Blog
Về già dù yêu con đến mấy cũng không nên giúp 4 việc này
Khi con người ta về già, trọng tâm của gia đình cần chuyển dịch, cha mẹ cần học cách “khoanh tay đứng nhìn”, bốn kiểu bận rộn sau đây cần có chừng mực.
Suy nghĩ một cách nghiêm túc, một gia đình tốt cần phải được quản lý, và đó không phải trách nhiệm của một người, cũng không thể để tất cả mọi việc đều do cha mẹ sắp đặt.
Nhà văn Victor Hugo nói: “Vòng tay của người mẹ hiền được làm bằng tình yêu thương, làm sao con có thể không ngủ say trong vòng tay đó?”
Đúng là cha mẹ thương con, không mong đền đáp lại điều gì, cũng là điều sưởi ấm lòng người nhất.
Nhưng, nhìn theo cách khác, con cái phải làm thế nào để phụng dưỡng cha mẹ?
Nghiêm túc mà nghĩ, một gia đình tốt cần phải được quản lý. Đây không phải trách nhiệm của một người, cũng không thể tất cả mọi việc đều do cha mẹ ôm đồm.
Khi con người ta về già, trọng tâm của gia đình cần chuyển dịch, cha mẹ cần học cách “khoanh tay đứng nhìn”, bốn kiểu bận rộn sau đây cần có chừng mực.
Thứ nhất, không nên phụ giúp việc nhà trong thời gian dài
Cha mẹ nên ở riêng với con cái, cha mẹ không phải là bảo mẫu.
Một số người so sánh mẹ với “con quay”. Quanh năm, mẹ nếu không tất bật trong bếp, thì lại ở ngoài vườn trồng rau. Vào những dịp lễ tết, mọi người đều được nghỉ ngơi, nhưng mẹ còn bận hơn.
Sau khi bố về hưu, cũng tham gia vào đội ngũ “con quay”, giúp chăm cháu, đưa đón cháu đi học, đi chợ, học nấu ăn, bận bịu cả ngày.
Một số cô con dâu khi về nhà chồng không biết làm việc nhà, thậm chí còn chỉ tay sai bố mẹ chồng. Nhìn thức ăn trên bàn, kén chọn đủ kiểu, cho rằng khẩu vị không ngon, không có món nào cô thích.
Tất nhiên, cũng có một số bố mẹ đảm đương mọi việc nhà cho con. Họ lo con làm việc mệt vất vả, cũng mong con rể có thể phụng dưỡng khi về già.
Nhà là nơi trú ẩn an toàn cho gia đình, không phải là nơi an nhàn của riêng cá nhân. Việc nhà không phải trách nhiệm gắn với người già mà do hai thế hệ cùng đảm nhận.
Có câu rằng, cây lớn cần chia cành, người lớn nên ở riêng.
Khi các con lớn lên và lập gia đình, đó là một gia đình khác. Khi cha mẹ đến nhà con cái cũng giống như đi thăm họ hàng, làm việc nhà là giúp đỡ, chứ không phải là phải như vậy.
“Chín người mười ý”, người già dù có làm bao nhiêu việc nhà cũng không nhất định vừa ý con cháu. Tốt nhất là nên ăn uống riêng và sinh hoạt ở nhà riêng mỗi người.
Nếu người con thực sự quan tâm đến cha mẹ, họ sẽ tranh làm việc nhà và để cha mẹ nghỉ ngơi, chứ không phải chỉ tay và coi cha mẹ như bảo mẫu hay người giúp việc.
Thứ hai, đừng giúp con cái đưa ra những quyết định lớn
Mỗi người cần tự kiểm soát cuộc sống của mình.
Như có câu: “50 không xây nhà, 60 không trồng cây”.
Nói cách khác, sau khi cha mẹ bước qua tuổi 50, không nên bận tâm đến chuyện xây nhà, an cư lạc nghiệp, đây là việc của thế hệ trẻ; nếu trồng cây thì thân sẽ không chịu nổi, nên đừng khinh xuất.
Dù cho nói rằng người xưa trồng cây, thế hệ sau được hưởng bóng mát. Nhưng nếu không làm được thì chỉ có thể đành “bó tay”. Nếu ở tuổi trung niên, cha mẹ có thể lo cho con cái học hành, chăm lo cho cuộc sống hôn nhân và công việc của con thì đã tròn trách nhiệm. Sau khi chăm sóc và nâng đỡ con một chặng, con đường dài phía trước các con sẽ cần tự bản thân bước đi.
Chị họ tôi sau khi kết hôn không hòa hợp được với chồng, thường xuyên đòi ly hôn. Mẹ của chị họ tôi nói: “Nếu không thể chịu nổi thì trở về nhà mẹ”.
Người chị họ mang con về nhà mẹ đẻ nhưng lại khiến cho mâu thuẫn vợ chồng càng tệ hơn, thật là cưỡi hổ khó xuống.
Các vấn đề hôn nhân, phát triển sự nghiệp, nơi ở, việc học hành và chọn nghề của con cháu, người già chỉ có thể tư vấn chứ không thể quyết định. Việc quyết định nên giao cho con, bản thân nên thả lỏng, và con cái sẽ không trách móc cha mẹ “quá khuôn mẫu”.
Ai đó đã nói: “Thế giới là của bạn và cũng là của chúng ta, nhưng xét cho cùng vẫn là của bạn”.
Con cái sẽ nhìn thấy một tương lai xa hơn mà cha mẹ không nhìn thấy được, vì vậy đừng nắm giữ nửa đời sau của con, hãy buông tay mới là tình yêu đích thực.
Thứ ba, đừng giúp con cái gánh hết nợ
Giữ số tiền có trong tay, đừng để không có đường lùi.
Chúng ta thường nói: “Nợ cha, con trả”.
Tất cả là người một nhà, tiền của cha cũng là của con, và cha mẹ nợ gì con nên có trách nhiệm.
Vậy ngược lại, cha mẹ có cần gánh những món nợ của con cái không? Nên nhìn cả hai khía cạnh. Khi con cái muốn phát triển sự nghiệp thì cha mẹ nên ủng hộ; khi con cái làm việc xấu, nợ cờ bạc, phạt vạ,… thì nên cha mẹ nên bỏ qua, đừng quản; khi con lập nghiệp gặp thất bại và nợ nhiều tiền, cha mẹ nên quan tâm, nhưng không thể ôm tất cả, chỉ cố gắng hết sức là tốt rồi.
Một trong những người em họ của tôi sống ở ngoại ô thành phố và đã vay tiền để mua một chiếc xe hơi. Cha mẹ cậu ấy đã đứng ra trả nợ, cậu ấy đã không hề biết ơn mà còn cho rằng cha mẹ mình không có bản lĩnh, phải làm như vậy.
Buổi sáng, cậu ấy lái xe ra ngoài ăn sáng, còn bố mẹ gánh giỏ đi bán rau. Giữa hai thế hệ hình thành một sự tương phản hoàn toàn. Hành động của cha mẹ góp phần tạo nên sự “kiêu ngạo” của con.
Khi về già, đừng lúc nào cũng mong con chăm sóc, mà hãy giữ lại một số tiền đề phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Con chăm sóc bố mẹ là rất có hạn.
Thứ tư, không giúp con che đậy lỗi lầm
Hãy để con tự chịu trách nhiệm với sai lầm gây ra và rút kinh nghiệm.
Trong tập thứ hai của phim “Dự thế ngôn minh”, có một người đàn ông tên là Kim Hiếu, kiếm sống bằng nghề bán dầu.
Một ngày nọ, Kim Hiếu đến túp lều tranh và nhặt được một túi bạc, tổng cộng là 30 lượng. Anh mừng rỡ, cầm tiền đi về nhà. Bao năm làm việc chăm chỉ, anh ấy cũng không thể kiếm được số tiền nhiều như vậy.
Khi mẹ của Kim Hiếu biết được chuyện này, bà đã nói: “Giàu nghèo là số phận. Con không biết rằng có số nhặt được tiền thì cũng có số tiêu tiền sao…”
Sau một hồi thuyết phục khó khăn, Kim Hiếu đã chủ động ra ngoài tìm chủ nhân của số tiền.
Người xưa nói: “Thế gian xoay chuyển như bánh xe quay, may rủi trước mắt chưa phải là thật”.
Không nhặt của rơi là một đức tính tốt, nhặt tiền không trả là thiếu đạo đức. Là bậc cha mẹ, làm sao có thể nhìn thấy tiền sáng mắt và che đậy cho “lòng tham” của con? Làm sao có thể là đồng phạm với con?
Là cha mẹ nên nhìn ra nhân quả thấu đáo hơn, và đừng mù quáng bảo vệ những khuyết điểm cho con. Cha mẹ phải hiểu rằng nếu hôm nay để cho con khổ một chút thì sau này chúng sẽ đi theo con đường đúng đắn và nhớ mãi.
Che đậy sai lầm, giúp đỡ như vậy chắc chắn là “gây thêm phiền phức”, không có phân biệt giữa đúng và sai.
Như có câu: “Nuông chiều quá thì con hư, nghiêm khắc nuôi con hiếu thảo”.
Cha mẹ yêu thương con cái, đây là tình cảm không thể xóa, nhưng tình yêu thương cần phải đúng mực, không nên trở thành “quá giới hạn”.
Khi cha mẹ già, con cái cũng sẽ lớn lên. Đôi cánh cha mẹ ban cho con nên phát huy tác dụng, chứ không phải cha mẹ vẫn đang kiểm soát như cũ.
Đại bàng già lật tung tổ trên vách đá, còn đại bàng non bay lên không trung và học cách sinh tồn; người già phân rõ “nhà con, nhà cha”, những đứa con trưởng thành cũng trở thành cha mẹ và gánh vác trách nhiệm.
Có một câu nói rất hay: “Ta chỉ có thể đưa con đến đây, con phải tự mình đi đoạn đường còn lại, đừng ngoảnh lại”.
Con đường đời mỗi người đi qua, không ai có thể quay đầu lại, hãy cứ thuận theo mà đi mới là đúng.
Nguồn: ntdvn (Minh An)