói: “Kích thước bàn tay của bạn bao nhiêu thì cái bát của bạn sẽ to bấy nhiêu”. Việc cầm cái bát lớn bằng bàn tay nhỏ không chỉ khó khăn mà còn dễ làm rơi vỡ bát.
Hãy làm mọi việc theo khả năng của mình và ước muốn nằm trong tầm kiểm soát của mình. Khi sức mạnh của bạn không đủ, bạn có thể tích lũy, bồi dưỡng nó trong im lặng. Hành động hấp tấp sẽ chỉ hủy hoại bản thân mà thôi.
Điều khó khăn nhất trong cuộc sống là hiểu chính mình. Đời người chỉ giống như một khoảnh khắc thoáng qua, vì vậy đừng đặt mục tiêu quá cao và cũng đừng kỳ vọng quá nhiều. Hãy tìm đúng vị trí của mình, làm những gì bản thân nên làm và có thể làm. Hãy sống một cuộc sống nhàn nhã và thoải mái, đó là hạnh phúc lớn nhất.
Nguồn: Secretchina (Văn Lệ).