Phúc cho gia đình chồng là có một nàng dâu hiền đức, hiếu thuận

con-dau-nha-nguoi-ta-cau-chuyen-y-nghia-nhan-van-sau-sac

“Hiếu” là nền tảng để làm người, là đạo làm người trong thiên hạ. Khổng Tử nói: “Chữ Hiếu lấy việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ vua, sau là lập thân”, cũng giống như “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu có trở nên tốt đẹp được hay không, phần nhiều phụ thuộc vào tấm lòng thiếu thuận, đức hạnh cũng như sự chân thành của người con dâu. Cổ nhân có câu: “Con dâu hiền quý hơn con gái”, lại cũng nói: “Gia đình có nàng dâu hiếu thảo thì hưng thịnh ba đời”.

Gánh nước sông xa dâng mẹ, cảm động Trời cao

Khương Thi, sinh vào đời nhà Hán, có vợ là Bàng Thị, hai vợ chồng đều rất hiếu thảo với mẹ. Mẹ chồng muốn uống nước sông, Bàng Thị hằng ngày dạy sớm đi gánh nước sông về dù con sông ở khá xa nhà về cho mẹ chồng dùng.

Mẹ muốn ăn cá tươi, Khương Thi không nề hà rét mướt, đi bắt cá đem về làm món ăn dâng lên mẹ. Thấy mẹ ở nhà một mình, sợ mẹ buồn bực, hai vợ chồng thường đến nhờ hàng xóm qua chơi, chuyện trò với mẹ cho vui tuổi già.

Về sau, bên cạnh nhà tự nhiên sinh ra một dòng suối ngọt, nước suối có mùi vị y như nước sông và hằng ngày lại có 2 con cá chép từ suối nhảy ra. Từ đó Khương Thi không cần đi xa để lấy nước.

Người ta cho rằng, lòng hiếu thảo của vợ chồng Khương Thi làm cảm động tới Trời cao nên Trời khiến sinh ra suối và cá như thế.

“Hiếu” là nền tảng để làm người, là đạo làm người trong thiên hạ. Ngày nay, trong những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có rất nhiều câu chuyện về hiếu thuận với người cao tuổi, gia đình hòa thuận.

Nàng dâu trăm năm mới có một người

Ngày 17 tháng 1 năm 2021, một số học viên Pháp Luân Công ở Đài Trung, Chương Hóa, Nam Đầu, Vân Lâm, Gia Nghĩa và một số huyện thị Đài Loan đã tổ chức hoạt động giao lưu học Pháp, trong đó có một giáo viên tiểu học tên là Cố Minh Huệ, tu luyện 16 năm, chân thành đối xử tốt với mẹ chồng, xử lý mọi việc đều làm theo ý của mẹ chồng, để quan hệ mẹ chồng nàng dâu của cô ngày càng tốt đẹp.

Cô nói: Sau khi ở chung với bố mẹ chồng, phải thích nghi với lối sống khác trước, cảm thấy áp lực rất lớn. Đặc biệt là mẹ chồng cô rất thích sạch sẽ, mẹ chồng mong muốn cô có thể làm mọi việc trong nhà theo thói quen của mình, như trình tự làm việc hoặc chi tiết xử lý công việc đều phải làm theo yêu cầu của mẹ chồng. Lúc mới đầu, trong lòng cô không tránh khỏi sự tủi thân, oán hận, nhưng cô đã từ trong Pháp nhận thức ra được, muốn đạt được Chân-Thiện-Nhẫn cần phải đề cao tâm tính của mình. Cho nên, cô yêu cầu bản thân mình phải buông bỏ những cảm xúc không tốt, cảm thông cho mẹ chồng, chân thành đối đãi với mẹ chồng, đối xử tốt với mẹ chồng.

Cô giáo Cố Minh Huệ cảm ơn Đại Pháp, vì tu luyện Đại Pháp, khiến cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của cô càng ngày càng tốt lên.

Cố Minh Huệ luôn cố gắng trong mọi việc để đáp ứng yêu cầu của mẹ chồng. Trong quá trình này, cô chiểu theo những chỉ dạy trong Pháp lý của Đại Pháp, buông bỏ quan niệm của mình, thay đổi thói quen của mình. Đồng thời, yêu cầu bản thân “thiện thêm một chút, từ bi thêm một chút”. Cô phát hiện ra, mình lại trở nên thoải mái và dễ chịu hơn, mà ở chung với mẹ chồng cũng thấy thoải mái hơn, cô thật lòng rất quý mến mẹ chồng.

Tất cả những điều này thì những người xung quanh đều có thể thấy được. Chồng của cô nói: “Chỉ có em mới làm được như vậy”. Anh cũng nói với mẹ mình: “Con dâu như cô ấy, chắc cả trăm năm mới có một người”. Bố chồng nói: “Luyện Pháp Luân Công rất tốt, tu dưỡng rất tốt”. Ông thường hay khen ngợi con dâu mình với mọi người. Ngay cả các tiểu thương ở ngoài chợ cũng nghe nói, tán dương sự hiếu thuận của cô.

Lan Hòa biên tập
Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: